Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima

Theo dõi VGT trên

Howard Kakita, 7 tuổi, đang đứng trên mái nhà chỗ ông bà và thích thú ngắm vệt khói từ chiếc B-29 đang tới gần thì còi báo động không kích rú lên.

Đó là vào buổi sáng trong xanh, ngập nắng ngày 6/8/1945 ở Hiroshima, Nhật Bản. Howard đáng lẽ đã không đứng trên đó, cậu và anh trai đáng lẽ cũng không ở Nhật Bản vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II.

Sinh ra ở California, hai anh em Kakita đều là công dân Mỹ, giống như bố mẹ họ. Nhưng cũng như nhiều công dân Mỹ khác, họ có mặt ở Hiroshima vào ngày định mệnh đó, khi quả bom nguyên tử với sức công phá khủng khiếp được ném xuống thành phố này.

Hơn 10 quân nhân, thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến và bị phía Nhật bắt làm tù binh, đã chết sau khi quả bom hạt nhân phát nổ. Nhưng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, người Mỹ khác cũng bị chết hoặc chịu tổn thương bởi quả bom.

Nhiều người trong số đó là trẻ em từ Hawaii và Bờ Tây nước Mỹ, trở về Nhật Bản nhiều năm trước chiến tranh để thăm họ hàng hoặc tìm hiểu về nguồn cội. 75 năm kể từ đó, số người còn sống ngày càng ít dần. Người trẻ nhất trong số họ giờ cũng đã ngoài 80.

Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima - Hình 1

Howard Kakita, người Mỹ gốc Nhật, sống sót sau vụ ném bom Hiroshima. Ảnh: Washington Post.

Dù không có thống kê chính xác về số người Mỹ là hibakusha (từ tiếng Nhật để chỉ người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử), chính phủ Nhật vẫn cam kết chăm lo cuộc sống cho họ suốt đời và thường gửi các đội bác sĩ tới Mỹ để theo dõi sức khỏe định kỳ cho họ.

Trong nhiều thập kỷ, các đội bác sĩ này đã gặp nhiều người sống sót sau vụ ném bom, lấy mẫu máu, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, chụp X-quang và hỏi họ về những gì phải chịu đựng, như tác động lâu dài của bức xạ hay biến chứng của tuổi già.

40 người Mỹ đã tham gia cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ như vậy vào tháng 11 năm ngoái, trong đó có Howard Kakita, kỹ sư máy tính nghỉ hưu. “Không còn nhiều người trong chúng tôi còn sống”, ông nói.

Yaozo, ông của Howard, là một nông dân và cũng là thành viên đầu tiên trong gia đình tới Mỹ. Khi bắt chuyến tàu tới Mỹ năm 1899, ông Yaozo mới 22 tuổi, không biết tiếng Anh nhưng tin rằng tấm vé này sẽ mở ra cánh cửa hy vọng cho cuộc đời mình.

Tuy nhiên, trái với mong đợi, ông Yaozo đối mặt với nhiều năm khó khăn ở Mỹ vì bị cấm nhập tịch và làn sóng phản đối người Nhật Bản. Ông sau đó trở về Hiroshima nhưng không từ bỏ giấc mơ Mỹ.

Năm 1906, ông một lần nữa tới Mỹ cùng người vợ mới cưới. Họ định cư ở Bakersfield, California và sinh 8 người con. Tất cả 8 đứa trẻ đều được công nhận là công dân Mỹ, theo quy định trong Tu chính án 14 của Hiến pháp Mỹ.

Song cuộc sống của gia đình ông Yaozo cũng không dễ dàng khi luật Mỹ cấm người nhập cư Nhật Bản được sở hữu đất hoặc thuê đất dài hạn. Năm 1927, vợ ông qua đời trong lúc sinh con. Ông trở về Hiroshima và tái hôn sau đó, nhưng các con trai của ông chọn tương lai ở Mỹ thay vì Nhật Bản. Tới năm 1940, ông Yaozo bị trầm cảm nặng và nghiện rượu. Ông dường như sắp chết vào lúc đó.

Đầu năm đó, con trai thứ hai Frank cùng vợ Tomiko đưa hai con của họ tới Hiroshima gặp ông nội Yaozo và quyết định ở lại thành phố này để chờ sinh đứa con thứ ba. Chuyến thăm kéo dài nhiều tháng của vợ chồng Frank giúp ông Yaozo nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nhưng khi Frank thông báo đưa gia đình trở về California, ông một lần nữa suy sụp. Do đó, Frank và Tomiko quyết định sẽ để hai đứa trẻ Howard, 2 tuổi, và Kenny, 4 tuổi, ở lại cùng ông bà, như lời hứa hẹn rằng họ sẽ trở lại Nhật Bản.

