Câu chuyện Phạm Xuân Ẩn như mới hôm qua
Đúng ngày 20.9.2006, nhà tình báo vĩ đại Phạm Xuân Ẩn ra đi giữa trời mưa rả rích. Và ngày 20.9 năm nay, trời vẫn mưa như 7 năm về trước
Nhiều người là đồng đội, là thầy, là bạn, và cả những người không quen biết đến viếng thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn trong một chiều mưa – Ảnh: Hoàng Quyên
“Chim ngưng hót, chó tru buồn
Nền trời ảm đạm giọt mưa tuôn
Tôi đến tiễn anh lòng nặng trĩu
Nhớ đoạn đời qua giữa Sài Gòn…”
Cũng trong cảnh tiêt trời ảm đạm, mưa rơi không ngừng, đại tá Tư Cang, Cụm trưởng Tình báo H63, hồi tưởng đến tình cảnh ngày này năm xưa, lúc ông buồn thương làm nên bài thơ này tiễn bạn.
Nửa thế kỷ, như mới ngày hôm qua…
Mặc dù đã ở cái tuổi 92, chân đứng không vững, tay run run, nhưng nhà chỉ huy tình báo chiến lược Trần Quốc Hương ( Mười Hương) vẫn bước ra khỏi xe lăn, đi đến viếng mộ phần của học trò mình, thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, ở Nghĩa trang Thành phố (TP.HCM).
Ông Mười Hương chống gậy, rời xe lăn đến trước mộ phần người học trò năm xưa – Ảnh: Hoàng Quyên
Dưới cơn mưa lất phất, ông Mười Hương đứng lặng im trước di ảnh của học trò, đôi mắt đỏ không giấu được nỗi nhớ thương.
Đứng cạnh ông, một người học trò khác, cũng là người chị, người bạn thân với thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, là bà Nguyễn Thị Yên Thảo ( Tám Thảo), năm nay 85 tuổi.
Không giữ được vẻ điềm tĩnh như ông Mười Hương, bà Tám Thảo thỉnh thoảng chậm châm nước mắt chực trào. Sau khi viếng ông Ẩn xong, bà Tám Thảo không giấu được xúc động, nói: “Dù hơn mấy chục năm trôi qua, nhưng hình ảnh về ông ấy rất thân quen, cảm giác như mới ngày hôm qua thôi”.
Bà Tám Thảo kể về người bạn Phạm Xuân Ẩn thuở nào – Ảnh: Hoàng Quyên
Cũng là một nhà tình báo, được ông Ẩn hướng dẫn và làm việc những năm 1960, bà thổ lộ: “Những ngày ấy, nhờ có ông Ẩn hướng dẫn tôi rất nhiều, nhưng khi nói đến, ông ấy không nhận mà nói không thể nào bì được với công ơn tôi dành cho ông ấy những lúc khó khăn, vất vả”.
Video đang HOT
Đôi mắt rươm rướm nước, bà nói về ông Ẩn, kể về những câu chuyện ngày xưa khi ở chiến khu, khi ở trong lòng địch…
Chúng tôi, những người sống trong thời bình không thể nào hiểu hết, càng không thể thấm thía nỗi vất vả, chịu đựng cực khổ của những người tình báo năm xưa.
Chỉ biết rằng, nói về nghề tình báo, ông Mười Hương vỏn vẹn: “Nghề này phải dũng cảm lắm. Nếu có con tôi cũng không dám cho theo”.
Vậy mà ông Phạm Xuân Ẩn, không những là một nhà tình báo, mà còn là nhà tình báo giỏi. Ông Mười Hương nhắc lại câu nói của Bác Hồ ngày nào: “Nó (ông Phạm Xuân Ẩn – PV) giỏi lắm! Đọc những gì nó viết về Mỹ mà tưởng như đang ở Mỹ”.
Ông Mười Hương, người thây của nhiêu nhân vât tình báo nôi tiêng nghĩ về người học trò – nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn. Ảnh: Hoàng Quyên
Đứng giữa nghĩa trang vắng lặng, anh Lê Hoàng Tuấn, một người lính trẻ không cùng thời với thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, cao hứng cất lên những khúc nhạc bi tráng thời chiến tranh. Anh vừa đàn, vừa hát, bắt nhịp cho những người khác cùng hát theo.
“Tôi chỉ là một người của thế hệ sau, đã đọc cuốn sách về cuộc đời thiếu tướng đến 3 lần. Và dù đọc nhiều lần nhưng có nhiều thứ vẫn chưa thể hiểu hết, mà phải suy tư rất nhiều”, anh Tuấn bày tỏ.
