Câu chuyện ly kỳ của chú gà không đầu sống hơn 1 năm rưỡi: Đi biểu diễn khắp nơi, thách thức khoa học tạo ra bản sao
Chú gà Mike tồn tại sau khi bị chặt đầu được ví như điều kỳ diệu, khiến các nhà khoa học cũng không khỏi bất ngờ.
Vào một buổi tối mùa thu năm 1945 ở Colorado (Mỹ), người nông dân Lloyd Olsen chọn cho mình 1 con gà khỏe mạnh nhất để làm thịt. Con vật sau khi bị cắt cổ vẫn lảng vảng bên trong sân như chưa có chuyện gì xảy ra. Lloyd cũng không mấy quan tâm và trở về nhà ngủ để sáng mai tiến hành chế biến con gà. Anh chẳng ngờ sau khi ngủ dậy, con vật vẫn còn sống. Từ đây, cuộc hành trình của chú gà kỳ diệu bắt đầu.
Quá bất ngờ, Lloyd quyết định đặt tên cho chú gà là Mike và quyết định chăm sóc nó thật tận tình. Mỗi ngày, Mike được chủ sử dụng dụng cụ nhỏ mắt bơm thức ăn lỏng, bao gồm ngũ cốc và nước, vào thẳng thực quản. Và tất nhiên, sự tồn tại như một phép màu của Mike trở thành đề tài bàn tán của tất cả mọi người trong khu vực. Lloyd cũng đi khắp chợ khoe về chú gà không đầu của mình và thắng được rất nhiều tiền từ những vụ cá độ.
Tiếng lành đồn xa, các đài truyền hình thi nhau đến tìm Lloyd để phỏng vấn về Mike. Một nhà tổ chức sự kiện cũng lặn lội từ thành phố Salt Lake, Utah đến đây để nhìn tận mắt, sờ tận tay chú gà, gọi nó là “Mike kỳ diệu”. Sau đó, Lloyd nhận lời người này đưa Mike đi khắp nơi để trình diễn.
Trước khi bắt đầu chuyến đi, Lloyd đã đưa Mike đến đại học Utah để các chuyên gia nơi đây nghiên cứu về trường hợp lạ đời này. Tại đây, người ta tiến hành cắt cổ những con gà khác nhưng không một con sống sót. Trải qua nhiều cuộc kiểm tra khác, Mike được xác định đã may mắn thoát khỏi vòng tay tử thần nhiều khả năng là do lưỡi rìu đã đâm trật tĩnh mạch cổ và cục máu đông giúp con vật không bị mất máu đến chết. Thậm chí, chức năng hoạt động và não bộ vẫn được giữ nguyên.
Theo giải thích của giáo sư Tom Smulders, chuyên gia về loài gà ở Trung tâm Hành vi và Tiến hóa thuộc Đại học Newcastle, (Anh) não gà tập trung phần lớn phía sau hộp sọ, nằm sau mắt. Nhát rìu lấy đi chiếc mỏ, mặt, mắt và 1 bên tai của con gà nhưng 80% trọng lượng não, gần như mọi dây thần kinh điều khiển cơ thể con gà bao gồm nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa, đều may mắn bình yên vô sự. Khi đó, Mike có thể sống sót là bởi phần lớn hoặc toàn bộ thân não vẫn gắn liền với cơ thể nó.
Video đang HOT
Tiếp đến, Mike cùng chủ nhân của mình lên đường cho chuyến lưu diễn. Thời đó, khán giả phải chấp nhận bỏ ra 25 cent để có thể được vào xem chú gà không đầu đi lại như bình thường. Tạp chí Life còn chụp cho Mike nguyên bộ ảnh để đời và 1 trong số đó cho thấy khoảnh khắc chú gà đang nhảy.
Nhờ có Mike, thu nhập của Lloyd cải thiện thấy rõ. Giờ đây, anh có đủ tiền để sắm sửa những món đồ đắt tiền như xe bán tải, máy kéo và máy đóng kiện cỏ khô. Nhiều người nhìn thấy vậy liền bắt chước Lloyd tạo ra phiên bản khác của Mike nhưng bất thành. Họ tìm đến Lloyd để xin bí kíp làm thế nào để chặt đầu mà vẫn để con vậy còn sống. Thật ra, bản thân Lloyd cũng muốn “nhân bản” Mike nhưng hoàn toàn không biết vì sao lần trước lại có thể “ăn hên” như vậy.
