Cậu bé ngủ nền xi măng và cầu thủ nhiều danh hiệu nhất thế giới
Từ một cậu bé sống trong gia cảnh nghèo khó, Dani Alves đã vươn lên trở thành cầu thủ bóng đá nhiều danh hiệu nhất thế giới.
Khi nhắc về bóng đá thế giới ở thời điểm hiện tại, người ta thường nghĩ ngay đến những ngôi sao tấn công và để lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ ở những trận cầu đỉnh cao như Ronaldo, Messi. Tuy nhiên, có một gương mặt khác cũng xứng đáng được nhớ đến với độ quái trong thi đấu cùng bộ sưu tập danh hiệu không ai sánh được, anh là hậu vệ cánh Dani Alves.
Tuổi thơ nghèo khó, phải nằm nền xi măng
Cũng như đa số các cầu thủ Brazil khác, Dani Alves xuất thân trong một gia đình nghèo khó ở thị trấn nhỏ tại bang Bahia. Hàng ngày anh phải nằm trên nền xi măng với những cơn khó ngủ thường xuyên ập đến.
5h sáng, Dani Alves phải thức dậy để ra đồng giúp đỡ cha làm việc trước khi có thể đi học. Ngoài thời gian phụ giúp cha trên đồng ruộng, Alves còn phải đi bắn chim cùng người anh trai để giúp gia đình có thêm nguồn thức ăn.
Cũng như đa số các cầu thủ Brazil khác, Dani Alves xuất thân trong một gia đình nghèo khó (Ảnh: Instagram Dani Alves).
Công việc đồng áng vất vả chính là nguồn thu nhập chính của gia đình Alves khi anh còn nhỏ. Sau nhiều năm tích cóp, cả nhà mới có thể mua được chiếc xe đạp cũ. Chính vì cả nhà chỉ có một chiếc xe đạp nên cậu bé Dani thường xuyên ở trong hoàn cảnh phải đi bộ 20km để đi học.
Bất chấp những khó khăn đó, Dani Alves cũng giống như nhiều cậu bé trong vùng vẫn luôn có những đam mê cháy bỏng với bóng đá. Dù sân bóng của khu vực nằm cách nhà gần 20km và ngược đường đi học nhưng Alves vẫn cố gắng đi bộ, thậm chí chạy quãng đường nói trên để đến được với niềm đam mê.
Và rồi khi gia đình anh mua được chiếc ti vi đen trắng, Alves bắt đầu được xem những trận bóng đá qua truyền hình để rồi ước mơ làm giàu từ bóng đá xuất hiện trong anh.
Lời nói dối mở ra cơ hội ở trời Âu
Năm 13 tuổi, Dani Alves có cơ hội được thử sức ở một đội bóng thiếu niên trong một thị trấn lớn hơn khu vực gia đình anh. Tuy nhiên, đó là trải nghiệm không hề dễ chịu với Alves.
Chia sẻ lại khoảnh khắc ấy, cầu thủ sinh năm 1983 nói: “Ở buổi đầu tập trung, có khoảng 100 người trong độ tuổi giống như tôi được bố trí ở một khu nhà chật hẹp, tôi có cảm giác giống như nhà tù vậy. Chúng tôi phải tập luyện cả ngày và còn không đủ thức ăn. Chiếc áo mới duy nhất mà tôi có được khi rời gia đình để đến khu tập luyện cũng bị lấy mất. Tôi bắt đầu nhớ nhà và cảm thấy mọi chuyện còn tồi tệ hơn việc đi làm ở đồng ruộng rất nhiều”.
Bản thân Dani Alves thừa nhận anh cũng không phải là cầu thủ có triển vọng nhất trong đám 100 thanh niên đến tập luyện nhưng cũng chính điều đó đã thôi thúc anh nỗ lực để vượt lên trở thành ngôi sao về sau.
Dani kể lại: “Ở thời điểm khó khăn nhất, tôi đã tự nhủ với mình rằng không bao giờ được trở về nhà khi chưa thành công, tôi phải mang đến niềm tự hào cho gia đình. Bạn có thể là cầu thủ đứng thứ 51/100 về kỹ năng nhưng bạn phải là cầu thủ đứng thứ nhất hoặc thứ hai về động lực”.
