Câu chuyện kiểm soát súng đạn ở Mỹ
Mặc dù tổng số người thiệt mạng vì các vụ xả súng ở Mỹ đã giảm trong thời gian qua, song các vụ xả súng quy mô lớn (ít nhất có 4 nạn nhân) lại trở nên kinh hoàng hơn và diễn ra thường xuyên hơn.
Đặc biệt, một số vụ còn để lại hậu quả nặng nề về mặt tâm lý và tình cảm trong lòng xã hội.
“Nguyên tắc chống lại đa số”
Hai vụ xả súng liên tiếp ở thành phố El Paso, bang Texas, và thành phố Dayton, bang Ohio, hồi cuối tuần đầu tiên của tháng 8 phần lớn được xem là một động lực nhỏ nhoi giúp phá vỡ sự hậu thuẫn của thế lực vận động ủng hộ súng đạn ở Mỹ, nhất là Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA) vốn lâu nay cản trở Quốc hội thông qua các biện pháp kiểm soát súng đạn.
Trước các vụ xả súng đẫm máu, việc thông qua dự luật kiểm soát súng đáng nhẽ ra không gặp phải vấn đề gì. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 92% số người được hỏi ủng hộ việc loại bỏ những lỗ hổng trong yêu cầu kiểm tra lai lịch người mua súng. Hiện nay, các yêu cầu này không bao gồm việc kiểm tra những cá nhân mua súng cầm tay tại cửa hàng súng tư nhân hoặc trực tuyến.
Khó có thể bỏ qua kiến nghị đầy thương tâm của những phụ huynh nhọc nhằn đến tận Washington để đề nghị nhà chức trách giải quyết trường hợp của gia đình họ, thế nhưng, ngay cả sau khi xảy ra vụ thảm sát tại Trường Tiểu học Sandy Hook hồi tháng 12-2012 gây chấn động nước Mỹ, Thượng viện vẫn bác thông qua 2 dự luật kiểm soát súng đạn.
Để hiểu lý do vì sao, điều quan trọng cần hiểu rằng chính trị kiểm soát súng đạn bắt nguồn từ nguyên tắc chống lại đa số vốn tương tự như nguyên tắc đại cử tri đoàn của nước Mỹ. Ở Thượng viện, các bang ít được biết đến ở miền Tây, Trung Tây và miền Nam nước Mỹ, nơi đa phần là dân thợ săn và những người theo xu hướng bảo thủ sinh sống, có số đại biểu nhiều như các bang lớn hơn như New York và California. Vì vậy, ngay cả khi đa phần người dân Mỹ ủng hộ Luật Kiểm soát súng cứng rắn hơn thì thế đa số đó không nhất thiết được thể hiện trong số đại biểu ở Thượng viện.
Đồng thời, những thành phần phản đối kiểm soát súng đạn lại được hưởng lợi ích to lớn từ việc diễn giải về Luật sửa đổi thứ hai của Hiến pháp Mỹ, trong đó có đoạn nói rằng “quyền của người dân được sở hữu và dùng súng không nên bị vi phạm”. Nhiều cuốn sách đã giải thích về ý nghĩa thực sự của luật sửa đổi này. Thế nhưng, đối với những người ủng hộ quyền sở hữu súng, những nội dung giải thích này không có ý nghĩa gì.
Phe Cộng hòa còn cho rằng luật pháp không phải vấn đề, mà các bệnh về tâm thần mới là nguyên nhân dẫn tới bạo lực súng đạn, khi những tay súng thường được cho là không thể thích nghi với xã hội. “Súng không thể tự giết người, mà chỉ có người giết người”, các nghị sĩ ủng hộ quyền sử dụng súng ở Mỹ thường nói.
Video đang HOT
Luật kiểm soát súng đạn quan trọng mà Quốc hội Mỹ lần cuối thông qua năm 1994, trong đó đưa ra lệnh cấm sử dụng vũ khí tấn công. Tuy nhiên, như một thỏa hiệp, điều khoản này lại chứa đựng nhiều lỗ hổng và một điều khoản yêu cầu lệnh cấm này phải được gia hạn rõ ràng sau 10 năm.
Do đó, lệnh cấm này đã bị đình chỉ hồi năm 2004 dưới thời cựu Tổng thống George W.Bush. Những bằng chứng rõ ràng cho thấy số người thiệt mạng vì xả súng quy mô lớn đã sụt giảm trong những năm mà lệnh cấm trên được thi hành, song lại gia tăng sau khi nó bị bãi bỏ.
Người Mỹ có thể sở hữu súng một cách dễ dàng.
Tổng thống cũng “lực bất tòng tâm”?
Sau hai vụ xả súng ở thành phố El Paso và Dayton vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng về vấn đề này, nói rằng ông sẽ ủng hộ việc kiểm tra lai lịch cá nhân người sở hữu súng. Tuy nhiên, ông Donald Trump cũng từng nói vậy sau vụ thảm sát ở trường trung học ở Florida hồi tháng 2-2018. Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump đã phải lờ đi vì sức ép của NRA.
Trong cuộc khảo sát của PEW, 67% người sở hữu súng nói rằng tự vệ là nguyên nhân chính khiến họ phải mua loại vũ khí này. Những lý do khác được đưa ra là dùng để săn bắn, chơi thể thao và sưu tầm. Các chuyên gia giải thích rằng về mặt văn hóa, súng không chỉ phản ánh nỗi lo lắng, mà còn là tài sản có ý nghĩa với chủ nhân của chúng, kết nối con người trong xã hội.
