Câu chuyện ám ảnh về ‘xóm ma cà rồng’ ở Sơn La
Người ta đồn rằng, đấy là những con ma đói hiện hình từ địa ngục. Rồi thì thầy mo ác đã đọc bùa chú làm xác chết sống dậy. Lại có người quả quyết đó là những con ma-cà-rồng chuyên đi hút máu người.
Cho đến hôm nay, đối với đồng bào ở vùng rừng xanh núi đỏ này, bệnh phong vẫn là cái gì đó rất ghê sợ. Người dân quanh vùng gọi Khu điều trị bệnh phong Sông Mã (Sơn La) là “bản hủi”. “Bản hủi” nằm giữa một cánh rừng bên dòng sông Mã.
Khu điều trị bệnh phong Sông Mã, tỉnh Sơn La, hay còn gọi là “bản hủi”, ám ảnh tôi với bao huyền thoại về xứ sở hãi hùng và tuyệt vọng của những con người bị vi khuẩn Hansen gặm nhấm xương cốt. Những người không còn bàn tay, phải dùng dây chun buộc cuốc, dao vào cánh tay rồi tự cày cuốc, đào bới, đánh vật với rừng già để kiếm ăn qua ngày.
Bệnh nhân phong ở làng phong Sông Mã.
Người ta bảo, máu họ chảy ra suối, chảy ra thượng nguồn sông Mã, máu họ thấm đẫm những luống ngô, luống khoai. Có người bị vi khuẩn Hansen ăn mất cả xương sống mũi, hai hốc mũi vếch lên trời như loài khỉ mũi hếch. Có người bị mất thanh quản nên không nói được, chỉ phát ra tiếng ú ớ rùng rợn. Có người cụt cả hai chân, hai tay. Họ phát rồ phát dại khi nhìn những phần cơ thể của mình bị loài vi khuẩn ma quái gặm thịt ăn xương. Họ nghĩ mình bị ma ám thật. Họ lọ mọ từ khắp nơi tụ về một khu rừng rồi cùng nhau chờ chết.
Những con người này, một thời như những con ma thoắt ẩn, thoắt hiện trong những cánh rừng già dưới chân núi Mường Hung.
Những bệnh nhân hủi từng dựng nhà giữa rừng, nhai vỏ cây, lá cỏ để sống.
Đồng bào ở Sông Mã thường truyền tai câu chuyện đầy chất liêu trai chí dị, rằng lúc lên nương họ vô tình nhìn thấy những nhóm người như những sinh vật lạ, rách rưới, bẩn thỉu, người cụt tay, người cụt chân thậm thụt dưới khe suối, ngoài bìa rừng. Họ phát ra những tiếng kêu ú ớ gớm ghiếc rồi biến mất sau những lùm cây um tùm của đại ngàn.
Những câu chuyện ấy vẫn ám ảnh đến ngày nay. Người ta còn đồn rằng, đấy là những con ma đói hiện hình từ địa ngục. Rồi thì thầy mo ác đã đọc bùa chú làm xác chết sống dậy. Lại có người quả quyết đó là những con ma-cà-rồng chuyên đi hút máu người.
Họ từng bị coi là ma-cà-rồng.
Video đang HOT
Ngày đó, ở vùng đất Sông Mã, bệnh phong hoành hành rất dữ dội. Hễ ai bị bệnh phong là người ta đổ cho con ma về hại bản. Người bị chôn sống, người bị thiêu cháy, người bị buộc vào bè chuối thả trôi sông. Tôi đã từng gặp những bệnh nhân phong, hiện đang sống ở trại phong Văn Môn (Vũ Thư, Thái Bình), từng bị thả trôi sông từ tận Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ về theo sông Hồng, sông Lô.
Phần lớn số người mắc bệnh phong bị xua vào rừng già. Họ sống vạ vật trong rừng, tay chân không có, lại thêm mắt mù tai điếc nên thường xuyên bị hổ báo tìm về xé xác ăn thịt.
Ông Nguyễn Đăng Sinh, nguyên Giám đốc Khu điều trị bệnh phong Sông Mã, người đã gắn bó với trại phong ngót 50 năm trời kể lại như sau:
Khi nghe nói các bệnh nhân phong vùng Tây Bắc dồn tụ về bản Pháy trên sườn núi Mường Hung sống, ông đã cuốc bộ hàng trăm cây số vào rừng để tìm ra chỗ họ lẩn trốn. Sau mấy ngày đêm lặn lội trong rừng sâu, ông đã gặp một đám người rách rưới, què cụt lê lết chạy trốn, miệng kêu ú ớ như con thú bị trúng đạn.