Quãng thời gian khoác áo Sevilla là bước đệm để Dani Alves vươn tới đỉnh cao của bóng đá thế giới. (Ảnh: Getty).
Khát khao đổi đời của chàng trai chỉ cao 1m7 bước đầu cũng có thành quả vào năm 18 tuổi khi anh được góp mặt trong đội hình của CLB Bahia thi đấu ở giải VĐQG Brazil. Khi đó, Alves nhận được đề nghị từ một tuyển trạch viên về khả năng chuyển đến Sevilla. Ở thời điểm ấy, chàng cầu thủ nhỏ con vẫn chưa hình dung được đâu là Sevilla nhưng vẫn khăng khăng rằng mình rất thích Sevilla và quyết định nhận lời.
Sau đó, Alves bắt đầu hành trình tại Tây Ban Nha trước khi trở thành trụ cột của Sevilla trong hành trình giành 2 danh hiệu UEFA Cup liên tiếp vào các năm 2006, 2007. Điều đó giúp anh có được “tấm vé thông hành” đến với Barca năm 2008 để rồi sau này trở thành cầu thủ nhiều danh hiệu nhất thế giới.
Kẻ chinh phục chưa muốn dừng lại
Tính đến thời điểm hiện tại, sau 19 năm thi đấu chuyên nghiệp, Dani Alves đã có tổng cộng 43 danh hiệu vô địch lớn nhỏ ở cả cấp CLB lẫn ĐTQG, con số mà chưa cầu thủ nào trên thế giới có được.
Ở độ tuổi 37 cùng với số danh hiệu đã có, phần đông cầu thủ sẽ chọn cách giải nghệ nhưng với Dani Alves, khát khao chơi bóng và “sưu tập” thêm những chức vô địch vẫn còn nguyên. Ngày 1/8/2019, sau 17 năm chơi bóng ở châu Âu, Alves trở về Brazil để khoác áo Sao Paulo nhằm tiếp tục tìm kiếm những vinh quang ở quê nhà, điều mà anh chưa đạt được khi còn là cầu thủ trẻ.
Chia sẻ ngày gia nhập Sao Paulo, Alves nói: “Tôi đến với CLB Sao Paulo không phải để giải nghệ, tôi còn rất nhiều mục tiêu phía trước. Tôi hi vọng mọi người tin tưởng tôi, tin tưởng vào những gì tôi có thể cống hiến”.
Có gần như đầy đủ danh hiệu cao quý nhất nhưng Dani Alves vẫn chưa muốn kết thúc sự nghiệp.
Video đang HOT
Sau phát biểu ra mắt ấy, Alves đã có những màn trình diễn ấn tượng với 4 bàn thắng ở giải bang Sao Paulo và 2 bàn ở giải VĐQG Brazil giúp Sao Paulo có được vị trí cao trên BXH. Trước đó vào mùa Hè 2019, Alves vẫn là hậu vệ phải số 1 của ĐT Brazil tại Copa America.
Trong sự nghiệp có thể gọi là lẫy lừng của mình, Dani Alves chỉ còn thiếu duy nhất danh hiệu World Cup cùng ĐTQG Brazil và đó có thể là mục tiêu cuối cùng trên tư cách cầu thủ của anh.
Với những gì đang thể hiện, Alves gần như chắc chắn vẫn sẽ có tên trong thành phần ĐT Brazil dự World Cup 2022 và nếu may mắn, cầu thủ chạy cánh phải này hoàn toàn có thể hoàn thành khát khao vô địch World Cup khi sẽ ở độ tuổi 39./.
Fred - tiền đạo bị ghét nhất Brazil ở World Cup
Ở xứ sở cuồng bóng đá, những tuyển thủ quốc gia Brazil thường được ái mộ và thần tượng. Tuy nhiên, Fred rơi vào vài trường hợp ngoại lệ.
Sự mê bóng đá của người Brazil có thể đẩy họ đến 2 thái cực tột cùng của tình yêu và nỗi căm ghét.
Moacyr Barbosa đã sống trong sự nguyền rủa của người Brazil kể từ trận đấu định mệnh ở Maracana năm 1950. Đó là trận đấu mà ông đã chọn sai vị trí, khiến Brazil thủng lưới và mất chức vô địch World Cup.
