Câu chuyện pháp luật: “Hành trình” 12 năm trốn nã của một cán bộ địa chính xã
Ngày 3.8, cụ Oki Toshiyuki (83 tuổi, du khách Nhật Bản) muốn được ngắm nhìn Sài Gòn khi còn vắng xe cộ nhưng lại có một trải nghiệm… ngỡ ngàng khi “phải” trả 2,9 triệu đồng cho một cuốc xích lô 5 phút.
Dù vậy khi trả lời Thanh Niên, cụ vẫn luôn miệng nói xin lỗi vì không hỏi giá trước.
Cụ Oki (ngoài cùng, bên trái) chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình ở phố đi bộ Nguyễn Huệ NVCC
Kể lại với PV Thanh Niên vào chiều 3.8, cụ Oki (sống ở Tokyo) cho biết cụ cùng con dâu cả và 2 cháu nội đến TP.HCM vừa để đi du lịch vừa thăm con trai út hiện đang sinh sống ở TP.HCM. Đây là lần thứ 5 cụ đến Việt Nam kể từ khi con trai út của cụ lập gia đình và chọn TP.HCM làm quê hương thứ 2 cách đây hơn 10 năm.
Cụ Oki chọn khách sạn Liberty Central Saigon Riverside (P.Bến Nghé, Q.1) trên đường Tôn Đức Thắng (gần đường Nguyễn Huệ) để tiện đi lại ở khu trung tâm lại dễ qua lại nhà con trai cụ – một nhiếp ảnh gia có tiếng người Nhật đang sống ở Q.4.
Cụ Oki cho PV Thanh Niên xem cuốn nhật ký du lịch, mỗi ngày cụ đều ghi lại hành trình và chi phí M.Đ
Theo lời cụ kể, khoảng 6 giờ sáng cụ ra khỏi khách sạn, định bụng đi bộ dạo chơi loanh quanh gần đó. Đi được vài bước thì một anh xích lô đến gần, rồi anh này nói gì đó nhưng cụ chỉ cười. Anh này cứ đẩy xe đi theo cụ và trao đổi bằng tiếng Anh… bồi. Khi đến gần chợ Bến Thành thì anh xích lô tỏ ý muốn chở cụ về khách sạn và cụ đồng ý.
Cụ kể lại, trên đoạn đường ngắn từ đó về lại khách sạn, cụ rất cảm kích trước ý tốt của anh xích lô và có ý định sẽ gởi anh 500 ngàn đồng để cám ơn khi đến nơi. Tuy nhiên, anh xích lô chỉ thả cụ gần khách sạn, cụ rút bóp ra, lấy 1 tờ 500 ngàn đồng đưa cho anh này thì anh này… tỏ ý đòi thêm. Cụ cũng đồng ý, nhưng người già tay chân chậm chạp, chưa kịp lấy thêm tiền thì anh xích lô thò tay vào bóp cụ, lấy hết 5 tờ 500 ngàn và 2 tờ 200 ngàn của cụ rồi bỏ đi.
Khi kể lại với PV Thanh Niên, cụ còn cho xem cuốn nhật ký đi du lịch của cụ, vẽ ra đoạn đường đi xích lô và ghi chi phí… 2,9 triệu đồng.
Cụ Oki cùng con cháu khám phá TP.HCM NVCC
Tuy nhiên, cụ Oki luôn nhận lỗi về mình khi nói về sự việc xảy ra vào ngày cuối cùng của chuyến du lịch. “Lỗi là tại tôi không hỏi giá trước khi lên xe”, cụ nói. Cụ cho biết muốn kể lại sự việc này là vì không muốn hình ảnh TP.HCM bị xấu đi trong mắt du khách nước ngoài bởi nạn chặt chém như thế. Kinh nghiệm cụ rút ra sau sự việc này, theo cụ, là nên tấp vào chỗ công cộng nào đó như khách sạn, nhà hàng hay nhà sách để nhờ hỗ trợ.
Video đang HOT
Cụ Oki chơi bóng bàn tại CLB TDTT Đa môn ở đường Nguyễn Du (TP.HCM) NVCC
Với cụ, đây chỉ là một sự cố nhỏ của chuyến du lịch Việt Nam kéo dài từ ngày 29.7 đến 4.8 và cũng là một bài học về sự cẩn thận đối với du khách. Đúng là một kỷ niệm không thể quên trong ngày cuối cùng khám phá TP.HCM, nơi cụ rất ấn tượng với lối sống mê tập thể dục, thích chơi thể thao của nhiều người. Trong những ngày ở đây, cụ tranh thủ đến các câu lạc bộ thể thao như Trung tâm TDTT Quận 1 để chơi cầu lông và CLB TDTT Đa môn để chơi bóng bàn.
Chia sẻ thêm về chuyến du lịch Việt Nam lần này, cụ Oki cho biết đã đi thăm Vịnh Hạ Long trước khi vào TP.HCM.