Trong đoàn người đến viếng thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, có những người không cùng thế hệ, chưa một lần được gặp mặt ông, nhưng đứng trước di ảnh ông, ai nấy kính phục thắp nén nhang vì không thể nói nên lời.
Mối thân tình cách nửa vòng trái đất
Sau buổi viếng mộ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, trong khách sạn Continental Saigon (TP.HCM), nơi thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn từng công tác, tối cùng ngày, câu chuyện về mối thâm tình giữa những người bạn cách nửa trái đất được khơi lại…
Điều đặc biệt trong buổi gặp gỡ tại khách sạn Continetal Saigon, do Firstnews – Trí Việt tổ chức, có mặt giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman. Ông trò chuyện thông qua màn hình trên máy tính vì không thể về Việt Nam đúng dịp này.
Giáo sư Larry Berman, người viết về cuộc đời thiếu tướng tình báo
Phạm Xuân Ẩn trong cuốn X6 – Điệp viên hoàn hảo, xúc động trên màn ảnh
khi nhìn thấy những người đồng đội của bạn mình ở cụm tình báo H63
- Ảnh: Hoàng Quyên
Ngoài trời vẫn mưa, nhưng khán phòng khách sạn như ấm lại, hình ảnh giáo sư Berman trên màn hình với ánh mắt hết sức thân tình, gần gũi. Giáo sư mở lời: “Tôi rất vui khi được gặp gỡ mọi người, rất cám ơn những người bạn ở Cụm Tình báo H63 đã che chở cho người bạn của tôi (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn)”.
Chiếc bàn kế bên giáo sư là di ảnh người bạn thân được ông trân trọng đặt lên. Giáo sư Berman bày tỏ rất vinh dự khi sách của ông được dịch và hứa hẹn sẽ làm một bộ phim về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn trong thời gian tới, để cuốn sách về cuộc đời nhà tình báo Việt Nam lẫn bộ phim sẽ được lan rộng ra trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.
Bảng đồng khắc những dòng chữ của giáo sư Larry Berman về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
ở khách sạn Continental Saigon được khánh thành và đặt tại khách sạn để kỷ niệm
những ngày tháng thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn sống và làm việc tại đây – Ảnh: Hoàng Quyên
Khi ông ngưng nói, người dẫn chương trình giới thiệu đến ông những người bạn ở Cụm Tình báo H63 có mặt trong khán đài là ông Mười Hương, bà Tám Thảo, đại tá Tư Cang…
Đến đây, đôi mắt giáo sư Berman chùng xuống, không nói nên lời, khuôn mặt của ông hết sức xúc động.
Trong khoảnh khắc ấy, ông Tư Cang cầm lấy micro nói “Đêm nay tôi vui lắm khi được nghe tiếng ông nói” xóa đi bầu không khí trầm lặng.
Đại tá Tư Cang trò chuyện cùng ông Berman như những người bạn già rất thân tình, dù họ ở cách nhau đên nửa vòng trái đất – Ảnh: Hoàng Quyên
Ông Berman chưa hết xúc động, qua màn hình máy tính, ông trìu mến nhìn ông Tư Cang rồi thốt lên: “Ông Tư Cang ơi, ông luôn là một người đặc biệt trong trái tim tôi”.
Đến lúc này, người không thốt nên lời lại là ông Tư Cang. Tính tình hào sảng là thế, nhưng lúc này đây, ông Tư Cang chỉ biết nhìn ông Berman, cảm tưởng như mối tình giữa hai người bạn già cách nửa vòng trái đất đã nặng thêm.
Ông Berman cũng không quên nhờ ông Tư Cang chỉ ông cách bắn trúng đích chuẩn xác mà ông từng làm và hứa sẽ về Việt Nam, để viết về từng người trong Cụm Tình báo H63, đặc biệt là ông Tư Cang.
Đại tá Tư Cang xúc động đọc bài thơ năm nào tặng người đồng đội Phạm Xuân Ẩn – Ảnh: Hoàng Quyên
Nếu như cách đây 7 năm là nỗi buồn trầm mặc của những người bạn của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn thì hôm nay, không khí ấm áp trong khán phòng khiến những người có mặt năm xưa vơi đi nỗi buồn ngày nào.
Hôm nay, ông Tư Cang nhắc lại bài thơ tiễn bạn:
“… Xuân Ẩn từ nay ẩn thật rồi
Bạn bè thương tiếc mãi khôn nguôi”
Cùng với người thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, những người thầy, người bạn của ông hôm nay, vẫn cùng ông nối sợi dây tình thân giữa hai nước.
Như là, chiến tranh chưa từng đi qua…!