Tiền vệ Carlos Dunga từng bị dè bỉu bởi lối chơi thực dụng, kém hoa mỹ khi còn là cầu thủ và sau này là HLV. Tuy nhiên, Barbosa dù sao cũng chỉ là thủ môn. Còn Dunga thậm chí đã đưa người Brazil đến chức vô địch World Cup 1994.
Fred, tên đầy đủ là Frederico Chaves Guedes, lại là trường hợp khác. Anh xuất thân là tiền đạo, người ghi bàn và theo lý thuyết, là người trực tiếp luôn đem lại niềm vui sướng cho các cổ động viên.
Bi kịch thay, anh lại trở thành biểu tượng cho thảm hoạ lớn thứ 2 trong lịch sử bóng đá Brazil (sau Maracanazo 1950) - thảm hoạ 1-7 ở bán kết World Cup 2014.
Fred được xem là một trong những tiền đạo bị căm ghét nhất lịch sử bóng đá Brazil. Ảnh: Getty.
Fred là nỗi xấu hổ của bóng đá Brazil
Các cầu thủ Brazil bước vào bán kết World Cup 2014 với khối lượng kỳ vọng khổng lồ đặt trên vai. Trên đường tiến vào trận chung kết, HLV Luiz Felipe Scolari, người luôn chứa không ít sự thực dụng trong đầu sau quãng thời gian dài chinh chiến ở châu Âu, triệu tập 2 tiền đạo đúng nghĩa cho giải đấu trên quê nhà.
Một trong hai người đó là Fred. Tiền đạo còn lại, Jo, chỉ đóng vai trò dự bị và ít khi được sử dụng. Với Selecao, Fred là mũi nhọn quan trọng nhất trên tuyến đầu, người sẽ gánh trên vai kỳ vọng như Pele, Romario hay Ronaldo de Lima năm xưa.
Fred khi đó đang có phong độ cao. Anh là công thần của Fluminense và ghi 27 bàn sau 46 lần ra sân trong năm 2014. Ở Confederations Cup một năm trước, Fred toả sáng với danh hiệu vua phá lưới, ghi 5 bàn và giúp Brazil vô địch.
Fred to cao, kinh nghiệm đầy mình, có lối chơi hiện đại của trung phong theo kiểu châu Âu. Ở buổi đầu sự nghiệp, anh từng gây ấn tượng mạnh trong màu áo Lyon trong giai đoạn CLB này thống trị Ligue 1.
Tuy nhiên, ở quê nhà, Fred giống như kẻ lạc loài. Với nhiều người Brazil, Fred là nỗi xấu hổ của một đất nước từng sản sinh ra những tiền đạo khiến thế giới mê mẩn.
Trong cơn bĩ cực của nền bóng đá thiếu những trung phong xuất chúng, HLV Scolari đã chọn Fred và Jo, 2 mẫu trung phong kiểu cũ mà ông tin sẽ mang lại sự chắc chắn và thực dụng cần thiết cho hàng công Brazil.
Khi Fred ngã vật xuống trong vòng cấm Croatia trận khai mạc vòng bảng, Scolari đã mỉm cười. Khi mọi thứ bế tắc và Brazil không thể chơi thứ bóng đá sexy và hoa mỹ, họ cần những pha bóng thực dụng theo kiểu châu Âu. Họ cần nhồi bóng trực diện, tạt bóng, làm tường. Fred cung cấp đủ điều đó.
Tuy nhiên, di sản của Fred trong màu áo Selecao vĩnh viễn dừng lại với 18 bàn thắng sau 39 lần ra sân, cùng những tiếng la ó.
Fred ngã xuống giúp Brazil ghi bàn từ chấm 11 m trong trận đấu với Croatia ở World Cup 2014. Ảnh: Getty.
Fred bị thay ra ở trận bán kết World Cup năm 2014, chỉ 1 phút sau khi người Đức ghi bàn nâng tỷ số lên 6-1. Nỗi thống khổ của các CĐV Brazil đẩy họ đến cơn giận dữ và uất hận.
Fred trở thành bao cát cho sự trút giận đó. Mỗi khi Fred chạm bóng, anh đều bị la ó. Khi bước ra sân, khuôn mặt của Fred trở nên thảm hại với tràn ngập những tiếng nguyền rủa và than khóc từ những bóng áo vàng trên khán đài.