Sau một hồi rượt đuổi, cuối cùng thì đoàn người què cụt cũng dừng lại vì kiệt sức. Dù là bác sĩ phong, song ông cũng phải lạnh sống lưng khi thấy cảnh người mất chân, người mất tay, người rụng tai, người mất mũi, người mất môi, nước dãi chảy lòng thòng. Hình dáng họ khi đó thực sự giống những quái vật kinh hoàng chỉ có trong những bộ phim kinh dị của Mỹ.
Họ từng trốn chạy vào rừng sâu và chờ chết.
Những bệnh nhân phong này tập trung thành một xóm nhỏ giữa rừng, trên vách núi, sống tách biệt hoàn toàn với đồng bào dân tộc trong vùng. Họ dựng những túp lều tranh và sống bầy đàn như người nguyên thủy.
Đàn ông không đủ sức đi săn bắn, đàn bà không đủ sức trồng trọt. Họ nhặt rau rừng, tước vỏ cây để ăn đúng như bầy thú. Họ nằm liệt cô đơn trên vũng mủ máu nhờn nhoét, ruồi bọ lúc nhúc trong những túp lều dơ bẩn và mòn mỏi chờ một cái chết thê thảm.
Tình cảnh cuộc sống kinh hoàng của những người cùi khi ấy còn nguyên vẹn trong ký ức của ông Sinh và những người đầu tiên khám phá ra một thế giới thê lương kinh hoàng giữa đại ngàn Sông Mã, nơi vùng đất tận cùng của tỉnh Sơn La.
Họ bị đồn là những xác chết sống dậy.
Gặp được đoàn người cùi, ông Sinh cùng một số đồng nghiệp chuẩn bị cho việc thành lập làng phong.
Từ đây, những người bệnh phong ở các bản làng thuộc 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ (ngày đó có tỉnh Nghĩa Lộ) được các bác sĩ, y tá lùng sục mang về chăm sóc.
Khi thành lập, làng cùi có 50 bệnh nhân, đến năm 1960, số bệnh nhân đã lên đến 250 người. Làng phong ngày đó nằm trên bản Pháy. Thế nhưng, cái tên bản Pháy chỉ là trên giấy tờ, trên bản đồ địa chính của xã, người dân Sông Mã vẫn chỉ biết đến nó với một cái tên đầy sự kinh hãi: Bản Hủi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chuyện 'ma cà rồng' ở vùng sơn cước
"Ban ngày thì nó là người bình thường, nhưng ban đêm nó biến thành ma đi hút máu người".
Tưởng rằng những câu chuyện về ma cà rồng chuyên đi hút máu người chỉ có trong phim kinh dị, ai ngờ nay giữa thế kỷ XXI, nhiều người dân sinh sống tại xã Xuân Sơn (xã Xuân Đài, huyện Tân Phú, tỉnh Phú Thọ) vẫn truyền tai nhau những câu chuyện rùng rợn về ma cà rồng xảy ra tại địa phương.
Lời đồn rợn tóc gáy
Một người dân ở Tân Sơn cho biết: "Tôi có nghe đến chuyện ma cà rồng ở xã Xuân Sơn. Ban ngày thì nó là người bình thường, nhưng ban đêm nó biến thành ma đi hút máu người. Nghe nói có cả dòng họ là ma, nó "ăn hang ở lỗ", sinh sống cạnh suối, đến mùa nước lớn nó vào làng để hút máu người, bắt trộm gà qué".
Một người dân ở xã Xuân Sơn cho biết: Vì xã nằm trên đỉnh đồi nên không khí ở đây bất thường, trong cùng 1 ngày lúc thì lạnh căm căm nhưng lúc lại có ánh nắng rọi. Vùng hẻo lánh này trông giống như những khu rừng thời nguyên thủy. Những thân cây lớn có dây leo, những cây dương xỉ khổng lồ. Mặc dù mới hơn 4h chiều nhưng vì không khí ở đây rất âm u nên trời như sắp tối.
Một cụ già nơi đây cho biết, cụ từng nghe nhiều chuyện về ma cà rồng nhưng đó là những chuyện thời xa xưa, ngày nay người ta chỉ kể để "dọa trẻ con". Theo lời đồn ngày trước, ma cà rồng là "bệnh" thường có trong cả một gia đình hoặc dòng họ. "Tôi còn nghe nói ngày trước có cả 1 làng toàn là ma cà rồng, nhưng thực tế như thế nào thì không ai biết được", cụ nói.
Thông tin ma cà rồng chỉ là tin đồn thất thiệt tại huyện miền núi Tân Sơn
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn xác nhận, chuyện "ma cà rồng" ở địa phương đều là những câu chuyện truyền miệng từ xưa để lại. "Ngày xưa tôi cũng có nghe các cụ nói về ma cà rồng đi hút máu người. Bây giờ lời đồn vẫn còn tồn tại, nhưng thực tế thì đó là lời đồn nhảm, chưa từng phát hiện trường hợp nào là "ma".
