Câu chuyện đi đẻ thường đọc đến đâu thốn đến đấy, mỗi lần khám trong là một lần như phim kinh dị của mẹ 9X
Chị Huyền phải trải qua không ít những cơn đau tưởng chừng như không chịu nổi, quặn cả bụng cả lưng và thậm chí là 2 lần ngất trong nhà vệ sinh sau khi đã hoàn thành ca sinh thường.
Nhiều câu chuyện đi đẻ khi được kể lại thường khiến các mẹ sởn gai ốc, cảm thấy thốn vô cùng và được bình luận là chân thật đến từng milimet. Câu chuyện của chị Thanh Huyền (25 tuổi, hiện đang sống ở Thái Bình là một trong số đó. Mặc dù đẻ thường, mọi diễn biến đều không có gì khác biệt, nhưng dưới sự trần thuật rất chi tiết của chị Huyền, một ca sinh nở như được tua chậm lại từng bước và khiến các mẹ hình dung được rõ ràng thực tế như thế nào.
“Thấy các mẹ hay chia sẻ chuyện đi đẻ mổ, hôm nay mình muốn kể luôn câu chuyện của mình để tìm thêm được sự đồng cảm với nhau. Mình đau từ 10h đêm hôm trước nhưng không đau nhiều lắm, cứ thấy khó chịu với đau lâm râm bụng dưới, thấy đau khác mọi hôm nên cũng có chút phân vân. Lúc đấy chồng còn đang lên Hà Nội dọn đồ gửi để trả phòng, thế là mình nhắn bảo sáng mai anh về sớm nhé.
Mình cố đi ngủ đến 1h30 phút sáng là bật điện rồi nằm vì khó chịu. Bụng đau dần dần từ 2h sáng. Đến 4h sáng, mình gọi cho chồng bảo về sớm chuyến 5h nhé vì mình bắt đầu đau nhiều rồi. Ngồi dậy kéo màn gấp chăn thì bị ục nước ối ra. Mình nhanh đi đánh răng, rửa mặt, đóng bỉm xong gọi mẹ chồng, gọi xe. Sau đó mình chuẩn bị nốt vài món đồ để đi viện.
Để đón được con yêu, chị Huyền phải vượt qua ca sinh nở vô cùng gian nan, chịu rất nhiều nỗi đau và cả nỗi sợ.
Làm thủ tục, xét nghiệm siêu âm xong là mình được bác sĩ bảo đi lại ăn gì nhẹ nhàng khi nào đau nhiều thì vào, hoặc cứ 1 tiếng lại vào kiểm tra. Sau đấy mình ăn được bát cháo, đi lại thì đau 5 phút một lần, nhưng đau không nhiều.
Khoảng 8h sáng, chồng mới vào đến nơi, bắt đầu đau nhiều và lâu hơn ở mỗi cơn, nhưng cổ tử cung mới mở được 3cm. Bác sĩ hỏi có dùng tiêm giảm đau không thì mình nghĩ không cần. Hơn 1 tiếng sau đau quá, mình định tiêm thuốc nhưng rồi cân nhắc trước sau về những sự ảnh hưởng sau sinh, lại không được sự đồng ý từ gia đình nên cũng chấp nhận chịu đau.
Video đang HOT
Nằm trên bàn đẻ, mình vừa đau vừa bảo các chị y tá: “Chị ơi, chị gọi chồng em với”. Lúc đấy mình như muốn van xin nhưng chỉ nhận được lời đáp lại là ‘Thôi em cố lên, lát là đẻ thôi’. Rồi mình được truyền thuốc kích đẻ, đau không chịu nổi. Đau đến mức quặn hết cả lưng cả bụng.
Thốn nhất là mỗi lần y tá khám trong, đưa tay vào, mình cảm thấy máu và nước tiểu chạy ra liên tục. Vì lúc mới mở được 2 phân, khám xong, mình đi ra ngoài vào nhà vệ sinh là thấy máu trong bỉm.
Từ lúc mở đc 4 phân đến 8 phân, mỗi cơn đau là mình quíu hết cả chân vào. Quặn người sang 1 bên, miệng thì bảo chị ơi em đau quá, em sắp không chịu đc nữa rồi. Chị y tá bảo khi nào buồn đại tiện thì bảo chị.