Trong đêm cả đoàn dừng chân tại Phoenix vào mùa xuân năm 1947 để nghỉ ngơi, Lloyd nghe thấy tiếng sặc phát ra từ Mike rồi toáng loạn tìm ống tiêm để giúp đỡ con vật nhưng không thấy đâu. Mike cuối cùng đã chết tại đây, kết thúc 18 tháng tồn tại như 1 điều diệu kỳ thách thức giới khoa học. Để tưởng niệm “Mike kỳ diệu”, thị trấn Fruita đã cho dựng nên bức tượng và hàng năm đều đặn tổ chức lễ hội chú gà không đầu.
Theo tri thức trẻ
Câu chuyện bí ẩn về xác ướp vị phu nhân Trung Hoa kỳ lạ nhất thế giới: 2.000 năm tuổi da vẫn mềm, tóc vẫn xanh, có máu chảy trong tĩnh mạch
Đây được xem là một trong những xác ướp bí ẩn nhất thế giới mà các nhà khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
48 năm trước, vào năm 1971, khi các công nhân ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đang đào đất thì bất ngờ phát hiện một ngôi mộ đồ sộ. Các nhà khoa học và khảo cổ học lập tức được gọi đến để xem xét xác ướp bên trong ngôi mộ này, từ đó mở ra hàng loạt những bí ẩn khó hiểu mà cho đến tận ngày nay, người ta vẫn phải đặt một dấu hỏi lớn...
Sau quá trình tìm hiểu, các nhà khoa học xác định đó là xác ướp của người phụ nữ tên Xin Zhui, hay còn gọi là Lady Dai (Phu nhân Đại), vợ của Hầu tước Đại, sống ở triều đại Nhà Hán (206 Trước Công Nguyên - 220 Sau Công nguyên). Bà Xin Zhui được xác định qua đời vào năm 163 TCN, đồng nghĩa với việc xác ướp của bà đã có niên đại hơn 2000 năm tuổi. Quãng thời gian không hề nhỏ để cơ thể con người bị phân hủy, dù là có được bảo quản bằng hóa chất hay nhiệt độ.
Vậy nhưng, điều kỳ lạ khiến các nhà khoa học phải giật mình là da dẻ người phụ nữ này vẫn khá mềm mại, mái tóc vẫn đen nhánh và dày, thậm chí các khớp tay chân vẫn có thể co duỗi bình thường và điều đáng kinh ngạc hơn cả là trong tĩnh mạch của xác ướp này vẫn còn có máu chảy - các nhà nghiên cứu xác định được rằng đó là nhóm máu A. Từ đó đến nay, thi thể của bà Xin Zhui đã được công nhận rộng rãi là xác ướp được bảo quản tốt nhất trong lịch sử và cũng là xác ướp bí ẩn nhất trên thế giới.
Xác ướp kỳ lạ nhất thế giới
Chiếc quan tài giống hình cái phễu của bà Xin Zhui chứa hơn 1.000 cổ vật quý giá, bao gồm đồ trang điểm, đồ dùng vệ sinh, hàng trăm mảnh sơn mài và 162 hình chạm khắc bằng gỗ tượng trưng cho những người hầu. Bên cạnh đó còn có một mâm cơm đặt sẵn ở đó để Xin thưởng thức khi về bên kia thế giới.
Nhưng điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc nhất chính là tình trạng thi thể của bà Xin khi được phát hiện, bởi nó chẳng khác gì cái xác của một người vừa mới qua đời.
Hình ảnh cận cảnh xác ướp của bà Xin Zhui.
Điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc nhất chính là tình trạng thi thể của bà Xin khi được phát hiện, bởi nó chẳng khác gì cái xác của một người vừa mới qua đời.
