Câu chuyện ma gây ám ảnh Twitter được chuyển thể thành phim
Vong Ám là bộ phim điện ảnh kinh dị giật gân lấy cảm hứng từ một câu chuyện tâm linh có thật được hoạ sĩ truyện tranh nổi tiếng Adam Ellis kể lại. Đây đã từng là một đề tài được tài bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội Twitter.
Vào ngày 7/8/2017, hoạ sĩ truyện tranh nổi tiếng Adam Ellis đã đăng tải một bài viết lên Twitter, khẳng định rằng căn hộ của anh đang bị ám bởi hồn ma của một cậu bé tên David. Từ đó trở đi, Adam bắt đầu đưa ra những bằng chứng về sự hiện diện của David, anh cũng nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của người dùng mạng xã hội.
Câu chuyện về cậu bé ma David nhanh chóng trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi trên Twitter trong một thời gian dài, nhờ vào những bằng chứng khá thuyết phục của Adam. Một số khán giả còn tham gia vào việc tìm hiểu về quá khứ của David và động cơ của cậu bé này. Người hâm mộ đã đặt tên cho câu chuyện ma này là Dear David, như một cách để thuyết phục mọi người về độ xác thực của nó.
Cuộc thảo luận xoay quanh Dear David dường như đã kết thúc vào ngày 14/2/2018, khi tác giả Adam đăng tải dòng trạng thái với nội dung như sau: “please dont worry about me. I’m ok and everything will be like it was before :)” (tạm dịch: Xin đừng lo cho tôi, tôi vẫn ổn và mọi thứ rồi sẽ như ban đầu :) ). Việc sử dụng biểu tượng mặt cười được nhiều người nhận xét là không giống với Adam, khiến một số cá nhân tin rằng anh đã bị David nhập. Tuy nhiên, cuộc sống của Adam vẫn bình thường và trở lại như lúc ban đầu trước khi anh chia sẻ câu chuyện về David.
Với chất liệu từ một câu chuyện ma trên không gian mạng, hãng phim Lionsgate đã tỏ ra hứng thú với câu chuyện này và quyết định chuyển thể thành phim. Trong phim, Adam được nam diễn viên Augustus Prew thủ vai, anh là một họa sĩ truyện tranh có tính tình ích kỷ, không coi trọng bạn bè, thậm chí là người yêu. Adam bắt đầu chạm trán với linh hồn của cậu bé David khi anh đáp trả lại những bình luận chê bai trên mạng xã hội.
Trong một bộ phim lấy mạng xã hội là chủ đề xuyên suốt, Vong Ám lại mang đến một câu chuyện nhân văn về tình bạn. Adam xuất phát điểm là một con người khép mình, đôi lúc lại còn hoài nghi về năng lực của bản thân. Nhân vật này luôn cho rằng không có ai thực sự tốt với anh, kể cả cô bạn thân Evelyn.
Video đang HOT
Nhưng đến cuối cùng, tình yêu lại là nguồn sức mạnh giúp Adam vượt qua tất cả, kể cả với những thế lực siêu nhiên. Bộ phim mang đến một thông điệp đẹp đẽ về việc “mở lòng” nhiều hơn, thay vì chịu đựng những khó khăn một mình, chúng ta hãy cùng trò chuyện, chia sẻ và lắng nghe nhau. Bên cạnh đó, phim còn nói lên được những thực trạng xấu của mạng xã hội, khi những lời nói ác ý được đưa ra chỉ như một trò tiêu khiển, để làm thoả mãn cái tôi của bản thân. Họ không biết rằng bên kia màn hình là một con người đang phải chịu đựng những lời nói xấu đó.
Bên cạnh việc đi qua cửa kiểm duyệt nhưng không bị cắt bất cứ phân cảnh nào, bộ phim hội tụ đủ những yếu tố cho một tác phẩm kinh dị trọn vẹn. Phim dễ dàng làm hài lòng được những fan cứng của thể loại kinh dị, giật gân, hay đơn giản chỉ là những khán giả tò mò về tính xác thực của câu chuyện ma Dear David. Phim khởi chiếu vào ngày 10/11 tại các rạp trên toàn quốc.
'Quỷ ám: Tín đồ': Cú hụt chân của thương hiệu phim kinh dị đình đám
Là phần phim tái khởi động tiếp nối câu chuyện kinh điển Quỷ ám (The Exorcist) cách đây 50 năm, Quỷ ám: Tín đồ thành công trong việc hồi tưởng, tri ân phần phim cũ nhưng thất bại trong việc tái dựng nỗi kinh hoàng từng được đề cử đến 10 giải Oscar.
Thương hiệu kinh dị nổi tiếng trở lại màn ảnh rộng
Quỷ ám: Tín đồ (tựa gốc The Exorcist: Believer) là phần mở đầu cho bộ ba phim tái khởi động của loạt phim The Exorcist nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra mắt bộ phim đầu tiên (1973). Sau 2 phần hậu truyện, 2 phần tiền truyện và 1 series phim truyền hình, The Exorcist trở lại màn ảnh rộng sau gần 20 năm và được kỳ vọng tạo dựng nên nỗi sợ hãi mới của việc bị quỷ ám trong bối cảnh hiện đại.
