Cậu bé tội nghiệp sống cả đời trong những túi khí
Cậu bé David Phillip Vetter sinh ngày 21/09/1971 sống ở Shenandoah, Texas, Mỹ mắc phải căn bệnh di truyền hiếm gặp. Căn bệnh này bắt cậu bé phải sống trong một môi trường hoàn toàn miễn dịch vì thế mà cả cuộc đời của David sống trong những túi khí. Đến năm 1981 thì bố mẹ của David phải ở bên cậu thường xuyên và cuối cùng đến năm 1984 thì cậu qua đời vì căn bệnh ung thư sau việc cấy ghép tủy xương không thành.
David Phillip Vetter tội nghiệp…
Cậu bé vốn rất đáng yêu.
Cha mẹ của David là ông David Joseph Vetter Jr. và bà Carol Ann Vetter còn có một cô con gái là Katherine, đứa con trai đầu tiên của ông bà tên là David Joseph Vetter III đã qua đời khi mới có 7 tháng tuổi vì bị khiếm khuyết ở cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, chứng bệnh này có tên là SCID.
David Phillip Vetter phải sống cách ly như này.
Đứa con trai tiếp theo của họ (chính là David Phillip Vetter) có 50% khả năng là bị mắc chứng bệnh giống như người anh trai đã mất. 3 bác sỹ thuộc bệnh viên Baylor là John Montgomery, Mary Ann South và Raphael Wilson nói với ông bà Vetter là nếu đứa trẻ sinh ra bị mắc SCID thì nó sẽ bị phải sống cách li cho đến khi cấy khép được tủy xương phù hợp có thể từ người chị là Katherine.
Mặc dù vậy đôi vợ chồng này vẫn quyết định sinh thêm một đưa con và hy vọng đứa trẻ sinh ra sẽ có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, sau khi sinh David, người ta phát hiện ra là chị gái Katherine không phù hợp để cho tủy, không có cách nào có thể chữa trị cho cậu bé, chỉ còn một cách để kéo dài sự sống cho David là để em sống trong những túi khí miễn dịch.
Video đang HOT
Ngay từ khi sinh ra David đã phải sống trong những túi khí tiệt trùng, chỉ ngay khi ra khỏi bụng mẹ 10 giây là cậu bé đã được đưa đến môi trường an toàn. Ngày này qua ngày khác, David vẫn tiếp tục sống và luôn được an toàn trong túi khí tiệt trùng bọc ngoài đầu cậu bé.
David Phillip Vetter luôn phải sống trong những túi khí…
Tất cả mọi thứ từ nước, không khí, thức ăn, quần áo… tất cả đều phải được tiệt trùng sạch sẽ. Ngoài ra cậu bé thường xuyên phải đeo găng tay khi chạm vào bất cứ thứ gì. Túi khí bao bọc ngoài đầu David khiến cậu bé rất khó giao tiếp với người xung quanh như việc mọi người khó nghe thấy cậu bé nói gì và ngược lại. Khi David 3 tuổi, cậu bé được thiết kế một căn nhà khí có chiều dài 3,4m.
Những nhà nghiên cứu và cha mẹ của David đã cố gắng đem lại cho cậu một cuộc sống bình thường nhất có thể như cho cậu đi học, xem ti vi… Nhưng khi được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài đã khiến David đặt ra câu hỏi: “Bất cứ cái gì con làm đều phụ thuộc vào quyết định của người khác, tại sao lại bắt con học, điều đó có gì tốt? Con không thể làm một thứ một mình, tại sao? Hãy nói cho con biết tại sao?”
Nhiều năm sau, trường hợp của David càng trở nên nghiêm trọng, việc cứu chữa cho David chỉ có thể làm trước khi cậu 13 tuổi vì các bác sĩ lo sợ rằng khi lớn hơn thì căn bệnh càng khó kiểm soát. Tổng chi phí cho việc chữa bệnh lên đến 1,3 triệu đô vào lúc bấy giờ.
Sau đấy cha mẹ của David vẫn quyết định tiến hành phẫu thuật cấy ghép tủy xương không thực sự phù hợp của người chị gái cho David. Vào năm 1984 khi việc phẫu thuật ban đầu diễn ra tốt đẹp, David đã có thể bỏ cái túi khí ra khỏi đầu mình. Nhưng chỉ vài tháng sau cậu bé bị ốm, tiêu chảy và nôn ra máu. Từ khi ra khỏi túi khí David trở nên tồi tệ hơn và hôn mê. 15 ngày sau cậu ra đi vĩnh viễn vào ngày 22 tháng 2 năm 1984 ở tuổi 12.
Sau đó người ta phát hiện ra ở tủy xương của người chị là Katherine có tồn tại một lại virus, ở trong cơ thể David loại virus này phát tán và nhân thành số lượng lớn gây ra ung thư.