Nhưng năm 1941, trận Trân Châu Cảng nổ ra và mọi thứ thay đổi. Chiến tranh và hậu quả tàn khốc của nó đã chia rẽ gia đình họ gần một thập kỷ.

Sau này Howard mới nhận ra rằng việc ông sống sót sau khi quả bom hạt nhân phát nổ ở Hiroshima là một phép màu. Nhà ông bà của ông chỉ cách địa điểm ném bom hơn một km. Sức ép từ quả bom biến cả ngôi nhà thành đống đổ nát, chôn vùi Howard suốt nhiều giờ.

Howard ngất đi dưới đống đổ nát và khi tỉnh lại, cậu bé phải tự tìm đường thoát ra ngoài. Ông nội Yaozo tìm cách cứu vợ khỏi căn nhà sụp đổ, sau đó cùng với Howard và Kenny chạy về phía dãy núi, tránh xa các đám cháy và vượt qua rất nhiều thi thể không còn nguyên vẹn. Suốt nhiều năm sau đó, Howard không dám ăn các món ăn có màu hồng hoặc đỏ, như bưởi hoặc thịt bò. Món mì spaghetti cũng khiến ông thấy buồn nôn.

“Nó khiến tôi liên tưởng đến máu và xác chết”, ông nói.

Khi họ trở lại khu dân cư, không khí tràn ngập mùi hôi thối. Họ cố tìm mọi thứ còn sót lại để dựng tạm một nơi trú ẩn. Cả Howard và Kenny đều bị kiết lỵ và rụng tóc cho nhiễm phóng xạ. Họ nghe tin bà ngoại đã chết trong vụ ném bom và ông ngoại cũng qua đời vài ngày sau đó. Họ là nông dân trồng khoai lang và chỉ đến thành phố này vào phiên chợ hàng tuần.

Trong khi ở phía bên kia Thái Bình Dương, cha mẹ của Howard nghĩ cả hai đứa con của họ đã chết. Như 120.000 người Mỹ gốc Nhật khác, Frank và Tomiko đã sống ba năm trong trại tập trung ở Arizona, nơi chính quyền Mỹ buộc công dân gốc Nhật đến sinh sống do lo ngại nguy cơ họ hợp tác với Nhật. Họ vẫn ở đó khi Hội Chữ thập đỏ Mỹ xác nhận hai đứa con của họ ở Hiroshima vẫn còn sống.

Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima - Hình 2

Khung cảnh Hiroshima 8 tháng sau vụ ném bom nguyên tử hôm 6/8/1945. Ảnh: AP.

Chiến tranh kết thúc sau đó, nhưng không giúp họ có thể đoàn tụ. Gia đình Kakitas được phép rời khỏi trại tập trung, cùng tấm vé một chiều và 25 USD. Nhưng họ không có tiền để đưa Kenny và Howard trở về từ Nhật Bản. Nhiều tháng rồi tới nhiều năm qua đi, họ vẫn bị chia tách như vậy. Ngày 8/8/1947, ông Yaozo qua đời vì ung thư.

Tháng 3 năm sau, Kenny và Howard được đưa lên tàu tới San Francisco, vùng đất xa lạ với thứ ngôn ngữ lạ lẫm, nơi có bố mẹ mà họ không nhớ rõ, cùng hai đứa em họ chưa từng gặp mặt. Cuộc đoàn tụ của họ diễn ra trong không khí khá căng thẳng.

Gia đình họ sống trong căn hộ ba tầng. Bố mẹ không nói về thời gian sống ở trại tập trung, trong khi hai đứa trẻ cũng không kể về vụ ném bom. Howard, khi đó 9 tuổi, thường hay la hét vì gặp ác mộng vào ban đêm.

Phải mất rất nhiều năm sau đó, Howard mới có thể gạt bỏ ám ảnh và nói về vụ đánh bom Hiroshima, trong khi Kenny vẫn chưa thể chia sẻ về quá khứ.

“Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm”, Howard, hiện 82 tuổi, giải thích lý do chia sẻ về câu chuyện của mình. Tại nhà riêng ở Rancho Palos Verdes, bang California, ông đang bận rộng chuẩn bị cho buổi thảo luận về lễ kỷ niệm sắp tới với những người sống sót khác. “Tôi đã ở tuổi xế chiều và là một trong số người trẻ nhất còn nhớ về vụ ném bom Hiroshima. Sau tôi, có lẽ sẽ không còn ai khác. Những người trẻ hơn sẽ không nhớ gì về nó”.

