Câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành
Ở phường Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) có một nơi mà những người dân vẫn gọi bằng cái tên “ thôn Việt Triều”, nơi người ta vẫn kể cho nhau nghe về lần Bác Hồ đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành về thăm.
Nguồn gốc cái tên “thôn Việt Triều”
Trong những ngày Hà Nội đang náo nức chuẩn bị cho hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, người dân ở Tổ dân phố Quán La (phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tự hào nhắc tới chuyến thăm của nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên, Chủ tịch Kim Nhật Thành đến nơi này hơn nửa thế kỷ trước.
Ông Nguyễn Văn Ngư (77 tuổi) cho biết những người có tuổi như ông hiện vẫn gọi nơi này là thôn Việt Triều, bởi vì ở đây có Hợp tác xã Việt-Triều Hữu nghị, một biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và Triều Tiên. Vào năm 1958, Bác Hồ về thăm tổ đổi công xã Xuân La, thấy bà con nông dân làm ăn tiến bộ, biết đổi công cho nhau để làm ăn tốt hơn, thấy có cơ hội phát triển, Bác đã trao đổi với phía Triều Tiên mời phía bạn về thăm.
Bức ảnh Bác Hồ đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành về thăm HTX Việt-Triều hữu nghị mà người dân nâng niu, gìn giữ.
Từ tháng 2.1964, phía Việt Nam đã đưa đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên về thăm xã Xuân La, sau đó đã kết nghĩa với một HTX ở Triều Tiên nhằm nhân điển hình lên. Ở Việt Nam, đã hình thành HTX Việt-Triều hữu nghị gồm cả 4 thôn ở xã Xuân La, còn ở Triều Tiên là HTX Triều-Việt hữu nghị.
Sau đó, phía Triều Tiên đã gửi một số công cụ sang tặng HTX Việt-Triều hữu nghị như: xe tải 2,5 tấn, máy cày, máy bơm nước…
Vào ngày 23.11.1964, ông Ngư khi đó mới 22 tuổi đã cùng các xã viên khác vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành đến thăm. Ông kể cả HTX không ai biết trước sự việc này. Sáng hôm đó mới có cán bộ thông báo sẽ có đoàn về thăm, người dân đã tập trung hai bên đường vẫy cờ Việt Nam-Triều Tiên và hoa chào mừng. Đường làng lúc đó vẫn là đường đất rải sỏi, bờ cỏ hai bên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành đến đầu làng vào khoảng 10 giờ sáng. Hai lãnh tụ cùng đoàn cán bộ đã xuống xe từ cây gạo đầu làng, đi chung quanh có rất nhiều người làm nhiệm vụ phiên dịch và bảo vệ. Bác và Chủ tịch Kim Nhật Thành đi tham quan từ cánh đồng trước, trò chuyện với bà xon xã viên đang gặt lúa, tới thăm nhà trẻ của HTX Việt-Triều, thăm trại chăn nuôi và trò chuyện với bà con ở sân đình làng.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Mầu (76 tuổi, giáo viên tại nhà trẻ lúc đó) lúc đó từ già, trẻ, lớn bé ai cũng phấn khởi, tất cả nhân dân ra đón đại biểu về thăm trong không khí tưng bừng, vui vẻ. Vị trí nhà trẻ trước đó giờ đã trở thành trụ sở tuần tra nhân dân và khai báo tạm trú, tạm vắng khu dân cư số 5 phường Xuân La.
Nói chuyện với bà con tại sân đình, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành nói ông từ Triều Tiên sang thăm Việt Nam, nhân dịp này kết nghĩa 2 HTX của Việt Nam và Triều Tiên, có tặng phẩm tặng bà con, và sẽ có dịp mời bà con sang thăm HTX Triều Việt hữu nghị tại Triều Tiên. Ông cũng khen làng có nhiều cây to xanh tốt, bà con sản xuất nông nghiệp nhiều tiến bộ, chúc bà con sản xuất được nhiều lúa gạo cho tiền tuyến.
Ông Nguyễn Văn Ngư (phải) ông Nguyễn Văn Hải ôn lại những kỷ niệm về bức ảnh.
Sau đó, đã mang máy bơm do Triều Tiên tặng ra hồ bầu dục của xã bơm trực tiếp, cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành, đoàn đại biểu cùng bà con trong HTX xem máy bơm hoạt động, người dân trực tiếp thấy trong vòng hơn 1 tiếng máy bơm đã hút nước lên cạn hồ đã hoan hô reo mừng rất phấn khởi.
Câu chuyện về bức ảnh đá
Trong nhà ông Nguyễn Văn Hải (63 tuổi) có treo bức ảnh bằng đá có hình Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành đang được người dân Xuân La chào đón. Đứng bên cạnh Bác Hồ là cha của ông, cụ Nguyễn Văn Vượng (tên thường gọi là Viên, hiện đã qua đời). Lúc đó, cụ Vượng là Bí thư Đảng bộ đầu tiên của xã Xuân La, là người trực tiếp ra đón đoàn.
