Câu chuyện của người phụ nữ tìm lại hạnh phúc sau 2 năm khóc thầm vì nghĩ tới ly hôn
Trước khi có một cuộc sống yên bình như hiện nay, ít ai nghĩ rằng bà mẹ đơn thân Phan Thanh (30 tuổi) đã từng trải qua không ít khoảnh khắc thực sự khó khăn khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc không trọn vẹn và sự đổ vỡ.
Hạnh phúc giản đơn của Thanh và bé Sanmi trong hiện tại.
Yêu 5 năm, chung sống 5 năm, tính ra đã ngót nghét cả chục năm, Phan Thanh chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn cùng chồng. Cho tới khi cuộc sống nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến hai người không còn có thể tiếp tục đi chung một con đường.
Còn nhớ cách đây 4 năm khi đứng trước quyết định ly hôn, Thanh đã đắn đo rất nhiều. Vợ chồng gắn bó với nhau cả chục năm, cuộc sống có lúc khó khăn bộn bề, có khi vất vả tưởng chừng muốn bỏ cuộc ngay lập tức nhưng cô chịu đựng và nhẫn nại chỉ vì một lý do duy nhất là yêu chồng và thương con. Đến khi hôn nhân rơi vào ngõ cụt, suy nghĩ duy nhất của cô đó là nếu thoát khỏi nơi đó, bản thân mình sẽ cảm thấy thoải mái và không gò bó tâm hồn: “Mình cứ nhẫn và nhẫn, đến lúc không thể nhẫn được nữa, mình mới buông bỏ mà ra đi”.
Cuộc chia ly giữa hai vợ chồng diễn ra êm đẹp, không có tài sản chung nên bé Sanmi được mẹ nhận nuôi mà không hề có bất cứ một sức ép nào cả. Tuy vậy, với Thanh, áp lực tinh thần mới khiến cô thực sự mệt mỏi.
Đến khi đối diện với cuộc sống của một bà mẹ đơn thân, điều khiến cô cảm thấy lăn tăn nhất, suy nghĩ nhiều nhất là con gái. Đôi lúc, Thanh tự trách mình vì đã không thể cho con một mái ấm đầy đủ. “Mình rất đau lòng khi nghĩ tới con, rồi băn khoăn không biết cuộc sống của con sau này sẽ như thế nào. Mình trách bản thân nhiều, tại sao mình không cố chịu đựng thêm để con mình có một gia đình như những đứa trẻ khác. Đến mức 2 năm đầu ly hôn, đêm nào mình cũng suy nghĩ và khóc một mình. Tủi thân và cô đơn là hai tâm trạng mình thường xuyên mang trong người suốt quãng thời gian đó”, Thanh bộc bạch.
Khi hạnh phúc đã vượt quá tầm tay, Thanh cũng may mắn khi có gia đình và bạn bè luôn bên cạnh an ủi, động viên tinh thần để từ đó cô có thêm niềm tin vào cuộc sống. Cho tới hiện tại, cô đã tạm cảm thấy hài lòng với hạnh phúc yên bình bên con gái nhỏ. Hai mẹ con thuê một ngôi nhà ở cùng bố mẹ và anh chị. Cô làm công việc của một người bán vé xe, có những thú vui riêng, những buổi đi chơi vui vẻ và thoải mái bên những người bạn thực sự hiểu mình.
Mỗi buổi sáng mẹ bận việc, Sanmi được ông bà ngoại đưa đi học, chiều mẹ đón về. Nếu mẹ làm ca chiều thì Sanmi theo mẹ đến trường, tan lớp đã có ông bà đón về. Mỗi tối rảnh rỗi, mẹ Thanh đưa Sanmi đi dạo vòng bờ biển, đến những trung tâm vui chơi của thiếu nhi hay ngồi la cà café cùng vài người bạn. Có đôi khi, chỉ hai mẹ con đóng vai những người bạn thân thủ thỉ bên nhau.
Video đang HOT
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy với hai mẹ con đều tràn ngập niềm vui.