David luôn muốn được uống Coca-Cola sau khi nhìn thấy rất nhiều quảng cáo và nghe những đứa trẻ khác nói. Nhưng căn bệnh của David không cho phép cậu làm việc này. Sau khi mà cậu bỏ túi khí ra và muốn được uống Coca Cola như một niềm mong mỏi duy nhất. Đó là lần đầu tiên cậu đòi hỏi một thứ gì đó trước khi từ giã cuộc đời…
Theo PLXH
Tìm hiểu túi khí trên xe mô-tô Honda Gold Wing
(Dân trí) - Honda Gold Wing là mẫu xe máy duy nhất hiện nay trên thế giới được trang bị túi khí bảo vệ người lái.
Honda đã hoàn tất việc phát triển hệ thống túi khí cho xe mô-tô này cuối năm 2005, và ứng dụng lần đầu tiên trên xe Gold Wing phiên bản 2006. Hệ thống bao gồm túi khí, thiết bị bơm khí, cảm biến va chạm và một bộ điều khiển điện tử (ECU) để tính toán thời gian có khả năng xảy ra va chạm.
Trong cuộc họp báo ra mắt sản phẩm vào cuối năm 2005, lãnh đạo Honda cho biết các túi khí hoạt động tốt nhất trong các tình huống va chạm trực diện ở tốc độ tối đa 50km/h và hãng dự kiến sẽ ứng dụng trên nhiều mẫu mô-tô, nhưng trước tiên là với Gold Wingm vì những hạn chế về thiết kế của các mẫu xe khác.
Honda cũng khẳng định rằng mô-tô phải đủ nặng để người lái không bị văng qua cả túi khí ra khỏi xe khi xảy ra va chạm. Hệ thống túi khí này cũng không thể ứng dụng cho các mẫu xe kiểu dáng thể thao, vì để túi khí phát huy hiệu quả, người điều khiển phải ngồi ngả về phía tay lái.
Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Honda ra mắt túi khí dùng cho mô-tô, và nhà sản xuất Nhật Bản vẫn tiếp tục nghiên cứu cải tiến hệ thống. Các chuyên gia của Honda vẫn đang tiến hành các thử nghiệm va chạm để tiếp tục cải tiến hình dáng, vị trí và điểm neo giữ túi khí trên xe mô-tô.
Dựa trên một phân tích số liệu thống kê về các vụ tai nạn, cho thấy nhiều trường hợp thương tích hoặc tử vong do tai nạn xe máy xảy ra khi người lái va đập vào xe khác, mặt đường hoặc các vật thể khác sau khi đâm trực diện, Honda đi đến kết luận rằng vai trò của túi khí trên mô-tô là giảm động năng của người lái khi họ bị lao về phía trước.
Trên một chiếc mô-tô, túi khí không có một bề mặt đỡ chắc chắn ở phía sau. Để giải quyết vấn đề này, Honda sử dụng các đai chằng để neo túi khí vào khung đỡ. Một chiếc mô-tô có thể gặp nhiều tình huống va chạm khác nhau, ở những góc tác động khác nhau.
Honda cho biết hệ thống túi khí cho mô-tô của họ chỉ nổ trong trường hợp đâm trực diện mạnh, khi cảm biển phát hiện lực tác động vượt giá trị định sẵn trong bộ điều khiển. Về nguyên tắc, túi khí này sẽ không nổ trong các trường hợp đâm bên hông hay ở đuôi xe, hoặc khi xe đổ. Vì một vụ va chạm có thể liên quan đến nhiều yếu tố, như góc tác động hay xe chui xuống dưới xe tải, nên túi khí loại này không thể giúp giảm thương tích trong tất cả mọi trường hợp tai nạn. Túi khí có thể cũng sẽ nổ khi bánh trước sa vào hố hoặc rãnh sâu, đâm mạnh vào lề đường hoặc các vật thể khác.
Cơ chế hoạt động
Về cơ bản, có 5 bước liên quan đến cơ chế hoạt động của túi khí dùng cho xe mô-tô khi xảy ra va chạm.
Có 4 cảm biến va chạm được gắn 2 chiếc vào mỗi bên phuộc trước của mô-tô, còn mô-đun túi khí - gồm túi khí và thiết bị bơm hơi được bố trí ở phía trước ngồi lái, và ECU túi khí nằm ở bên phải mô-đun.
Trước tiên, các cảm biến va chạm phát hiện thay đổi về gia tốc của xe do lực tác động phía trước. Sau đó, ECU túi khí phân tích các tín hiệu do các cảm biến truyền về để xác định xem có cần bơm túi khí không. Nếu kết quả là có, túi khí sẽ được bơm phồng và chỉ mất 0,015 giây để kích hoạt túi khí.
Khi túi khí đã bung, nó sẽ hấp thụ động năng của người lái khi anh/cô ta lao về phía trước. Túi khí tiếp tục hấp thụ động năng bằng cách cho khí thoát ra qua các lỗ xì hơi ở hai bên túi khí.
Lê Gia
Theo AutoEvolution