Những người yêu thích súng tập hợp lại với nhau trong các buổi triển lãm, tại trường bắn và phòng chat trên mạng. Ở cấp độ giải trí, họ thảo luận với nhau về sở thích. Còn về mặt văn hóa và chính trị, họ có thể đưa ra một cam kết chung về quyền vũ trang của công dân.
Sau hai vụ thảm sát gần đây nhất, ông Donlad Trump cũng kêu gọi ban hành luật “báo động” về kiểm soát súng. Đây thực chất là luật tiểu bang, cho phép tòa án ban hành lệnh bảo vệ đặc biệt tạm thời thu giữ súng từ một người bị cho là có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân hoặc những người khác sau khi nhận được thông báo từ một thành viên gia đình hoặc nhân viên thực thi pháp luật. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bảo thủ đã phản đối luật báo động này với lý do chúng không tuân thủ nguyên tắc xét xử công bằng.
Dĩ nhiên, cả luật báo động hay việc thắt chặt kiểm tra lý lịch cá nhân đều đã không thể ngăn chặn vụ thảm sát tại Trường Tiểu học Sandy Hook khiến 26 người thiệt mạng, bao gồm cả 20 em nhỏ vô tội. Nhưng những biện pháp này sẽ cho phép ông Trump và đảng Cộng hòa của ông có thể tuyên bố rằng họ đã “làm điều gì đó” để xử lý vấn nạn này ở Mỹ.
Cho dù điều gì sẽ xảy ra trong vài tháng tới, sự thật về việc có nhiều súng được sở hữu cá nhân hơn là số người dân sinh sống ở Mỹ đồng nghĩa với việc bất kỳ luật mới nào về kiểm soát súng đạn có thể sẽ chỉ như “muối bỏ bể”. Bất chấp công chúng Mỹ đang mong mỏi giới nghị sĩ “làm điều gì đó”, ông Trump vẫn đang trong kỳ nghỉ 10 ngày, còn Quốc hội thì đang nghỉ họp tháng 8 hàng năm. Rất nhiều thay đổi, gồm cả thay đổi trong tâm trạng người dân Mỹ, có thể xảy ra trước khi Quốc hội nhóm họp trở lại.
Hà Phương (tổng hợp)
Theo cand.com.vn
Hàng trăm thị trưởng Mỹ kêu gọi thông qua dự luật kiểm soát súng đạn
Hàng trăm thị trưởng trên toàn nước Mỹ đã yêu cầu siết chặt quy định về kiểm soát súng đạn, sau khi xảy ra hàng loạt vụ xả súng đẫm máu trong tuần qua.
Một cửa hàng bán súng ở New Hampshire, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 8/8, hơn 200 thị trưởng trên toàn nước Mỹ đã yêu cầu các Thượng nghị sĩ đang trong kỳ nghỉ Hè sớm quay trở lại làm việc, nhằm lập tức thông qua dự luật kiểm soát súng đạn được Hạ viện thông qua vào tháng 2 vừa qua.
Trong một bức thư gửi lãnh đạo phe đa số đảng Cộng hòa Mitch McConnell và lãnh đạo phe thiểu số đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer, các thị trưởng đề nghị Thượng viện Mỹ thông qua dự luật an toàn súng đạn, vốn đã được Hạ viện thông qua 6 tháng trước.
Bức thư nêu rõ, các thảm kịch xảy ra ở thành phố El Paso và Dayton hồi cuối tuần qua là những hồi chuông cảnh tỉnh mới nhất cảnh báo nước Mỹ không thể chờ đợi chính quyền liên bang đưa ra những hành động cần thiết để kiểm soát việc mua bán và sở hữu súng đạn.
Các thị trưởng Mỹ đã đề cập tới 2 dự luật nhằm tăng cường kiểm tra lý lịch đối với các trường hợp mua bán súng, vốn từng được Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát thông qua hồi tháng 2 nhưng không được ông McConnell đưa ra xem xét tại Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số.
Nhóm thị trưởng nhấn mạnh, nếu một trong hai dự luật trên được thông qua và có hiệu lực từ năm 2015, thảm kịch kinh khủng xảy ra tại thành phố Charleston hồi tháng 6 năm đó sẽ không xảy ra.
Trong số hơn 200 thị trưởng gửi thư có Thị trưởng Dee Margo của thành phố El Paso và Thị trưởng Nan Whaley của thành phố Dayton , nơi vừa hứng chịu các vụ xả súng hồi cuối tuần qua khiến tổng cộng 31 người thiệt mạng.
Các thị trưởng đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh các vụ xả súng tiếp tục làm nóng lên vấn nạn bạo lực súng đạn và phân biệt chủng tộc đang gây nhức nhối trong xã hội Mỹ. Tuy nhiên, cho tới nay, vấn đề này vẫn chưa tìm được lời giải đáp bởi những mâu thuẫn và chia rẽ sâu sắc trong chính trường Mỹ liên quan đến vấn đề kiểm soát súng đạn./.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân vụ xả súng tại El Paso, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo Thùy An (TTXVN/Vietnam )
Xả súng liên hoàn tại Mỹ: Tổng thống Trump muốn tử hình hung thủ Nhà lãnh đạo Mỹ gọi những vụ xả súng đẫm máu gần đây là "tội ác chống lại loài người". Ngày 5/8, phát biểu trong một thông điệp gửi tới người dân Mỹ sau hai vụ xả súng đẫm máu khiến gần 30 người thiệt mạng tại các bang Ohio và Texas cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Những...