Ông Hải cho biết năm đó ông mới 7 tuổi nhưng đến giờ vẫn nhớ như in sự việc. Lúc đó sau khi nói chuyện, Chủ tịch Kim Nhật Thành đã ngỏ ý muốn vào thăm nhà Bí thư HTX Việt Triều hữu nghị xem như thế nào, và đoàn đã đến thăm nhà ông. Cũng như mọi nhà khác trong thôn, nhà ông lúc đó là nhà tranh vách đất. Đoàn vào nhà lúc trưa, ông đi học về và đang ăn cơm. Nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành đã tặng gia đình ông một bức tranh lụa thêu hình Bác Hồ rất đẹp của Triều Tiên và gia đình vẫn luôn gìn giữ, nâng niu.
Khi đoàn ra về, phía HTX đã tặng dfoàn nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành một buồng dừa thật to, buồng chuối thật đẹp của bà con trồng.
Lúc đó, đời sống còn khó khăn. Ông Hải kể chiếc áo vest mà bố ông mặc để ra đón khách quý là áo đi mượn của đơn vị bộ đội đóng quân trong làng.
Bây giờ nhắc lại câu chuyện, ông Hải vẫn xúc động rơm rớm nước mắt vì trong lúc Việt Nam khó khăn, Triều Tiên có những công nghệ, ủng hộ Việt Nam, cũng như sau này Chủ tịch Cuba Fidel Castro nói “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Những tặng phẩm của Triều Tiên đã đưa HTX Việt Triều hữu nghị trở thành HTX đầu tiên của miền Bắc có máy cày, máy kéo, ô tô, có thể nói là hiện đại nhất lúc đó.
Từ đó đến nay, thi thoảng người của Đại sứ quán Triều Tiên vẫn về thăm nơi này. Đặc biệt, năm 2013, nhiều cán bộ Đại sứ quán có về thu thập tư liệu, thăm lại những địa điểm nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành đã thăm: cánh đồng, nhà trẻ, nơi gặp gỡ ở sân đình…
Còn ông Ngư cho biết 10 năm qua ông và người dân nơi đây ấp ủ mong muốn xây dựng khu lưu niệm về sự kiện này. Ngày nay, sân đình đã được người dân góp công sức, tiền của tôn tạo thành khu lưu niệm địa điểm Bác Hồ và nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành về thăm, đã dựng tượng Bác bằng đồng đỏ mạ vàng và dự kiến sẽ dựng phù điêu đá mô tả bức ảnh chụp Bác và Chủ tịch Kim Nhật Thành. Tuy thôn Việt Triều xưa đã có quá nhiều thay đổi, những cây cổ thụ nơi đây vẫn được lưu giữ che bóng mát sân đình như ngày Bác Hồ và Chủ tịch Kim về thăm.
Ông Hải chia sẻ ông hết sức vui mừng khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm chính thức Việt Nam dịp này, thắt chặt quan hệ truyền thống giữa hai nước qua những thăng trầm. Ông cũng mong nhân dịp này, đoàn của Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam sẽ tới thăm và thấy địa điểm lịch sử này đã được người dân tôn tạo lại kh
Theo Dương Ngọc (Người lao động)
Nghĩ về một niềm trăn trở của Người
Đấu tranh chống Chủ nghĩa cá nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên là vấn đề quan tâm thường xuyên cho đến cuối cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh để Đảng luôn giữ vững bản chất cách mạng của mình. Trong mùa xuân 50 năm trước, Người đã để lại cho chúng ta những lời dặn dò sâu sắc, cho đến hôm nay càng hiện rõ giá trị.
1. Trong dịp kỷ niệm thành lập Đảng năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao Ban Tuyên huấn chuẩn bị một bài viết theo những gợi ý của Người. Thoạt đầu, Người đặt đầu đề bài báo là Phải chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Đồng chí Tố Hữu trình bày ý kiến xin sửa lại đầu đề này, đưa vế "Nâng cao đạo đức" lên trước vế "chống chủ nghĩa cá nhân", vì Bác đặt đầu đề như vậy thì "mạnh" quá. Bác hỏi đồng chí Vũ Kỳ: Ý chú thế nào? Đồng chí Vũ Kỳ thưa là đồng ý với ý kiến của đồng chí Tố Hữu.