Những hình ảnh trong Quỷ ám: Tín đồ. Blumhouse Productions
Phim là câu chuyện hai cô bé Angela (Lidya Jewett) và Katherine (Olivia O'Neill) sau khi cùng nhau chơi cầu cơ trong rừng đã mất tích 3 ngày và trở về với những dấu hiệu bị quỷ ám. Hai gia đình tìm đến sự giúp đỡ của người có trải nghiệm tương tự: Chris MacNeil (Ellen Burstyn) - người mẹ của cô bé Regan MacNeil (Linda Blair) là nạn nhân của bộ phim đầu tiên - cùng với các tín đồ thực hành tâm linh khác nhằm giải thoát cho hai cô bé khỏi sự chiếm hữu ghê rợn của quỷ dữ.
Nửa đầu phim đã làm tốt việc thiết lập và dẫn dắt một chủ đề không mới: sự nguy hiểm của trò chơi tâm linh. Một trong hai đứa trẻ bị tấn công xuất thân từ một gia đình công giáo với đức tin mãnh liệt và họ đã sớm nhận ra sự quỷ ám nhưng lại mông muội trong sự mơ hồ về tội lỗi.
Phim tận dụng triệt để những yếu tố hồi tưởng về phần phim cũ. Các fan kinh dị sẽ rất phấn khích khi nhân vật Chris MacNeil xuất hiện cùng bản nhạc kinh điển Tubular Bells. Với sự trở lại của nhân vật cũ, những hiểu biết và số phận liên quan đến phần phim trước, khán giả có thể mong đợi một cao trào bùng nổ và vai trò của nhân vật được khắc họa rõ nét hơn. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó.
Phim có sự trở lại của Ellen Burstyn trong vai Chris MacNeil. Blumhouse Productions
Gấp đôi sự kinh hoàng nhưng kém hiệu quả
Các nhà làm phim đã có nước đi khá táo bạo khi đặt ra khái niệm quỷ ám mới xảy ra ở 2 nạn nhân và có sự đồng bộ trong hành vi. Nhưng sự ghê rợn và lời lẽ báng bổ trong phim không thể so sánh với phần phim cũ dù thực hiện với kỹ xảo hiện đại chân thật hơn. Diễn xuất của các nhân vật cũng chỉ ở mức vừa đủ và an toàn cho một bộ phim giải trí. Sự đáng sợ trong diễn xuất và lời thoại biến The Exorcist trở thành phim kinh dị đầu tiên được đề cử Oscar không thể được tìm thấy trong phần hậu truyện này.
Phim xoáy sâu vào tựa đề Believer (Tín đồ) nhằm nêu cao đức tin trong mỗi con người nhưng lại phủ nhận vai trò của cha xứ và nhà thờ một cách khiên cưỡng, trong khi điểm nhấn của phần phim cũ là cuộc chiến khốc liệt giữa các cha xứ và quỷ dữ.
Tín đồ từ những đức tin khác nhau nỗ lực giải thoát sự quỷ ám. Blumhouse Productions
Nửa sau của phim lại tạo ra sự mơ hồ khi các nhân vật chỉ biết bám víu vào đức tin. Dù ngập tràn những trích đoạn sách thánh đến từ những tín đồ tâm linh khác nhau nhưng khán giả không thể thấy được trọn vẹn một cuộc trừ tà với các yếu tố mà điện ảnh 50 năm nay khai thác: hình ảnh và tên gọi quỷ dữ.
Chính vì thiếu sót trên mà cao trào của phim không mang lại sự căng thẳng kịch tính như mong đợi. Cú twist cuối phim chỉ để nhấn mạnh sự quỷ quyệt lại tạo ra một cái kết lưng chừng không mang tính nhân văn và không thể đưa ra một thông điệp rõ ràng.
Cảnh phim về quỷ dữ kinh điển trong bộ phim The Exorcist. ScreenRant
Có thể nói rằng bộ phim đã không mang lại được một điểm nhấn mới và là sự hụt hẫng cho loạt phim nổi tiếng, khi mà các yếu tố kinh dị trong phim đã quá quen thuộc và nhàm chán tìm thấy được ở nhiều phim kinh dị hiện đại mang chủ đề trừ tà khác. Đây cũng chính là vấn nạn chủ chốt của rất nhiều phim kinh dị "vắt sữa" từ các thương hiệu đình đám trong quá khứ như Halloween hay The Texas Chainsaw Massacre, khi chính đạo diễn của phim David Gordon Green cũng chỉ đạo các phần tiếp theo mới đây của chuỗi Halloween.
"Gấp đôi quỷ ám đồng nghĩa với nhân đôi vấn đề cho Quỷ ám: Tín đồ, bộ phim có những giá trị riêng nhưng lại là sự hồi sinh đáng thất vọng những nền tảng của điện ảnh kinh dị", Tom Jorgensen của IGN nhận xét, chấm điểm 6/10 cho phim.
'Quỷ ám: Tín đồ' bị chê là 'rác phẩm', khán giả dập 'tơi tả' The Exorcist: Believer (Quỷ ám: Tín đồ) bị truyền thông và khán giả nước ngoài chê tơi tả, coi là "rác phẩm". The Exorcist: Believer ( Quỷ ám: Tín đồ) là sản phẩm ăn theo The Exorcist (1973) của đạo diễn William Friedkin - bộ phim kinh dị được nhiều khán giả đánh giá là "tởm" nhất mọi thời đại và đem về...