Sau đó có cơn đau là chị thọc tay vào vùng kín xong đẩy phân ra cho mình, thốn kinh khủng. Máu, nước các kiểu cứ chảy ra và phải thay cái khăn kê ở dưới liên tục. Chị bác sĩ hỏi chuyện nhưng lúc không đau còn trả lời được, lúc đau quá không thở được thì lắc lắc đầu.
Đến lúc được 8 phân rồi thì phải đợi tận gần chục cơn đau thế nữa cổ tử cung mới mở hết. Lúc đấy bác sĩ bảo ấn chân xuống với kéo tay lên rồi có cơn thì nín thở rặn ra. Cửa mình lúc đấy phải cong vểnh lên.
Lần 1 đầu em bé ở cửa mình rồi, vì lúc đấy mình thấy rát lắm, bác sĩ còn lấy tay nong nong xung quanh nên mình biết, nhưng hết cơn đợi cơn sau.
Đến cơn 2 đang rặn thì bác sĩ cầm kéo cắt xoẹt xoẹt làm mình đau hét cả lên. Thế là thở ra hơi, không nín được để rặn tiếp, Sau đấy lại hết cơn. Mỗi cơn qua nhanh lắm chỉ tầm 20-30 giây thôi.
Xót xa nhìn bụng mình sau sinh, nhưng chị Huyền cho rằng để đánh đổi có được con, thì cũng hoàn toàn xứng đáng.
Lần 3 là rặn được em bé các mẹ ạ. Bác sĩ lật váy mình lên rồi đặt em bé trên bụng, cái cảm giác ấm ấm trên bụng, rồi run run oẹ oẹ. Thực sự lúc ấy không giống như trên phim là chảy nước mắt tuôn trào hạnh phúc đâu vì còn đang chưa hoàn hồn vì đau đẻ.
Sau đấy bác sĩ ấn bụng và lôi nhau ra, ấn day và móc cho ra hết lúc đấy cũng đau lắm. Ôi giờ vẫn không thể tả được hết cảm xúc. Rồi bác sĩ mang em bé đi lau và cân, ghi tên mẹ đeo vào tay và chân bé. Bác sĩ báo em bé 3,6kg, mình cũng thấy tự hào quá. Con mình trộm vía mạnh khoẻ.
Cuối cùng là khâu. Bác sĩ chọc mũi tiêm vào xung quanh vùng rạch, khâu từ trong ra ngoài. Dù có tê nhưng mình vẫn cảm nhận được cái lúc họ thắt chỉ. Đến 2 mũi cuối hết thuốc tê thì đau rúm hết cả vùng kín vào.
Xong xuôi mình được đẩy ra ngoài vào phòng sau đẻ để theo dõi. Sau sinh, mình nằm chờ 4 tiếng mới được ngồi dậy. Mình nằm buồn đi vệ sinh, chồng đỡ vào nhà vệ sinh. Lúc đi thì cảm giác rất xót, rồi đứng dậy thay bỉm thì bị chóng mặt, mắt hoa lên rồi tối sầm, khó thở. Chồng đỡ dựa vào người chồng mà không đứng nổi, lại ngồi xuống bồn cầu và ngất 2 lần trong nhà vệ sinh, chồng rối rít không biết làm gì. Chồng chạy ra mở cửa nhà vệ sinh rồi vào đỡ vợ. Mãi sau mới tỉnh và dìu mình vào phòng nằm tiếp. Thật sự kinh hoàng và đến bây giờ vẫn rất sợ, ám ảnh cảm giác bị choáng như vậy.
Mình nằm nghỉ đủ thời gian thì bác sĩ lại vào kiểm tra, lại ấn bụng và vệ sinh cửa mình để cho sản dịch ra tiếp. Đang đau vết khâu lại bị tác động mạnh vào, đúng là đau không tả được, mình chỉ biết nhắm mắt cắn răng nín thở cho qua. Cuối cùng, mình được chuyển sang phòng sau sinh. Chồng cũng phải dìu từng bước vì bị choáng. Đây là ảnh bụng mình sau sinh, chắc chẳng ai có cái bụng xấu như bụng mình đâu, vành rốn thâm quá mà. Giờ chỉ mong con ngoan khoẻ chứ bụng xấu nữa mình vẫn chịu”.