Bác ngồi yên một lát, rồi nói: "Bác hỏi các chú điều này: Các chú tiết kiệm mua được một bộ bàn ghế, giường tủ mới. Trước khi khiêng vào phòng, các chú có đưa đồ cũ ra, có quét sạch sẽ không hay là cứ để rác rưởi, bẩn thỉu mà kê đồ mới vào? Các chú nói có lý nhưng chưa hợp lý. Vì các chú là đa số nên Bác phải nhượng bộ. Đổi đầu đề bài viết, nhưng trong bài dứt khoát phải để nguyên ý của Bác là "quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng". Bài viết của Bác ký tên T.L, đã đăng trên trang nhất báo Nhân Dân ngày 3.2.1969. Bài viết này cũng là lời căn dặn cuối cùng của Người về xây dựng Đảng trước khi công bố những dòng Di chúc: Trước hết nói về Đảng...
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân và Nâng cao đạo đức cách mạng là hai việc phải làm đồng thời, như hai mặt biện chứng của một vấn đề, nhưng Người muốn nhấn mạnh tinh thần đấu tranh kiên quyết loại trừ những thói hư tật xấu để làm trong sạch đội ngũ. Điều đó cũng đơn giản, dễ hiểu như việc quét dọn sạch sẽ trước khi kê đồ đạc mới vào nhà.
Khi chúng ta vun đắp, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp cho xã hội mới, cần nhấn mạnh (hơn) đến nhiệm vụ "xây". Khi muốn điều trị một "căn bệnh" đã làm nảy sinh nguy cơ có thể làm hại đến "sức khỏe" của Đảng, chúng ta đề cao những biện pháp chống - tựa như việc dùng kháng sinh hay thậm chí là phẫu thuật. Từ khi trở thành Đảng cầm quyền, một bộ phận cán bộ đảng viên được giao trọng trách giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước với danh vị cùng những đặc quyền, đặc lợi đã bị "căn bệnh" chủ nghĩa cá nhân làm cho thoái hóa, biến chất. Hiện tượng này đã xuất hiện và Người thấy rằng phải cảnh báo sớm.
Trong bài viết, sau khi biểu dương "những đảng viên trung kiên, gương mẫu làm nên những thành tích vẻ vang", Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê bình "một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém. Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo "mình vì mọi người" mà chỉ muốn "mọi người vì mình".
Để "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", Người căn dặn những việc cần làm: "Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ".
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một luận điểm quan trọng: "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân". Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của những "căn bệnh" làm hư hỏng đội ngũ cán bộ đảng viên, làm tha hoá tổ chức Đảng, các cơ quan chính quyền và đoàn thể. Những cán bộ đã bị "nhiễm bệnh" làm cho các tổ chức của Đảng, của Nhà nước, và các đoàn thể nhân dân bị biến chất, pháp luật bị khinh nhờn, kỷ cương bị buông lỏng, đạo đức cách mạng xuống cấp, nhân dân mất lòng tin vào Đảng, vào Chính phủ. Đây là nguy cơ nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân.
Chủ nghĩa cá nhân đặc biệt nguy hiểm và khó chống vì nó là kẻ thù vô hình, lại nằm trong chính bản thân mỗi con người, nó là gốc của mọi "bệnh", nó sinh ra nhiều "bệnh" khác. Chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm còn bởi vì những "căn bệnh" do nó gây ra dễ mê hoặc con người, tạo cho những kẻ "mắc bệnh" những niềm sung sướng, mãn nguyện (dù là giả tạo, tạm thời), gây nhiều cám dỗ nên nhiều khi biết mà khó tránh.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bí quyết để chống CNCN trước hết ở ngay trong tư tưởng của mỗi cán bộ, đảng viên. Mỗi người cần luôn cảnh giác đề phòng mọi biểu hiện của những căn bệnh chủ nghĩa cá nhân và chống nó bằng cách luôn phấn đấu, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng. Để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, phương cách tốt nhất đối với mỗi cán bộ, đảng viên được Người chỉ rõ là phải tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên, nghiêm túc, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. "Mỗi cán bộ, đảng viên mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng".
Kiên quyết hơn, triệt để hơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ và "mổ xẻ" từ sớm "căn bệnh" CNCN trong cán bộ, đảng viên. Người cũng đưa cho chúng ta những phương cách chữa "căn bệnh" đó. Những luận điểm của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân cũng đã được Đảng quán triệt trong nhiều văn kiện, được triển khai mạnh mẽ trong thực tiễn, đặc biệt là từ hai nhiệm kỳ gần đây. Nhưng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng hôm nay vẫn đang đòi hỏi một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, kiên quyết hơn nữa, triệt để hơn nữa theo đúng tinh thần đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ tại Hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, tháng 7.1962: "Cuộc vận động này là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu.
Theo Danviet
"Lồng thép" để nhốt quyền lực, ngăn chặn, đẩy lùi mọi tiêu cực Theo PGS -TS Bùi Đình Phong, vấn đề kiểm soát quyền lực của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và gắn với thực tế hiện nay, phải rất quan tâm và đặc biệt chú ý đến "cái lồng nhân dân". Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh TL). Cách đây 50 năm, vào dịp thành lập Đảng ngày 3.2.1969, với...