These Football Times bình luận Fred trở thành bộ mặt cho thảm hoạ 1-7 của người Brazil năm xưa. Trong 70 phút có mặt trên sân, Fred không có nói cú sút, căng ngang, tắc hay cắt bóng ( Opta). Biểu đồ nhiệt của Fred chỉ ra anh dành phần lớn thời gian để giao bóng giữa sân sau khi đội nhà để thủng lưới.
Independent thậm chí miêu tả màn trình diễn của Fred có thể là tệ nhất của tiền đạo trong lịch sử World Cup. Alan Shearer, người từng là tiền đạo xuất chúng của tuyển Anh, tuyên bố "không thể hiểu nổi" tại sao người Brazil có thể chọn tiền đạo như vậy cho giải đấu tại quê nhà.
"Trừ tôi ra", rất nhiều người Brazil sau đó đáp. Đối với cường quốc bóng đá, nước chủ nhà của World Cup 2014, thất bại trước Đức không khác gì nỗi sỉ nhục.
Và còn ai xứng đáng hơn với những lời chỉ trích ngoài Fred, kẻ có 5 cú sút trong cả giải đấu năm đó. Cuộc khảo sát của Datafolha cho thấy, người hâm mộ Brazil bình chọn Fred là cầu thủ tệ nhất của Selecao ở World Cup 2014.
"Anh ta là tệ của những kẻ tệ nhất năm ấy", một CĐV Brazil tên Rafael chia sẻ với người viết.
Tháng 9/2014, Fred tuyên bố từ giã đội tuyển quốc gia sau những áp lực khủng khiếp từ người hâm mộ, dù anh vẫn còn chơi bóng đến tận hôm nay. "Tôi không còn muốn nghĩ về việc lên tuyển", Fred nói.
Người Brazil không dễ quên. Rafael kể cho đến bây giờ, vài CĐV vẫn la ó Fred trong mỗi trận đấu anh góp mặt các giải quốc nội. Năm 1994, 6 năm trước khi qua đời, thủ môn Barbosa nói: "Án tù cao nhất ở Brazil là 30 năm. Tôi không giết người, nhưng bị cầm tù trong suốt 40 năm".
Fred rơi vào trường hợp giống như vậy. "Ngay cả khi từ giã đội tuyển, Fred chưa bao giờ được tha thứ", Guardian bình luận.
Fred liên tục ghi bàn và chinh phục các danh hiệu kể từ sau đêm ác mộng ở World Cup 2014. Ảnh: Getty.
Đứng dậy
Tuy nhiên, bản lĩnh của tiền đạo "lạc loài" nhiều năm trên đất Brazil đã tôi luyện ý chí của Fred. Vài năm sau đêm ác mộng ở Belo Horizonte, các đời HLV Brazil vẫn có ý định gọi Fred lên tuyển, khi cơn bĩ cực của việc thiếu trung phong giỏi chưa chấm dứt.
Năm 2015, Fred ghi 22 bàn sau 42 trận ra sân cho Fluminense, và cùng CLB này vô địch Primeira Liga mùa sau đó. Đến năm 2017, Fred tiếp tục ghi tới 30 bàn sau 55 lần ra sân cho CLB mới Atletico Mineiro, qua đó giành chức vô địch Campeonato Mineiro.
Fred trở thành một trong số ít các tiền đạo từng 3 lần giành danh hiệu vua phá lưới giải VĐQG Brazil (Serie A). Ở 2 mùa giải 2018 và 2019, Fred vẫn thể hiện khả năng săn bàn đáng nể và giúp Cruzeiro đoạt 3 danh hiệu.
Cơn cuồng nộ của người Brazil đã không thể đánh gục ý chí của Fred. Ở tuổi 36, anh vẫn ra sân thi đấu và ghi bàn.
Đế chế Barcelona: "Thánh Johan" viết sử, song sát Messi - Ronaldinho nâng tầm Barcelona ra đời cách đây 120 năm, sớm hơn 2 năm so với đại kình địch Real Madrid. Trong lịch sử của mình, bên cạnh các cầu thủ bản địa, quốc gia đóng góp nhiều cầu thủ nhất cho Barca chính là Brazil... "Thánh Johan" - người viết lịch sử cho Barca Không hề ngoa khi nói rằng, người Brazil góp công lớn...