Câu chuyện đằng sau thương vụ 68,7 tỷ USD của Microsoft
Đánh lạc hướng dư luận, cạnh tranh với 4 công ty khác và phí thanh lý hợp đồng khổng lồ là những gì Microsoft thực hiện khi sáp nhập Activision Blizzard.
Sau cuộc thương thảo kéo dài gần 2 tháng giữa ban lãnh đạo của Microsoft và Activision Blizzard, Microsoft đã mua đứt hãng đứng sau trò chơi Call of Duty với 68,7 tỷ USD tiền mặt.
Theo hồ sơ nộp cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), Microsoft phải cạnh tranh với 4 công ty khác trong công cuộc giành lấy quyền mua lại hãng game nổi tiếng.
Điều gây ấn tượng trong thương vụ chính là các sự kiện và mốc thời gian. Theo WSJ, ngày 16/11, Bobby Kotick, CEO của Activision Blizzard bị cáo buộc đã ngược đãi nhân viên. 2 ngày sau, Phil Spencer, Giám đốc mảng Xbox của Microsoft đã viết trong email gửi nhân viên rằng ông “cảm thấy kinh khủng và bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Bobby Kotick”.
Thương vụ sáp nhập Activision Blizzard với nhiều điểm ấn tượng của Microsoft.
Video đang HOT
Ngay sau khi sự kiện của ông Bobby được giới báo chí phanh phui, đội ngũ Microsoft đã liên lạc với Activision Blizzard với lý do “đánh giá lại mối quan hệ giữa hai bên” là điểm gây chú ý. Theo The Verge, ông Phil Spencer có ý định mua đứt studio làm game này khi tin xấu về ban lãnh đạo của Activision được đưa ra.
Buổi trao đổi đầu tiên giữa 2 công ty diễn ra chỉ một ngày sau thời điểm Giám đốc mảng Xbox chỉ trích Bobby Kotick.
Ngoài chuyện đánh lạc hướng dư luận, bộ hồ sơ còn cho biết Microsoft không phải là bên duy nhất muốn “thôn tính” Activision Blizzard.
“ Công ty Microsoft mong muốn có một buổi họp giữa đội ngũ Activision Blizzard và CEO của chúng tôi, ông Nadella trong vài ngày tới nhằm thảo luận các vấn đề mang tính chiến lược”, hồ sơ đề cập. Trong buổi họp ngày hôm sau, Satya Nadella, CEO Microsoft đã đề nghị “được quyền sáp nhập Activision Blizzard”.
Bộ hồ sơ không ghi chi tiết 4 đối thủ của Microsoft trong thương vụ này mà chỉ rút gọn bằng các chữ cái: A, C, D và E. Tuy nhiên, các đối thủ này đã rút lui sau vài vòng thương thảo vì nhiều lý do. Đơn cử như công ty E cho biết họ không thể mua toàn bộ cổ phần của Activision Blizzard, Microsoft ngay lập tức đã chớp lấy thời cơ.
Trong điều khoản liên quan đến thanh toán, Microsoft sẽ phải đóng phí thanh lý hợp đồng 2-3 tỷ USD nếu Bộ Tư pháp Mỹ không thông qua thương vụ do luật chống độc quyền. Ngược lại, nếu các cổ đông của Activision Blizzard không đồng ý việc sáp nhập, họ cũng phải trả khoản phí 2,27 tỷ USD.
Khoản phí thanh lý dùng để bảo vệ quyền lợi của các bên trong trường hợp thương vụ đổ vỡ. Mặc dù các thương vụ lớn hiếm khi bị hủy, sự kiện Nvidia thất bại trong việc mua lại công ty bán dẫn Arm với mức giá 40 tỷ USD là bài học nhãn tiền. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã yêu cầu Nvidia dừng thương vụ với lý do chống độc quyền.
Microsoft chỉ mới đạt được thỏa thuận và “công cuộc sáp nhập vẫn chưa kết thúc”, Brad Smith, Chủ tịch Microsoft chia sẻ với CNN. Ông Smith cho rằng FTC hay SEC có thể chặn đứng thương vụ bất cứ lúc nào.
Kotick, CEO của Activision Blizzard sẽ kiếm được hơn 410 triệu USD nếu thương vụ hoàn thiện, theo ước tính từ The Verge. Ngoài ra, ông Kotick còn sở hữu quyền mua 2,2 triệu cổ phiếu Blizzard, vốn có thể đem về cho vị CEO thêm hàng trăm triệu USD.
Công cuộc thâu tóm hãng trò chơi điện tử Activision Blizzard là bước đầu trong kế hoạch chinh phục vũ trụ ảo (metaverse) của Microsoft. Metaverse của Microsoft được xem là đối thủ trực tiếp với Horizon của Facebook (hiện đổi tên thành Meta).
Cổ phiếu đạt đỉnh, CEO Microsoft bán ra một nửa số cổ phần trị giá gần 300 triệu USD
CEO Satya Nadella vừa mới bán ra 840.000 cổ phiếu của Microsoft, trị giá hơn 285 triệu USD.
Theo báo cáo của Wall Street Journal, CEO Satya Nadella đã bán ra một nửa số cổ phần của mình tại công ty Microsoft. Theo đơn đệ trình lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ vào tuần trước, ông Nadella đã bán 838.584 cổ phiếu Microsoft trong vòng hai ngày. Trước đó, CEO của Microsoft vẫn còn nắm giữ khoảng 1,7 triệu cổ phiếu của công ty.
Giao dịch này mang lại cho CEO Satya Nadella số tiền hơn 285 triệu USD. Theo InsiderScore, đây là thương vụ giao dịch lớn nhất từ trước đến nay của CEO Microsoft.
Người phát ngôn của Microsoft cũng cho biết: "Satya đã bán khoảng 840.000 cổ phiếu công ty, vì lý do lập kế hoạch tài chính cá nhân và đa dạng hóa đầu tư. Số cổ phần mà ông ấy nắm giữ đã vượt hơn rất nhiều yêu cầu nắm giữ mà hội đồng quản trị Microsoft đặt ra. Ông ấy vẫn cam kết với sự thành công của công ty".
Kể từ khi ngồi vào ghế giám đốc điều hành của Microsoft vào năm 2014, Satya Nadella đã góp công lớn vào sự thay đổi vận mệnh của gã khổng lồ phần mềm. Biến Microsoft trở thành một trong những công ty có giá trị lớn nhất thế giới, bằng cách tập trung vào điện toán đám mây và cung cấp cho các doanh nghiệp lớn.
Gã khổng lồ phần mềm hiện đang có giá trị vốn hóa là 2,53 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 780% kể từ khi CEO Satya Nadella bắt đầu điều hành công ty.
Trong thời kỳ đại dịch, hoạt động kinh doanh của Microsoft thậm chí còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn, khi các tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với làm việc từ xa. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 50% riêng trong năm nay. CEO Nadella cũng đã được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft vào tháng 6 vừa qua.
CEO Microsoft: Phẩm chất này còn quan trọng hơn tài năng hay kinh nghiệm Theo CEO Microsoft Satya Nadella, có một phẩm chất còn quan trọng hơn cả tài năng và kinh nghiệm, và nó là điều ai cũng có thể học được. CEO Microsoft Satya Nadella. Microsoft là doanh nghiệp lớn với nhiều bộ phận, nhân viên và sản phẩm. Công ty sản xuất mọi thứ, từ hệ điều hành máy tính đến dịch vụ điện...