Làn da của bà Xin vẫn mềm mại như người còn sống, vẫn giữ được độ ẩm và độ đàn hồi nhất định. Mái tóc vẫn đen, thậm chí còn nguyên cả lông mi, lông mày, lông mũi.
Thực chất, những bức ảnh mà người ta thấy ngày nay không phản ánh đúng tình trạng cơ thể của bà Xin khi mới được phát hiện. Bởi lẽ, ngay khi các nhà khoa học vừa mở nắp quan tài, khí oxy thâm nhập khiến làn da của người phụ nữ này xấu đi trông thấy.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các cơ quan của bà Xin đều còn nguyên vẹn và các tĩnh mạch của bà vẫn có máu chảy. Những tĩnh mạch này cũng cho thấy các cục máu đông, tiết lộ nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của bà Xin là đau tim. Một loạt các bệnh khác cũng được tìm thấy trên khắp cơ thể của Xin Zhui, bao gồm sỏi mật, cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh gan.
Hình ảnh phục dựng (bên phải) và xác ướp của Bà Xin Zhui.
Chưa hết, các nhà nghiên cứu bệnh học thậm chí còn tìm thấy 138 hạt dưa chưa tiêu trong dạ dày và ruột của bà Xin. Vì những hạt như vậy thường phải mất một giờ mới tiêu hóa hết được, nên hoàn toàn hợp lý khi cho rằng dưa là bữa ăn cuối cùng của bà Xin, bà chỉ ăn được vài phút trước khi lên cơn đau tim và tử vong.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào xác ướp này được bảo quản tốt như vậy?
Khi mới phát hiện, các nhà khoa học cũng phải kinh ngạc về sự kín đáo và công phu trong cách xây dựng ngôi mộ. Nằm sâu hơn 12 mét dưới lòng đất, Xin Zhui được quấn trong 20 lớp áo lụa, đặt bên trong quan tài 4 lớp đóng kín. Xen lẫn các lớp quan tài là than củi và phía ngoài được bịt kín bằng đất sét, với mục đích tránh vi khuẩn xâm nhập.
Bản vẽ phác họa nơi chôn cất Xin Zhui.
Cơ thể của bà được ướp trong khoảng 21 gallon chất lỏng không rõ tên, các nhà khoa học đã thử nghiệm và nhận thấy nó có tính axit nhẹ và có chứa dấu vết của magiê. Mà tên gọi chất lỏng ấy là gì và điều chế như thế nào thì cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Chính loại chất lỏng này đã bảo quản xác ướp một cách hoàn hảo, với đầy đủ các cơ quan nội tạng, bao gồm cả phần não vẫn được bảo tồn.
Được biết, các nhà nghiên cứu đã thực hiện cuộc khám nghiệm tử thi vào tháng 12 năm 1972. Kết quả cho thấy bà đã chết ở tuổi 50. Mặc dù vậy bà vẫn sống thọ hơn chồng và con trai, vì cả hai đều được tìm thấy chôn trong cùng một ngôi mộ bên cạnh bà. Tuy nhiên, hài cốt của họ đã bị phân hủy theo thời gian và không còn giữ được nguyên vẹn như bà.
Theo các nhà sử học, bà Xin Zhui được xem là một phụ nữ quý tộc đáng kính, sống một cuộc sống xa hoa và xa xỉ. Nhưng dù sao đi nữa, xác ướp của bà đã đem đến cho các nhà khoa học hiện đại một loạt những câu hỏi khó mà nếu tìm ra được câu trả lời thì chắc chắn sẽ có giá trị vô cùng to lớn.
Theo tri thức trẻ
Cáo tuyết Bắc Cực lang thang hơn 4.000 cây số từ Na-Uy sang tận Canada: Lông từ trắng thành xám đen, tưởng hư cấu mà có thật 100% Một con cáo Bắc Cực mới đây được xác nhận đã di chuyển đến gần 5000km - hành trình nhất, ấn tượng nhất và nhanh nhất từ trước đến nay. Ban đầu, các nhà khoa học đã không thể tin vào những gì mình nhận được, rằng tất cả chỉ là sự nhầm lẫn. Chỉ 21 ngày sau khi rời đảo Spitsbergen của...