Câu chuyện đi ăn ngày Tết có phụ thu khiến nhiều người tranh cãi: người mua – kẻ bán ai cũng có cái lý của mình
Đi ăn ngày Tết có phụ thu – chuyện quen rồi nhưng vẫn khiến nhiều người bối rối.
Ngày Tết, ăn mãi những món bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt kho… cũng ngán, nhiều người thường rủ nhau đi ăn hàng cho đổi vị và giải ngấy. Hiểu được điều này, hàng quán bán đồ ăn cũng bắt đầu mở sớm hơn, từ các loại bún phở cho đến cả quán lẩu… Tưởng thế là yên ổn có một bữa ăn ngon đầu xuân, nhưng không, bởi chúng ta lại phải đối mặt với một vấn đề rất nan giải: phụ thu ngày Tết.
Đi ăn tự nhiên có phụ thu: từ ngỡ ngàng chuyển sang bối rối rồi đến tức tối
Thử nghĩ mà xem, bát bún ngày thường 30k, tự nhiên Tết đến hồn nhiên đi ăn chẳng nghĩ ngợi gì, lúc tính tiền lại thấy tận 60k, ai mà không ấm ức? Tuỳ từng hàng quán khác nhau, giá cả cũng tăng lên ở những mức khác nhau. Phụ thu thường thấy là 5k – 10k/một món, có nơi lại tăng lên… gấp đôi giá bình thường, với nhà hàng thì là thêm 10% – 25% tổng giá trị hoá đơn… Rồi có những trường hợp đi ăn nồi lẩu bé xíu xiu mà giá tận 600k. Cũng bởi thế mà có người ngỡ ngàng và bối rối, có người còn thấy tức tối.
Chấp nhận phụ thu ngày Tết đã đành, nhiều người lại ấm ức hơn khi đã chấp nhận trả giá cao rồi nhưng nhận lại sản phẩm không hề tương xứng, hoặc tệ hơn là thái độ phục vụ của nhân viên gắt gỏng, khó chịu… Bên cạnh đó, một tình trạng khiến khách hàng khó chịu khi đi ăn ngày Tết là phụ thu nhưng không hề báo trước. Chính những điều này đã gây nên những luồng tranh cãi từ các cư dân mạng ở vị trí khách hàng.
Khách có lý của khách, quán cũng có cái khó của quán
Xét về phía người bán hàng, việc bỏ ra công sức làm việc vào ngày Tết, khi giá cả nguyên liệu tăng, lương trả cho nhân viên cũng tăng gấp đôi gấp ba, thì quán buộc phải tăng giá lên để có thể chi trả được. Bởi vậy, nếu đứng trên khía cạnh nhà hàng, thì việc phụ thu là vô cùng chính đáng. Nhiều khách hàng hiểu được cũng hiểu và thông cảm cho điều này.
Thêm một vấn đề khác, đó là khi gặp phải những khách hàng khó tính, đòi hỏi quá mức, thậm chí đòi hỏi cả những điều… vô lý, thì việc xảy ra tranh cãi là khó tránh khỏi. Thế mới nói, làm dịch vụ chính là làm dâu trăm họ, nhất là làm hàng ăn uống.
Video đang HOT
Xét cho cùng, khi phụ thu hợp lý, khách vui vẻ thì mọi chuyện lại quá dễ dàng cho cả đôi bên
Phụ thu vừa phải, nhân viên phục vụ niềm nở, khách vui lòng đồng ý, quán kinh doanh cũng thuận lợi hơn. Thế nên xét cho cùng, mọi việc nên có thành ý từ cả 2 phía.
Cũng thật may, chuyện phụ thu đã dần trở nên quen thuộc hơn với khách hàng đi ăn ngày Tết. Các hàng quán cũng đã có thêm nhiều kinh nghiệm phục vụ trong những ngày này. Nhờ thế mà dịp Tết năm nay, chuyện phụ thu đã không còn là vấn đề quá nhức nhối như mọi năm nữa.
Theo Helino
Các bạn Sài Gòn ơi, "số phận" nồi thịt kho nhà các bạn sao rồi?
Ăn trước Tết, dầm dề 4 - 5 ngày Tết rồi, nhìn vào nồi thịt kho vẫn đầy ắp...
Cái Tết của người miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng, nồi thịt kho luôn là món nhất-định-phải-có. Không chỉ dễ làm, dễ ăn, lại còn ngon và để được lâu, thịt kho hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành món ăn ngày Tết. Thế nên dần dà, người miền Nam coi thịt kho là món truyền thống trên mâm cơm ngày Tết.
Nếu ngày thường, nồi thịt kho chỉ nhỏ nhỏ, vừa ăn vài ba bữa thì ngày Tết sẽ to hơn gập bội, đủ ăn cả mấy ngày liền. Thịt kho ăn thì ngon, với cơm, với bánh tét, hay thậm chí là bánh mì, bánh bao nhạt, ăn với món nào cũng ngon. Thế nhưng khi ăn ròng rã suốt 4 - 5 ngày, từ những bữa tất niên trước Tết, rồi cơm cúng chiều 30, rồi mâm cơm mùng 1, mùng 2, mùng 3... ngày nào cũng thấy thịt kho và thịt kho... Nỗi ám ảnh thịt kho với bọn trẻ miền Nam chẳng khác nào nỗi sợ thịt gà luộc với những đứa trẻ miền Bắc.
Chẳng biết từ bao giờ và ở đâu, chỉ biết rằng từ cả chục năm nay, những cái Tết miền Nam đã gắn liền với nồi thịt kho. Ông bà truyền cho bố mẹ, rồi bố mẹ lại truyền cho các con, rồi các cháu... Nồi thịt ngày Tết xuất hiện như một phần không thể thiếu.
Dù Tết năm nào cũng ăn, ăn đến phát ngấy phát sợ lên nhưng thịt kho vẫn điềm nhiên chễm chệ trên mâm cơm Tết của người miền Nam. Cứ kêu sợ, kêu ngấy thế, chứ Tết năm nào mà không làm, hoặc có làm chậm 1 - 2 ngày thôi là lại thấy bứt rứt chân tay không yên: hình như nhà mình vẫn thiếu thiếu cái gì đó.
Làm thịt kho trở thành truyền thống, cũng như kêu than về nồi thịt kho ngày Tết đã trở thành thông lệ. Chỉ khoảng mùng 4, mùng 5 trở đi là thấy khắp các mặt trận đủ các kiểu kêu ca rồi!
- Nhà ai vẫn còn thịt kho giống nhà tôi không?
- Sao cái nồi thịt kho nhà mình như cái nồi cơm Thạch Sanh vậy, ăn mãi không hết là sao?
- Bao giờ mới thoát khỏi thịt kho hả trời?!!
Nhưng kêu thế thôi, Tết là vẫn phải có thịt kho nhé!
Nguồn: Kaa Illustration.
Theo Helino
Khoe hình tủ lạnh nhà mình sau 3 ngày Tết, cô gái khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa: Trong ảnh là bánh chưng hay bánh tét? Không chỉ ngập tràn trong tủ lạnh của cô gái sau 3 ngày Tết, cái tên chính xác của loại bánh xuất hiện trong ảnh cũng khiến dân mạng nổ ra cuộc tranh cãi đầu năm. Trước Tết, dân tình đua nhau khoe chiếc tủ lạnh nhà mình ngập tràn đồ ăn, bánh trái tự chuẩn bị để "xử" trong những ngày rảnh...