Câu cá ngừ kiểu Nhật: Chuyên gia Nhật hướng dẫn… dễ
Sau chuyến đánh bắt kéo dài 3 ngày 3 đêm có sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia Nhật, ngư dân Bình Định đánh bắt được 1 con cá ngừ.
Một con là quá hên
Ngày 9/10, 3 trong số 25 tàu câu cá ngừ đại dương thuộc Đề án “Thí điểm tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” cập cảng Quy Nhơn sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến đánh bắt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 4 chuyên gia người Nhật Bản. Chuyến biển này, ngư dân đã khai thác được 1 con cá ngừ.
Các chuyên gia Nhật Bản đánh giá, ngư dân Bình Định đã tiếp thu nhanh và thực hiện khá tốt bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản. Tuy nhiên, để sản phẩm đảm bảo chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, ngư dân cần kiên trì và áp dụng đồng bộ quy trình khai thác, xử lý, bảo quản cá ngừ.
Chuyên gia Nhật kiểm tra chất lượng cá đánh bắt được trong chuyến biển thử nghiệm. Ảnh: NNVN
Video đang HOT
Trao đổi với Đất Việt, ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định cho biết, trước kia phía Nhật Bản chỉ hỗ trợ về kỹ thuật và cho triển khai 5 hệ thống thiết bị, công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản trên tàu cá của ngư dân. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia Nhật trực tiếp ra biển để hướng dẫn, giám sát ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương. Cùng tham gia chuyến đi này còn có 6 cán bộ của Sở NN&PTNT Bình Định, trong đó có 2 cán bộ từng sang Nhật học công nghệ khai thác cá ngừ.
Lý giải chuyến đi biển lần này chỉ đánh bắt được 1 con cá ngừ, ông Phúc cho biết, đây chỉ là chuyến đi khảo nghiệm hỗ trợ kỹ thuật cho ngư dân, do chuyến đi có chuyên gia Nhật tham gia cùng nên không dám cho tàu ra ngư trường xa, thay vào đó chỉ đánh bắt ở ngư trường gần, cách bờ khoảng 60 hải lý để đảm bảo an toàn. Còn nếu đánh bắt thực sự, ngư dân sẽ phải ra ngư trường cách bờ 200-300 hải lý.
“Hiện các chuyên gia Nhật mới đánh giá một phần và cũng mới chỉ hướng dẫn 3 tàu, còn 22 tàu trong mô hình nữa. Sắp tới, chuyên gia Nhật sẽ quay lại Việt Nam. Họ sẽ cùng với cán bộ kỹ thuật của Việt Nam hướng dẫn trực tiếp cho ngư dân trên đất liền, sau đó, cán bộ Việt Nam sẽ đi cùng ngư dân ra biển để giám sát”, ông Phúc nói.
Trong khi đó, ngư dân Nguyễn Quê (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), chủ tàu BĐ 96776 TS tham gia chuyến đánh bắt khảo nghiệm vừa rồi cũng cho biết, thời gian này không phải là vụ đánh bắt chính, lại đi gần bờ nên bắt được 1 con cá ngừ đã là “quá hên”. Theo đánh giá của anh Quê, chuyến đi là dịp để các ngư dân thực tập cách vận hành các thiết bị câu của Nhật, cách xử lý và bảo quản cá.
“Chuyên gia Nhật làm trước cho chúng tôi xem, sau đó chúng tôi làm theo. Họ hướng dẫn sao thì chúng tôi làm vậy. Nhìn chung, việc sử dụng máy móc không có gì khó khăn, thậm chí dễ. Cách bảo quản cá nhìn chung không có gì khác so với năm ngoái, chỉ có cách câu thì khác chút đỉnh. Bộ socker mới có dòng điện có sẵn mạnh, khi cá cắn câu thả dòng điện dùng điều khiển bấm nút cá tê liệt chỉ trong 5 giây, còn bộ cũ thì dòng diện trao đổi liên tục làm thời gian khiến cá tê liệt lâu hơn”.
Tham gia Đề án thí điểm từ năm 2014 đến nay, ngư dân Nguyễn Quê cho biết thu nhập của anh em trên tàu cũng ổn định và nâng cao hơn trước. Về giá cả cá ngừ đại dương được Nhật mua ra sao anh không nắm rõ, tuy nhiên số cá không được đi Nhật vẫn được phía công ty thủy sản hỗ trợ thu mua cao hơn giá thị trường 3.000 đồng/kg.
Sẽ tham gia trở lại mô hình nếu…
Ngư dân La Tình (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) từng có 4 tàu tham gia mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, vào đầu năm 2015 anh đã rút khỏi mô hình này.
Theo_Báo Đất Việt
Đi đánh cá gặp lợn rừng bơi giữa đại dương
Trong khi trên một chuyến đi câu cá, những người đàn ông có một bất ngờ khi một con lợn rừng đã bơi dọc theo cạnh thuyền của họ
Đang trên thuyền đi câu cá trên biển, những người đàn ông đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một con lợn rừng đang bơi cạnh thuyền của họ .
Video được những ngư dân người Italia ghi lại khi chiếc thuyền đánh cá của họ bắt gặp một con lợn rừng đang bơi giữa đại dương.
Mặc dù không rõ làm cách nào mà con lợn có thể bơi ra ngoài khơi Taranto cách bờ tới 4 dặm (Khoảng 6,5 km), con lợn rừng vẫn không hề tỏ ra mệt mỏi vì nó đã tránh được sự vây bắt của nhữngngư dân này rất nhiều lần.
Mặc dù sau đó con lợn rừng đã bị bắt lên thuyền nhưng những ngư dân vẫn kể rằng nó liên tục tông vào hai bên mạn thuyền và sau đó đã chạy vào khu rừng thông ven biển sau khi thuyền cập bến.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Dân quân phối hợp quân đội đánh bật IS khỏi thành phố Syria Lực lượng dân quân người Kurd phối hợp với binh sĩ quân đội Syria vừa giành chiến thắng quan trọng, đánh bật các chiến binh IS khỏi thành phố chiến lược Hasakeh. Các chiến binh người Kurd phối hợp chiến đấu cùng với binh sĩ quân đội Syria đánh bại IS tại thành phố Hasakeh, miền bắc Syria hôm qua (1.8). Trong một...