Cuộc sống của hiện tại bình yên và vừa đủ hạnh phúc khiến bà mẹ đơn thân chưa nghĩ tới chuyện sẽ đi bước nữa hay bù đắp cho con gái một gia đình mới. Bù lại, Thanh luôn tìm cho mình những niềm vui mới để hiểu thêm nhiều điều thú vị về ý nghĩa cuộc sống. Ngoài thời gian đi học, đi làm, hai mẹ con còn tham gia một hội từ thiện, nhờ đó để thấy cuộc sống có nhiều điều đáng quý và trân trọng. “Mình muốn cho con đi nhiều để cháu nhìn nhận cuộc sống tốt đẹp hơn, để thấy rằng ngoài kia còn những hoàn cảnh khó khăn hơn rất nhiều lần và hiểu về tình yêu thương giữa người với người hay biết giúp đỡ người khác”, Thanh tâm sự.
Chồng cũ đã có hạnh phúc mới nên thời gian dành cho con cũng ít hơn trước nhưng với lòng tự trọng của một bà mẹ đơn thân, Thanh không hề có suy nghĩ muốn làm phiền tới cuộc sống mới của chồng cũ. Thỉnh thoảng, Sanmi được bố chở về nhà nội chơi. Chuyện hai bố mẹ chia tay, đôi lúc Sanmi đem thắc mắc đó hỏi mẹ nhưng vì đầu óc ngây thơ của con chưa thể hiểu việc ly hôn là như thế nào nên mẹ có hẹn rằng: khi nào con lớn, mẹ sẽ giải thích rõ cho con hiểu.
Tâm sự về sự lạc quan trong hiện tại, cô chỉ nhẹ nhàng chia sẻ: Cho dù không có chồng bên cạnh nhưng một người mẹ đơn thân vẫn hoàn toàn có thể có một cuộc sống tốt, thậm chí rất tốt nếu tìm được cho mình những niềm vui riêng. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nhưng nếu ai có chung hoàn cảnh giống mình thì đừng bao giờ gục ngã, hãy mạnh mẽ và tự tin vào chính bản thân mình vì có thể cánh cửa này đóng lại thì sẽ còn nhiều cánh cửa khác mở ra. Thời nay việc cam chịu và chấp nhận cuộc sống làm cái bóng sau lưng chồng, theo mình thì sẽ dần không còn nữa bởi nam nữ bình đẳng, tốt nhất là không phụ thuộc vào chồng quá nhiều”, Thanh cho hay.
Cuộc sống muôn màu, chuyện một bà mẹ đơn thân sống cùng con gái, với nhiều người là đủ nhưng người khác nhìn vào có thể sẽ thấy thiếu. Tuy vậy, có một điều mà bà mẹ một con chắc chắn rằng tương lai của hai mẹ con chắc chắn sẽ chỉ là hạnh phúc và bình yên bởi đi qua đổ vỡ, cô đã có được một bài học quý giá về cách trân trọng cuộc sống hiện tại.
Một buổi sáng bình yên của bé Sanmi và mẹ:
Những sáng bình yên bên mẹ.
Chuẩn bị cho những buổi tới trường.
Chăm chút cho con gái.
Theo mẹ đến trường…
Theo Afamily
Mẹ chồng cạn tình, con dâu chỉ biết khóc thầm
Trước khi lấy nhau, chồng tôi từng nói: "Vợ không lấy người này thì có thể lấy người khác, nhưng bố mẹ anh thì chỉ có một. Em làm vợ anh thì phải xác định coi bố mẹ chồng như bố mẹ mình..."
ảnh minh họa
Nghe anh nói, tôi cũng chột dạ, nhưng vì quá yêu, hơn nữa những điều anh nói cũng không có gì sai trái nên tôi hứa sẽ yêu quý bố mẹ anh như bố mẹ mình. Vậy là sau khi kết hôn, chúng tôi cũng không ra ở riêng dù gia đình anh có đủ điều kiện mua nhà cho hai đứa.
Nhà chồng năm tầng rộng thênh thang, đầy đủ tiện nghi nhưng không có giúp việc, bởi bố mẹ chồng muốn tôi phải tự biết thu dọn quạnh quẽ nhà cửa. Bố mẹ anh đều là trí thức về hưu nên tính tình khá nghiêm khắc, cầu toàn. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều phải xin phép, hai ông bà đồng ý mới được làm.
Bắt đầu từ những điều riêng tư nhất như hai vợ chồng mua giường bao nhiêu tiền, chăn ga phủ màu gì, tủ quần áo, bàn trang điểm kê thế nào cho hợp tuổi đều được mẹ chồng chỉ định. Tôi dù thích mặc đồ màu trắng nhưng theo mẹ chồng, suốt ngày mặc như "nhà có tang" khiến tôi ái ngại, dẹp bớt sở thích của mình sang một bên.