Ông giải thích, lời đồn tai hại này đã có một số tác hại đến đời sống tâm linh người dân địa phương, thế nên ở vùng này từ ngày xưa đã có tục khi người phụ nữ đẻ, phải treo một túi ớt tươi ở trước cửa nhà.
"Theo quan niệm của các cụ, túi ớt này vừa thông báo với người lạ là nhà có người đẻ, vừa ngăn được ma cà rồng vào nhà để hút máu người vì người xưa cho rằng ma cà rồng sợ ớt nhất trên đời".
Ngày xưa, cũng vì những đồn đại này mà địa phương còn có tục lệ cực kỳ khác lạ khác: Không bao giờ người ở nơi khác đến chơi mà ngủ lại ở địa phương qua đêm vì theo quan niệm mê tín ngày xưa, "ma cà rồng" thích "xơi" người lạ. Ngày ấy, nếu có người lạ đến chơi, ban ngày thì không sao nhưng cứ đến buổi tối thì chủ nhà lại phải đóng chặt cửa, bố trí người thay nhau canh gác suốt đêm.
Một số người địa phương đến nay còn hay lan truyền những lời đồn nhảm nhí như khi không có người lạ hay bà đẻ để hút máu, ma cà rồng chuyển sang đi ăn những con vật có mùi tanh như ếch, nhái. Rồi chuyện có khi hai vợ chồng đang ngủ, ma cà rồng chồng tỉnh giấc, đi ra ngoài đồng bắt ếch nhái ăn sau đó về nhà uống nước vo gạo trong những chiếc lu, khi ăn uống xong, nó nôn ra toàn ếch nhái... "Thế nhưng những lời đồn nhảm nhí đó giờ chẳng ai tin. May ra chỉ có hiệu quả khi dùng để... dọa trẻ con", ông Lâm cho biết.
Chỉ là lời đồn nhảm nhí
Ông Bùi Văn Huấn, Phó Chủ tịch huyện Tân Sơn cho biết: "Đã nhiều năm công tác tại địa bàn nhưng tôi chưa bao giờ nghe thông tin về chuyện ma cà rồng ở đây. Tôi nghĩ, ma cà rồng chỉ là một tin đồn thất thiệt của những người mê tín dị đoan". Theo ông Huấn, ngày trước trình độ dân trí của một số người còn hạn chế nên mới sinh ra những tin đồn thất thiệt nêu trên.
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch xã Xuân Sơn: "Tôi sống ở đây 50 năm rồi nhưng chưa biết "mặt ngang mũi dọc" ma cà rồng như thế nào"
Cũng theo ông Huấn, câu chuyện về ma cà rồng đi hút máu người là thuộc về truyền thuyết của người dân tộc Mường sinh sống tại địa bàn. Tuy nhiên truyền thuyết ngày xưa thì vẫn là truyền thuyết. Ông khẳng định: "Giờ tại địa phương này, tôi khẳng định không có ma cà rồng".
Ông Huấn tiết lộ: "Ngày trước ở xã Đồng Sơn cũng thuộc huyện Tân Sơn có tin đồn về trăn nuốt bò. Nhưng rồi có phải thế đâu, tất cả chỉ là những tin đồn nhảm nhí được người dân truyền tai nhau".
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch xã Xuân Sơn cũng nhấn mạnh: "Tôi cũng là người dân tộc Dao, sinh sống ở đây hơn 50 năm rồi nhưng chưa biết "mặt ngang mũi dọc" con ma cà rồng nó như thế nào. Các anh thử nghĩ xem, nếu có ma cà rồng thật thì những người từ nói khác đến đây lập nghiệp hay các cán bộ từ nơi xa đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn bị chúng hút máu hết rồi chứ còn đâu mà sống nữa".
Còn theo ông Nguyễn Văn Nam, Phó phòng Lao động Thương Binh xã hội huyện Tân Sơn thì "chuyện ma cà rồng tại địa bàn có thể do ngày xưa người dân tộc Mường bịa ra để dọa trẻ con. Lâu ngày những thông tin ấy bị "thêm mắm, thêm muối" thành truyền thuyết. Đến ngày nay, nhiều người cũng lấy cái thuyết đó để dọa trẻ con cho bọn chúng không dám ra khỏi nhà vào ban đêm chứ trên thực tế tôi khẳng định là không có".
Theo Người đưa tin
Rệp giường không nguy hiểm Một gia đình trên phố Tràng Thi (Hà Nội) cho rằng nhà có nhiều con gì cắn rất ngứa, cứ tưởng là bọ xít hút máu. Thế nhưng, khi các chuyên gia Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lấy mẫu kiểm tra hóa ra lại là rệp giường. Do vệ sinh mà ra GS.TS Vũ Quang Côn, chủ tịch Hội Côn...