Câu chuyện cảm động về người đàn ông nhận nuôi 80 đứa trẻ mắc bệnh hiểm nghèo, tự tay chôn cất các con
Trong suốt 2 thập kỉ, ông đã phải tự tay chôn cất đi những đứa con xấu số, dù biết cuộc sống là vô thường và ngắn ngủi nhưng Bzeek vẫn luôn yêu thương chúng như chính những đứa con ruột của mình.
Mohamed Bzeek là một người đàn ông đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Ông được biết đến như một người ngoan đạo hiền lành và tốt bụng. Bắt đầu từ năm 1989, Bzeek cùng vợ đã mở cửa nhà mình để chào đón những đứa trẻ vô gia cư, bệnh tật, không ai đoái hoài. Ngoài ra, đôi vợ chồng cũng thường xuyên đến những đại học công lập trong khu vực Los Angeles để chia sẻ về cách để nuôi nấng và những thủ tục có thể nhận nuôi một đứa trẻ.
Mohamed Bzeek hiện tại đang là một kỹ sư điện
Ông nói: ‘Tôi là một đứa trẻ mồ côi và vợ tôi cũng thế, chúng tôi hiểu rất rõ hoàn cảnh khi phải sống một mình không nơi nương tựa, không có chốn đi, chẳng có nơi về, những ngày nắng nóng hay tuyết rơi, không có áo ấm sưởi lạnh, cuộc sống như thế để vượt qua được không phải là điều dễ dàng, nên hiện tại khi đã có khả năng hơn tôi luôn dang rộng đôi tay của mình để giúp đỡ những người khốn khổ như tôi và vợ mình đã từng’.
Vào năm 1991, Bzeek nhận nuôi một đứa trẻ là con của một nông dân đã hít phải quá nhiều thuốc trừ sâu độc hại, dẫn đến việc mắc chứng bệnh liên quan đến cột sống và phải bó bột đặc biệt toàn thân. Cô bé không sống được lâu và đã qua đời vào ngày 4/7/1991. Sự kiện đau lòng này đã thúc đẩy gia đình Bzeek nhận nuôi những đứa trẻ mắc bệnh nan y.
Ông dùng tất cả thời gian rảnh của mình để chăm sóc và nuôi nấng những đứa trẻ kém may mắn
Video đang HOT
‘ Ban đầu chúng tôi chỉ tìm kiếm và nhận nuôi những đứa trẻ vô gia cư hoặc nhà không có điều kiện cho ăn học, nhưng hiện giờ chúng tôi quan tâm thêm những đứa bé bệnh nan y nhưng không có nơi ở. Ước mong của tôi là có thể cho các cháu có được một nơi ấm cúng trong những ngày cuối đời’.
Chỉ đơn giản như thế thôi mà Bzeek đã không ngừng nhận nuôi và yêu thương những đứa trẻ ốm yếu ở Los Angeles trong suốt 2 thập kỉ dẫu biết chúng khó qua khỏi. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông đã phải tự tay chôn cất 10 đứa trẻ. Đã có những lần, con nuôi của ông qua đời trong chính vòng tay của ông.
Bây giờ, Bzeek đang dành thời gian của mình để chăm sóc cho một cô bé 6 tuổi bị chứng khuyết tật não hiếm có. Bẩm sinh bị mù và điếc, não của cô bé dừng phát triển từ rất sớm và em không thể nói được, những cơn co giật cũng thường xuyên xảy ra, trong khi tay chân cô bé đã bị tê liệt từ sớm.
Ông nhận nuôi đủ mọi lứa tuổi, được biết hiện nay ‘con’ của ông đã chạm ngưỡng 80 người
‘Những người theo đạo Hồi ở Mỹ thường được xem là tội phạm, những kẻ giết người, chúng tôi không tốt lành gì và Hồi Giáo là tôn giáo của máu và sự tàn phá. Nhưng qua câu chuyện của tôi, tôi muốn cho tất cả mọi người biết về đường lối thật sự của Hồi Giáo. Đạo Hồi là về yêu thương, lòng trắc ẩn đối với mọi người xung quanh’ – người đàn ông tốt bụng nói.
Nhưng trên tất cả những điều đó, Bzeek chỉ muốn cho những đứa trẻ kia một mái ấm, nơi mà các bé có thể gọi là gia đình.
Mohamed Bzeek đang bế một trong những đứa con của mình
‘Tôi biết con bé không thể nghe, không thể thấy, nhưng tôi vẫn luôn nói chuyện với nó. Tôi thường nắm tay, chơi đùa và cười với nó. Chúng là những đứa trẻ có cảm xúc, chúng có tâm hồn và chúng cũng là con người như chúng ta.
Bí mật của tôi là tôi yêu chúng như con đẻ của mình. Tôi biết chúng đang ốm, tôi biết chúng sẽ không qua khỏi. Nhưng tôi cũng đang cố gắng làm hết sức có thể để cho chúng một gia đình. Nếu tôi không nhận nuôi chúng, chúng sẽ chết, nhưng nếu tôi nhận nuôi, chúng sẽ được nhắm mắt xuôi tay trong một nơi mà chúng có thể gọi là gia đình. Mọi đứa trẻ, nếu phải qua đời, đều xứng đáng được qua đời trong vòng tay của ai đó yêu thương chúng’.
Theo Dailymail
Sáp nhập Trường CĐSP Lào Cai vào ĐH Thái Nguyên
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Đại học Thái Nguyên tổ chức tiếp nhận nhân sự, bộ máy tổ chức, tài chính tài sản của Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai) theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Sáp nhập Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Đại học Thái Nguyên
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vốn tiền thân là Trường Trung cấp Sư phạm được thành lập năm 1992 sau khi tái lập tỉnh Lào Cai năm 1991. Trường đạo tạo hệ trung cấp sư phạm 12 2, 9 3 cung cấp giáo viên mầm non, tiểu học cho các trường Mầm non và Tiểu học trong tỉnh Lào Cai.
Từ năm 1997 đến năm 1999, trường liên kết với trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng Văn - Sử và Toán - Lý.
Nhà trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào tháng 10/2000. Tính đến năm 2018, trường có 112 cán bộ, viên chức, trong đó có 5 tiến sĩ; 71 thạc sĩ; 26 cử nhân. Trường có 21 mã ngành đào tạo cao đẳng, 4 mã ngành trung cấp với quy mô gần 2100 sinh viên, học viên; 850 học viên bồi dưỡng ngắn hạn.
Sau khi sáp nhập, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai là cơ sở giáo dục đại học công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Đại học Thái Nguyên.
Phân hiệu có chức năng đào tạo đa lĩnh vực, đa ngành ở trình độ đại học, sau đại học và các trình độ thấp hơn; nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hợp tác, liên kết đào tạo trong nước và quốc tế, góp phần phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho tỉnh Lào Cai và các tỉnh trong khu vực.
Thúy Nga
Theo vietnamnet
Giáo viên vi phạm nên bị tước chứng chỉ hành nghề như bác sĩ ? Ngành giáo và ngành y liên quan đến xã hội rất nhiều, vậy giáo viên vi phạm các quy định nhà giáo cũng nên bị tước chứng chỉ hành nghề giống như với ngành y? Ông Trịnh Hồng Sơn phát biểu trong hội thảo - HÀ ÁNH Sáng 29.3, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án...