Hoàng Quyên – Tấn Cư
Theo TNO
Những giọt nước mắt của ông Mười Hương
"Trong lịch sử tình báo ta, câu chuyện ly kỳ như Phạm Ngọc Thảo là hãn hữu, nếu bỏ qua không nghiên cứu đến nơi đến chốn là thiếu trách nhiệm đối với công cuộc tích tụ kho tàng tình báo Việt Nam" (Lời tướng Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí), nguyên Thủ trưởng Cơ quan tình báo Miền)
Tấm hình đăng kèm theo đây do nhà báo Chin Kah Chong của hãng tin Pan-Asia Newspaper Alliance (PANA News) của Nhật Bản chụp Phạm Ngọc Thảo mang lon đại tá quân đội Sài Gòn lúc chỉ huy cuộc đảo chính ngày 19.2.1965 lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh. Ông Chin đã gửi tặng tấm hình cho chúng tôi trong dịp sang lại Việt Nam cách đây không lâu. Ông bảo ông đã hai lần gặp Phạm Ngọc Thảo, ông kể lại không khí của cuộc đảo chính mà ông trực tiếp chứng kiến hồi đó, nhưng ông không lý giải được về hoạt động của vị đại tá này dù ông rất ngưỡng mộ.
Giữa một rừng gươm giáo hiểm ác, ông như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, bên phải thì địch muốn giết, bên trái thì ta cũng muốn giết. Ông hiên ngang lật ngửa ván bài và "chơi" tới tận cùng
Cho đến nay, Phạm Ngọc Thảo vẫn còn là một bí ẩn khó có thể giải mã. Không phải vì xung quanh ông vẫn còn những bí mật quân sự, cũng không phải xung quanh ông có những điều "nhạy cảm" khó nói. Khó giải mã là do tầng tầng lớp lớp những biến cố lịch sử, những quan hệ, sự thiên biến vạn hóa của chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật, nghệ thuật chiến tranh tồn tại trên chiến trường, trên chính trường và trong cuộc sống nhưng nằm ngoài sách vở và các bản tổng kết.
Sau khi bộ phim nổi tiếng Ván bài lật ngửa bắt đầu công chiếu từ năm 1982, khi biết nhân vật Nguyễn Thành Luân được nhà văn Trần Bạch Đằng xây dựng dựa trên nguyên mẫu là Phạm Ngọc Thảo, những giai thoại về Phạm Ngọc Thảo dần dần lưu truyền rộng rãi trong dân chúng. Nhà văn - nhà cách mạng Trần Bạch Đằng từng là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ, là một trong số rất ít người biết rất rõ Phạm Ngọc Thảo, nhưng Ván bài lật ngửa vốn là một cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim, tất nhiên Nguyễn Thành Luân dù mang dáng dấp Phạm Ngọc Thảo nhưng vẫn là một nhân vật hư cấu. Lúc ấy ngôi mộ của Phạm Ngọc Thảo vẫn chỉ là một nấm mồ vô danh.
Mãi đến ngày 30.8.1995, đại tá QĐND Việt Nam, liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lý do của sự chậm trễ này chưa bao giờ được công bố chính thức.
Sau năm 1987, báo chí trong nước có viết một số bài về Phạm Ngọc Thảo, nội dung còn sơ lược, chủ yếu dựa vào lý lịch và bản thành tích được công bố. Trong khi ở nước ngoài, nhiều người từng ở "phía bên kia" quen biết Phạm Ngọc Thảo cũng viết về ông, bên cạnh việc thuật lại các góc độ khác nhau những sự kiện mà họ chứng kiến là những phỏng đoán, nhất là sự phỏng đoán xung quanh 2 vấn đề mà họ không giải thích được: Vì sao mãi tới 12 năm sau ngày hòa bình Nhà nước Việt Nam mới chính thức công nhận Phạm Ngọc Thảo là "người của mình"? Nếu Phạm Ngọc Thảo là tình báo "Việt cộng" thì khi cuộc đảo chính tháng 2.1965 thất bại, ông hoàn toàn có thể chạy ra căn cứ một cách an toàn, nhưng vì sao ông không đi mà ở lại tại một xứ đạo để cuối cùng phải chết một cách bi thảm?
