Câu chuyện của đứa con đã bị trầm cảm tới 10 năm nhưng mẹ không hề hay biết khiến các phụ huynh giật mình
Trầm cảm có thể bóp méo suy nghĩ của trẻ, làm trẻ cảm thấy giá trị bản thân bị thu hẹp lại.
Trầm cảm vốn là căn bệnh ít được mọi người quan tâm đúng mực và trầm cảm ở trẻ nhỏ lại càng không được để ý tới, thậm chí đa số đều nghĩ rằng “trẻ con thì có gì mà trầm cảm”. Tuy nhiên, trầm cảm ở trẻ em có xu hướng biểu hiện theo nhiều cách khác nhau hơn là ở người lớn.
Hầu hết trẻ em và thiếu niên bị trầm cảm sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thường cảm thấy đau ở đâu đó trên cơ thể. Trẻ thường không thích thú với những thứ xung quanh, tự thu mình lại và tỏ ra chán nản. Trong tâm lý học gọi đây là mất khả năng trải nghiệm sự thoải mái, trẻ thường “đặt đâu ngồi đó” trong khi chơi, khi gặp bạn bè, ở trường và không hứng thú với những sở thích mà trước kia trẻ rất thích.
Tuyệt vọng và bất lực có thể biểu hiện ra một cách tiêu cực như tự nói chuyện, tự chê trách bản thân bằng các cụm từ như “Mình xấu”, “Mình không thể làm gì đúng cả”… Trầm cảm có thể bóp méo suy nghĩ của trẻ, làm trẻ cảm thấy giá trị bản thân bị thu hẹp lại. Trẻ sẽ cảm thấy mình vô giá trị, không ai thương nổi, vô dụng và ngu ngốc.
Mới đây, câu chuyện của một đứa trẻ chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc về những cảm giác khi bị trầm cảm suốt 10 năm mà mẹ không hề hay biết khiến các phụ huynh phải giật mình. Hơn một lần đứa trẻ này đã bảo mẹ đưa đi bác sĩ tâm lý nhưng đều bị gạt đi với lý do “đang yên đang lành” làm sao phải đi bác sĩ? Tâm lý đứa trẻ này đã bất ổn tới mức nhiều lần nghĩ đến chuyện tự tử nhưng người mẹ thì vẫn nghĩ con chỉ là nhõng nhẽo, đòi hỏi rồi kể với người khác như một câu chuyện cười…
- Mẹ ơi con có thể đến bác sĩ tâm lý được không?
- Đó là nơi dành cho những người đầu óc có vấn đề, con đang yên đang lành đến đó làm gì?
Video đang HOT
- Mẹ ơi, có thể dẫn con đến bác sĩ tâm lý được không?
- Tại sao con có suy nghĩ là con nên đến khám bác sĩ tâm lý?
- Tất cả chỉ là chuyện nhỏ, giải quyết là xong thôi!
- Mẹ ơi, con biết rõ con mắc bệnh về tâm lý!
- Tại sao con khóc? Rốt cuộc xảy ra chuyện gì? Mỗi lần mẹ hỏi, tại sao con không trả lời?
- Không cần để tâm, nó chỉ đang nhõng nhẽo! Nó chỉ muốn gây sự chú ý đấy? Con không nhận thấy bản thân rất ấu trĩ à? Con bi quan là chứng tỏ bản thân chưa trưởng thành.
Ai cũng nghĩ trẻ con thì có gì mà trầm cảm. Ai cũng tưởng trầm cảm thì sẽ tự khỏi thôi. Bản thân đứa trẻ trong câu chuyện cũng từng nghĩ vậy, nhưng rồi đã 10 năm qua, đứa trẻ vẫn không thoát khỏi căn bệnh trầm cảm. Câu chuyện này như một lời nhắc nhở các bố mẹ nên quan tâm tới cảm xúc của con mình hơn thay vì suy nghĩ “trẻ con thì biết gì”.
Theo Helino
Hơn 30 triệu đồng đến với 3 chị em mồ côi cha mẹ
Hơn 30 triệu đồng, tấm lòng của bạn đọc ủng hộ đã được trao đến tay ba chị em mô côi cha mẹ ở khu 2, thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
Chiều ngày 12/1, PV Báo VietNamNet cùng chính quyền địa phương, Hội chữ thập đỏ huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã trực tiếp đến thăm và trao số tiền 31.368.000 đồng là tấm lòng bạn đọc ủng hộ qua Quỹ từ thiện Báo tới ba chị ruột Nguyễn Hải Hậu (SN 2003), Nguyễn Hải Yến (SN 2007) và Nguyễn Chiến Thắng (SN 2013)
PV Báo VietNamNet cùng chính quyền địa phương trao số tiền 31.368.000 đồng đến tận tay ba chị em mồ côi cha mẹ
Tai họa ập xuống cái gia đình nhỏ bé vốn đã quá cơ hàn khi người cha trụ cột của gia đình là anh Nguyễn Văn Chiêu bị tai nạn ngã chấn thương thần kinh nặng .
Trong khi chồng bệnh liệt nửa người, các con còn nhỏ, mọi công việc cáng đáng gia đình đổ dồn lên vai chị Hoàng Thị Đúng gồng gánh. Nguồn thu của gia đình chỉ có hai sào ruộng lúa khoán. Để có tiền mua thuốc cho chồng và đóng học cho các con, chị Đúng đi làm thuê đủ nghề, lúc chị đi thu mua đồng nát, lúc thì đi làm thuê khắp nơi. Những đợt nghỉ hè em Hậu cũng đi làm thuê kiếm tiền phụ mẹ bớt đi gánh nặng.
Bệnh tình của anh Chiêu mỗi ngày một nặng, đến tháng 4/2017 thì anh qua đời. Chồng mất là cú sốc lớn khiến chị Đúng bị trầm cảm và được gia đình đưa đi Bệnh viện tâm thần Gia Lộc chạy chữa. Và rồi cũng chỉ ít lâu sau, chị Đúng bỏ lại 3 đứa con theo chồng về giới bên kia. Lần lượt mất đi cả cha lẫn mẹ khiến 3 đứa trẻ bơ vơ không nơi nương tựa.
Hoàn cảnh đáng thương của 3 chị em sau khi được Báo VietNamNet chia sẻ đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của bạn đọc trong và ngoài nước.
Em Nguyễn Hải Hậu chia sẻ: "Từ ngày Báo VietNamNet đăng bài, cháu nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại của mọi người động viên ba chị em, có những bác ở tận trong miền Nam và cả bên nước ngoài".
Theo cô giáo Nguyễn Thị Tuyết (giáo viên chủ nhiệm của Hậu): "Hậu là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của nhà trường, nhưng em luôn là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên cho các bạn cùng trang lứa. Thay mặt ba chị em và gia đình tôi xin gửi lời cám ơn đến bạn đọc và báo VietNamNet đã thắp lên tia hy vọng cho các em..."
Phạm Bắc
Theo vietnamnet
Nữ giáo viên nhảy sông tự tử, nghi bị trầm cảm Theo người thân nạn nhân, trước khi xảy ra sự việc đau lòng, thời gian gần đây cô giáo D. có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Chiều nay (8/1), trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo UBND xã Nam Hà, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) cho biết, khoảng 13h20 chiều cùng ngày, lực lượng chức năng và gia đình đã...