Câu chuyện bổ sung vitamin D: Đơn giản & phức tạp
Cũng như canxi, vitamin D có cơ chế hấp thụ riêng mà nếu không nắm được cơ chế ấy thì dù có bổ sung nhiều vitamin D, cơ thể cũng không hấp thu được.
Biểu hiện điển hình của bệnh còi xương như sau:
- 10 tháng không mọc răng
- Trán dô, đầu bẹp
- Ngực dô, quấy khóc li bì về đêm
Trung bình một buổi khám của bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng có khoảng vài chục bệnh nhi bị chẩn đoán còi xương do thiếu vitamin D nên không hấp thụ được canxi. Tuy nhiên, rất ít phụ huynh có nhận thức đúng đắn được vai trò của vitamin D với sự phát triển của con mình.
Video đang HOT
Thạc sỹ/bác sĩ Hải chia sẻ “Nếu trẻ đã bị còi xương rồi thì bác sĩ phải kê vitamin D vì vitamin D có tác dụng tại ruột sẽ tăng cường hấp thu canxi, tại thân thì tăng cường tái hấp thu canxi và vitamin D tại xương có tác dụng gắn kết canxi với xương”.
Có hai nguồn chủ yếu cung cấp canxi cho cơ thể:
Nguồn ngoại sinh (đưa từ bên ngoài vào): khi ăn các loại thức ăn giàu vitamin D như gan động vật, sữa, dầu cá… Nguồn vitamin hay được hấp thu ở hỗng tràng và hồi tràng nhờ có vai trò của mật. Tuy nhiên, vitamin D không có nhiều trong thức ăn như những loại vitamin khác.
Nguồi nội sinh (cơ thể tự tổng hợp): vitamin D được tổng hợp từ quá trình tắm nắng của con người. Khi ánh nắng chiếu vào chất tiền vitamin D ở dưới da, nó sẽ được biến đổi thành vitamin D3. Tuy vậy, dường như cách bổ sung vitamin D này thường bị chúng ta bỏ qua.
Trong trường hợp trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở nhà cao tầng, nhà quá chật không có điều kiện cho trẻ tắm nắng thì bắt buộc bổ sung vitamin D qua đường thuốc uống. Trong trường hợp này, các mẹ phải lưu ý bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ, thuốc quá liều có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D. “Nếu trẻ chưa đi khám được bác sĩ, chúng ta có thể cho cháu uống phòng với liều lượng thấp, khoảng từ 200-400mg đơn vị vitamin D một ngày” – bác sĩ Hải tư vấn.
Khi bổ sung vitamin D bằng đường uống ở độ tuổi trẻ ăn dặm, hầu hết phụ huynh bỏ qua vai trò của dầu mỡ vì sợ con mình mắc bệnh tiêu chảy trong khi đây là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D.
70% vitamin D của cơ thể là hấp thụ qua da khi tắm nắng. Chính vì vậy, để tránh nguy cơ ngộ độc vitamin D khi cha mẹ cho trẻ uống liều cao, bạn hãy để các bé được tắm nắng vào buổi sáng sớm để cơ thể tự tổng hợp vitamin D.
Theo VTV
Dầu cá khống chế các chứng rối loạn tâm thần
Uống 1 viên dầu cá mỗi ngày có thể ngăn chặn một số chứng rối loạn thần kinh ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng omega 3 có trong dầu cá rất có lợi cho tim mạch và còn có thể chống lại chứng mất trí.
Nghiên cứu mới được đăng trên Tạp chí Archives of General psychiatry nói rằng việc bổ sung dầu cá làm giảm nguy cơ phát triển của các chứng rối loạn thần kinh như chứng tâm thần phân liệt ở những người có triệu chứng thần kinh yếu hoặc tâm thần phân liệt thể nhẹ.
Axít béo omega 3 có trong dầu cá được cho là có khả năng ngăn chặn các chứng bệnh thần kinh bằng cách sửa đổi quá trình nhận tín hiệu của não bộ.
Paul Amminger, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho hay: "Việc chữa trị bằng một dưỡng chất thiên nhiên có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là làm trì hoãn quá trình phát triển của các chứng rối loạn thần kinh cho chúng ta hy vọng rằng có thể có những liệu pháp thay thế cho việc dùng các loại thuốc an thần".
Các nhà khoa học kết luận rằng việc thường xuyên uống bổ sung dầu cá có tác dụng tương tự như việc dùng thuốc an thần nhưng có ít tác dụng phụ hơn. Vì vậy họ hy vọng rằng việc dùng bổ sung dầu cá sẽ sớm thay thế các chế độ điều trị bằng dùng thuốc an thần như hiện tại.
Theo Đỗ Quyên
Vietnamnet/PressTV
Dầu cá - Ai nên uống? Những người da, tóc khô, quáng gà, làm việc nhiều với máy tính, hay buồn ngủ, mỏi mắt, khô mắt, viêm khớp,mắc bệnh liên quan đến tim mạch cần bổ sung dầu cá. Dầu cá rất có hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục, ngăn ngừa...