Chuyện du khách nước ngoài bị chặt chém khi đi lại hay mua sắm ở TP.HCM không phải là chuyện… lạ. Một bạn đọc của Báo Thanh Niên - chị Thu Trâm (ngụ Q.7) cho biết vừa rồi trong lúc dẫn bạn là người nước ngoài đi dạo Sài Gòn thì chị nhìn thấy cảnh 2 người phụ nữ nước ngoài (sau này hỏi ra thì biết là người Pháp) bị 2 người chạy xích lô “gây khó dễ” ở ngã tư Nguyễn Du – Pasteur. Chị liền chạy đến hỏi thăm thì bị… chửi. Chị Trâm cho biết chị phải “lên gân” trả lời với 2 người chạy xích lô là có cần chị gọi dân phòng đến làm việc không thì 2 người này mới “buông tha” 2 nữ du khách, lấy mỗi người 1 tờ 500 ngàn rồi… đi.
Theo thanhnien
Những phận đời mưu sinh trong đêm mưa bão Hà Nội
Màn đêm ngày 3-8 buông xuống, ánh sáng đèn cao áp chiếu xuống những góc phố ở TP Hà Nội cũng là lúc những con người lao động dầm mình, nhọc nhằn mưu sinh trong một đêm mưa bão.
Đêm về khuya ngày 3-8, những cơn gió kèm theo cơn mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3. Hà Nội chìm dần trong giấc ngủ.
Dưới ánh đèn vàng héo hắt, những dáng người vội vã trở về nhà sau một ngày mệt mỏi, những du khách cũng liêu xiêu trở lại khách sạn sau khi kết thúc cuộc vui. Từ anh xe ôm, chị nhặt rác, đến cả những người bán hàng rong, tất cả đều lầm lũi, cần mẫn đội mưa gió lao động giữa đêm khuya. Với họ, đã bao năm nay, đêm là thời điểm để mưu sinh nên dù mưa gió bão bùng hay tạnh ráo công việc của họ vẫn tiếp diễn.
Năm nay đã gần 50 tuổi, bà Bình vẫn đẩy xe bán hoa quả đi khắp các tuyến phố trong nội thành Hà Nội. Bắt đầu từ 5 giờ sáng, kết thúc khoảng 24 giờ khuya mới về. "Kiếm tiền giờ khó lắm chú ơi, đêm hôm mất ngủ, rét mướt, bụi đường mà hôm đông khách thì được một đôi trăm ngàn, hôm ít chỉ được mấy chục thôi" - bà Bình chia sẻ.
Ngoài những người lặng lẽ mưu sinh trong đêm tối như chị Hoa, bà Bình, trong cái sự tĩnh lặng của đêm Hà Nội, vẫn còn đó cảnh hối hả, nhộn nhịp của những thương lái mang đủ loại hàng hóa rau quả, thịt cá đang đổ về các khu chợ. Niềm vui với họ là những đồng tiền kiếm được bằng chính sức lao động của mình, những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi mằn mặn, như hôm nay thấm đẫm cả nước mưa.
Nhìn những người nhặt ve chai tìm kiếm những mẩu phế liệu trong rác thải, trong tôi bỗng trào lên nỗi niềm khôn tả. Đêm nào cũng thế, họ hết đi ngõ ngách này đến ngõ ngách khác, nhặt nhạnh từ rác thải những đồ bỏ đi có thể bán được. Thấy chúng tôi chụp hình, một người đàn ông dáng người nhỏ thó cười nói: "Nhặt ve chai cực lắm! Bới rác cả đêm tìm thứ họ bỏ đi mà chụp ảnh làm gì!".
Về đêm, những ánh đèn nhiều màu sắc phản chiếu xuống mặt đường trong ngày mưa
Cơn mưa nặng hạt, hai người phụ nữ bán hàng rong đang ngồi nghỉ ngơi dưới mái hiên
Trong đêm cơn mưa dày hạt hơn, lượng khách càng ngày ít đi nên thu nhập những ngày này ít hơn hẳn so với những ngày khác
Những xe hàng rong trong đêm mưa bão còn đầy hoa quả
Một vị khách nước ngoài cũng đội mưa mua chút trái cây
Khuya muộn, trong khi nhiều người đã yên giấc, người đàn ông này vẫn đội mưa lục túi rác trên đường Hàng Mã, để nhặt ve chai
Phút giải lao ít ỏi của người phụ nữ bán hàng rong đang chờ cơn mưa tạnh
Dù thời tiết khắc nghiệt đến đâu, những người lao động đêm vẫn phải làm công việc thường ngày của mình
Những bữa cơm bụi, ăn vội của những người bán hàng rong trên phố Hà Nội
Nhọc nhằn mưu sinh dưới trời mưa trong đêm
Xích lô trong những ngày này ít nhộn nhịp hơn
Những công nhân môi trường đô thị vẫn miệt mài thu gom rác trong đêm, từng nhát chổi nặng trĩu dưới mưa
Phóng sự ảnh: Ngô Nhung
Theo nld.com.vn
Ga Huế - một chốn đi về Đến với xứ Huế mộng mơ là ngỡ như lạc vào chốn kinh đô đầy cổ kính với những đền đài, cung điện và cả dòng sông Hương hiền hòa. Và đặc biệt, du khách không thể bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng, khám phá vẻ kiến trúc độc đáo của Nhà ga Huế. Dù cho bao nhiêu thăng trầm của lịch sử,...