Bữa ăn hằng ngày cũng không được tự ý quyết định. Từ ngày về làm dâu, tôi không còn được ăn những món mình ưa thích như gà chiên, gà rán hay sốt béo ngậy. Thay vào đó, thực đơn nhiều rau, hay những món ăn nhạt nhẽo được lặp đi lặp lại. Nếu thèm thuồng thì tôi sẽ tìm cách ra ngoài ăn, chứ không dám mua đồ về nhà. Nếu để mẹ chồng phát hiện, nhất định tôi sẽ bị chồng trách mắng thậm tệ.
Dù trước khi kết hôn, tôi đã xác định tư tưởng phải nhẫn nhịn hết sức có thể, vì nhà chồng toàn người gia trưởng và kĩ tính, nhưng càng nhịn, tôi càng không thể ngờ gia đình anh lại có thể quá quắt đến mức cạn cả tình người. Đối với con cái ruột thịt, bố mẹ anh mềm mỏng, khéo léo bao nhiêu, thì đối với con dâu, gia đình anh lạnh nhạt, soi mói bấy nhiêu.
Tôi tủi thân khóc thầm, lấy hết can đảm tâm sự với chồng mong nhận được sự chia sẻ, thì bị anh mắng té tát, chì chiết. Anh dùng những lời nói cay nghiệt mà nhiếc móc khiến tôi ngạc nhiên, bởi nói trước kia khi yêu nhau chưa bao giờ tôi thấy anh nặng lời như vậy. Với anh, bố mẹ anh là trên hết, là tất cả. Nếu tôi không làm bố mẹ chồng vừa lòng thì đó hoàn toàn do lỗi của tôi.
Tôi cứ cố gắng chịu nhẫn nhịn như vậy, cho đến một ngày bố đẻ tôi ngã bệnh, phải đi cấp cứu trên bệnh viện cách nhà gần 100 cây số. Mẹ tôi đang chăm cháu ngoại còn nhỏ, chị dâu vừa ở cữ, anh trai lại đi làm xa. Tôi sốt ruột đánh liều xin phép mẹ chồng cho về nhà chăm bố dăm bữa, nửa tháng, đến khi sức khỏe bố khá hơn, tôi sẽ thuê người chăm sóc. Thật không ngờ, mẹ chồng mặt nặng như chì. Bà thản nhiên:
"Đã về làm dâu thì là con cái nhà này, phải có trách nhiệm với gia đình này. Không cần biết cô làm thế nào, đi chăm bố cũng được nhưng cứ đúng ba bữa phải về cơm nước dọn dẹp đầy đủ. Chúng tôi cưới vợ cho con trai để mong báo hiếu chứ không phải để hầu."
Nghe bà nói thế, tôi đứng chết trân. Tôi không hiểu tại sao một người có học thức đàng hoàng, lại có thể cư xử một cách thiếu tình người. Như giọt nước làm tràn ly, tôi cố gắng thu xếp công việc rồi gói ghém đồ đạc về nhà, mặc kệ tất cả. Chồng tôi chỉ gọi một cuộc điện thoại duy nhất để trách móc chứ không nghe vợ giải thích. Suốt thời gian sau đó, chưa một lần thấy bóng dáng anh lên thăm bố vợ.
Tôi cố giấu những giọt nước mắt đắng nghẹn khi bố mẹ hỏi khi nào con rể đến thăm. Cuộc đời quả thật không ai biết trước được chữ ngờ. Khi yêu thì nói bao lời ngọt ngào, đến khi cưới rồi mới vỡ lẽ. Tôi không muốn cuộc hôn nhân này tan vỡ, nhưng cứ nghĩ đến gia đình độc đoán đó, tôi lại cảm thấy đau lòng. Tôi có nên chấm dứt tất cả, tìm cho mình một lối đi riêng không?
Theo Iblog
Tuyệt vọng vì chẳng thể cho chồng được làm cha Bao đêm nằm khóc thầm, thương chồng vì những lời hỏi han vô tình của bạn bè, người thân mà anh phải cố chịu, cố giấu để che chở cho tôi. Tôi và anh yêu nhau 6 năm rồi cưới. Chúng tôi là bạn học cấp 3 và yêu nhau từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng xảy ra sự chia...