Đại tá quân đội Sài Gòn Phạm Ngọc Thảo chỉ huy cuộc đảo chính ngày 19.2.1965 lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh - Ảnh: Chin Kah Chong
Không thể đem những lý lẽ thông thường để luận giải cuộc đời bi tráng của người anh hùng phi thường này. Giữa một rừng gươm giáo hiểm ác, ông như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, bên phải thì địch muốn giết, bên trái thì ta cũng muốn giết. Ông hiên ngang lật ngửa ván bài và "chơi" tới tận cùng. Địch coi ông là tên "Việt cộng" nằm vùng nguy hiểm, ông không ngại, thậm chí còn viết báo công khai ca ngợi tinh thần vì dân vì nước của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chống Pháp. Ngại nhất là ta, bởi vì ngay tại Sở Chỉ huy của kháng chiến cũng chỉ vài người được biết ông là người của ta, nên khi ông thả hàng ngàn tù chính trị, cơ quan chỉ huy kháng chiến cấp dưới lập tức kết luận ông là tên tỉnh trưởng mị dân nguy hiểm nhất cần phải trừ khử. Ông đã nhiều lần thoát chết, không phải do sự nương tay của ta, mà do may mắn.
Sinh thời cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt bao giờ cũng rơm rớm nước mắt mỗi khi nhắc đến Phạm Ngọc Thảo. Ông bảo Phạm Ngọc Thảo do đích thân ông Lê Duẩn giao nhiệm vụ ở lại miền Nam làm tình báo chiến lược, không phải để cung cấp tin tức, mà đi sâu vào hàng ngũ cao cấp của chính quyền Sài Gòn nhằm xoay chuyển thời cuộc, chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Đối với ông Võ Văn Kiệt, Phạm Ngọc Thảo là nhà tình báo kiệt xuất, là người anh hùng hội đủ nhân, trí, dũng. Ông vẫn tiếc là không cứu được Phạm Ngọc Thảo mặc dù ông đã làm hết cách.
Còn ông Mười Hương thì vừa nói đến Phạm Ngọc Thảo đã khóc như một đứa trẻ. Lần đầu gặp ông, khi chúng tôi hỏi vì sao Phạm Ngọc Thảo được công nhận liệt sĩ và phong anh hùng chậm như vậy, ông nức nở: "Phong anh hùng 10 lần cho Phạm Ngọc Thảo cũng xứng đáng, nhưng chưa thể được, vì vợ con Thảo đang ở Mỹ. Khi chiếu phim Ván bài lật ngửa, tôi gọi cho ông Trần Độ (lúc ấy làm Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ T.Ư - TN) bảo hãy cấm cái phim đó đi, đừng làm hại vợ con Phạm Ngọc Thảo". Ông Phạm Xuân Ẩn từng nói với chúng tôi rằng, sau khi Phạm Ngọc Thảo bị giết chết, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã đề nghị chính quyền Mỹ trục xuất vợ con ông Thảo, lúc đó ở Mỹ có một cuộc vận động bảo vệ vợ con ông Thảo, ngay cả những nhà báo Mỹ chống cộng cũng phản đối sự trục xuất này, vì vậy mà vợ con ông Thảo vẫn bình an vô sự cho đến bây giờ.
Sự lo xa của ông Mười Hương là tình nghĩa rất đáng trân trọng. Giọt nước mắt của ông đủ để giải thích lý do vì sao Phạm Ngọc Thảo chậm được thừa nhận một cách công khai. Quốc gia đại sự không bao giờ bỏ sót cái tình, và suy cho cùng cũng vì cái tình mà có quốc gia đại sự.
Trước khi viết loạt bài này, ngoài việc nghiên cứu những tài liệu ghi chép từ các nhà tình báo lão thành hoạt động trong mạng lưới tình báo Miền, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với ông Mười Hương (Trần Quốc Hương), nguyên Bí thư T.Ư Đảng, người trực tiếp tổ chức hoạt động cho những nhà tình báo lừng danh Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ... sau Hiệp định Genève, trao đổi với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, với ông Sáu Trí, ông Mười Nho (người phụ trách công tác tình báo đặc khu Sài Gòn - Gia Định đầu những năm 1960), chúng tôi còn gặp 1 trong 2 nhân vật được Tỉnh ủy Bến Tre giao nhiệm vụ ám sát Phạm Ngọc Thảo. Chúng tôi cũng đã có dịp nói chuyện với cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Cao Kỳ, người lên chức Chủ tịch Ủy ban Hành pháp T.Ư (Thủ tướng) ngay sau khi cuộc đảo chính năm 1965 thất bại. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến ông Thảo trên báo chí Sài Gòn trước năm 1975.
Theo TNO
Vụ đâm hai cháu bé: Tìm người chết cùng Đối tượng khai nhận do buồn chán trong công việc nên dùng dao đâm các cháu nhỏ để có người chết chung. Đối tượng Phạm Xuân An tại cơ quan điều tra. Chiều 27/6, Công an quận 5 xác nhận, đã bàn giao đối tượng Phạm Xuân An (tự Sơn) SN 1981, ngụ nhà số 43J An Bình, phường 6, quận 5, TP.HCM...