Chị Huyền chia sẻ thêm, 3 ngày sau sinh chị được xuất viện trong tình trạng đã tạm thời ổn và bình thường nhưng vẫn đau vết khâu tầng sinh môn, người còn hơi run. Một tuần sau khi về nhà, chị đã đỡ hơn. Hiện em bé đã được 11 ngày tuổi, trộm vía ăn ngủ rất ngoan. Mỗi khi nhìn con, chị Huyền lại thấy mọi sự hi sinh của mình là đều hoàn toàn xứng đáng, bởi không niềm vui, hạnh phúc nào sánh được việc ôm con vào lòng.
Theo Helino
'Đại dịch' đẻ mổ trên thế giới
Chỉ trong hai thập kỷ, số ca đẻ mổ trên toàn cầu tăng gần gấp đôi và được xem như "đại dịch" ở một số nước.
Theo AFP, năm 2015 có 29,7 triệu ca đẻ mổ trên thế giới, chiếm 21% tổng số ca sinh nở. Tỷ lệ này được cho là quá cao bởi chỉ 10-15% trường hợp thực sự cần đẻ mổ do biến chứng khi sinh. Năm 2000, số ca đẻ mổ là 16 triệu, chiếm 12% tổng số ca sinh nở.
Cộng hòa Dominica là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ đẻ mổ cao nhất với 58%. Tiếp đến là Brazil, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 50%.
Ảnh: Costumepartyrun.
Bà Jane Sandall, giáo sư khoa học xã hội và sức khỏe phụ nữ tại Đại học King London (Anh), tác giả nghiên cứu cho biết có nhiều lý do khiến phụ nữ ngày càng đẻ mổ nhiều.
Đầu tiên, đó là do sự thiếu thốn hộ sinh để phòng ngừa và phát hiện các tai biến lúc sinh nở. Tiếp đó, nhìn chung, các chuyên gia y tế ít gặp phải rắc rối pháp lý nếu chọn đẻ mổ thay vì đẻ thường. Ngoài ra, nếu chọn đẻ mổ, cả bác sĩ lẫn bệnh viện đều được hưởng "ưu đãi về mặt tài chính".
Nghiên cứu của bà Sandall còn cho thấy khoảng cách giàu nghèo trong chăm sóc y tế. Ở một vài nước thu nhập thấp, số ca đẻ mổ dưới mức trung bình. Đối tượng đẻ mổ chủ yếu là phụ nữ giàu sống tại thành phố bởi người nghèo khó lòng tiếp cận dịch vụ này, dẫn đến sự chênh lệch ngay tại một đất nước. Ví dụ như Trung Quốc, tỷ lệ đẻ mổ dao động từ 4 đến 62% tùy khu vực.
Dù được nhiều cá nhân cho là cách sinh con dễ dàng hơn đẻ thường, đẻ mổ vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. Các nhà khoa học chỉ ra tỷ lệ tử vong và tàn tật của người mẹ sau khi đẻ mổ cao hơn đẻ thường. Đẻ mổ cũng gây ra sẹo tử cung, từ đó dẫn đến chảy máu, mang thai ngoài tử cung, thậm chí sinh non hoặc thai nhi chết yểu trong bụng mẹ. Chưa kể, nhiều bác sĩ trẻ vì đẻ mổ mà mất tự tin vào khả năng đỡ đẻ tự nhiên.
Để hạn chế tình trạng trên, bà Sandall cùng cộng sự cho rằng cần giáo dục, tăng cường kỹ năng hộ sinh; cải thiện kế hoạch sinh nở, chỉ định đẻ mổ khi thực sự cần thiết đồng thời phổ biến cho bà bầu về các nguy cơ có thể xảy ra. "Đẻ mổ là một dạng phẫu thuật với nhiều rủi ro nên cần được xem xét một cách thận trọng", bà Sandall nhấn mạnh.
Minh Nguyên
Theo VNE
Thai phụ và con gái được cứu sống nhờ tai nạn giao thông Bà mẹ người Anh chỉ biết mình mắc chứng tiền sản giật, căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ mang thai sau vụ va chạm giao thông. Chloe Grant gặp tai nạn giao thông khi thai kỳ của cô đang ở tuần thứ 24. Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, các bác sỹ cho biết bà mẹ 20 tuổi mắc...