Mùa thu năm ngoái, ông đã nói chuyện cùng hàng trăm sinh viên ngành lịch sử tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA), ngôi trường ông từng theo học. Howard cũng từng chia sẻ câu chuyện của mình tại Bảo tàng Quốc gia người Mỹ gốc Nhật, trong khi Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima cũng ghi hình ông để thêm vào bộ sưu tập câu chuyện của những người sống sót sau vụ ném bom.

Câu chuyện của Howard cũng bao gồm quá trình ông dần thoát khỏi bóng ma quá khứ, để bắt đầu cuộc sống và theo đuổi con đường học hành của mình. Ông đã tốt nghiệp và có tấm bằng thạc sĩ về kiến trúc máy tính tại UCLA.

Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, Howard gặp Irene Doiwchi, người sau này trở thành vợ ông. Nhưng phải tới khi cân nhắc kết hôn, ông mới đem câu chuyện về Hiroshima kể với bà Irene. “Tôi phải nói với bà ấy rằng tôi từng nhiễm xạ nghiêm trọng và có thể không sống được lâu”, ông nói.

Tuy nhiên, điều đó không khiến Irene nản lòng. “Tôi tự nói với mình tôi muốn ở bên người đàn ông này, dù là địa ngục hay khó khăn, hoặc bất kỳ chuyện gì xảy đến”, bà nói.

Howard dường như không còn bị ám ảnh bởi quá khứ trong một thời gian dài sau đó. Nhưng bóng đen của vụ ném bom Hiroshima một lần nữa phủ lên cuộc sống của ông khi đứa con 4 tuổi Randy bị chẩn đoán ung thư năm 1968 và qua đời chưa đầy 6 tháng sau đó.

“Liệu đó có phải do tôi không”, Howard tự hỏi và cảm thấy sợ hãi về di chứng của nhiễm xạ, dù hai con gái và 4 đứa cháu của ông không gặp phải vấn đề gì.

Gia đình Kakitas từ lâu đã tha thứ cho quá khứ, như cách Nhật và Mỹ đã cố gắng làm. Năm 1988, chính phủ Mỹ cam kết bồi thường 20.000 USD cho mỗi người Mỹ gốc Nhật phải vào trại tập trung và khoảng 82.000 người sống sót cũng nhận được tiền bồi thường. Nhật Bản tiếp tục chuyển các khoản tiền trợ cấp hàng tháng cho các nạn nhân người Mỹ dựa trên khoảng cách tới địa điểm ném bom. Howard đã nhận được 30.000 yen, khoảng 300 USD, cũng như được đội y tế Nhật kiểm tra sức khỏe hai năm một lần.

“Chúng tôi chỉ sống được 5-7 năm nữa thôi”, ông nói.

Tháng 9 năm ngoái, Howard và Irene tới thăm Hiroshima và bảo tàng tưởng niệm hòa bình ở đó. Đây là lần thứ tư hoặc năm ông trở lại nơi này.

Lebanon - quốc gia đã 'ngã quỵ' vì khủng hoảng chồng chất

Chết chóc và đổ nát, Lebanon vừa trải qua vụ nổ như "bom nguyên tử ở Nhật Bản", giữa lúc quốc gia này điêu đứng vì khủng hoảng triền miên.

"Vụ nổ tương tự những gì đã xảy ra ở Nhật Bản, ở Hiroshima và Nagasaki. Tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự tàn phá lớn như thế. Đây là một thảm hoạ quốc gia, một thảm hoạ với Lebanon", Thống đốc Beirut Marwan Abboud bật khóc khi mô tả vụ nổ tàn phá thủ đô của Lebanon hôm 4/8.

Xe cứu thương rú còi inh ỏi cố lao nhanh qua các giao lộ kẹt cứng, trong khi nhiều người cuống cuồng tìm cách thoát ra khỏi căn nhà nay chỉ còn là đống đổ nát. Khung cảnh hoang tàn bao trùm bến cảng và nhiều khu vực lân cận ở thủ đô Beirut sau vụ nổ mạnh ngang 240 tấn TNT.

"Cảng Beirut bị phá hủy hoàn toàn", nhân chứng Bachar Ghattas nói, mô tả cảnh tượng giống "ngày tận thế".

Lebanon - quốc gia đã ngã quỵ vì khủng hoảng chồng chất - Hình 1

Người đàn ông ôm đầu khi chứng kiến cảnh tượng sau vụ nổ ở cảng Beirut hôm 4/8. Ảnh: AFP.

Vụ nổ khủng khiếp xảy ra giữa lúc Lebanon đang "tê liệt" vì khủng hoảng liên tiếp, từ đại dịch Covid-19, biểu tình đến nền kinh tế kiệt quệ. Quốc gia này đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi cuộc nội chiến kéo dài 15 năm và thường bị cuốn vào các cuộc xung đột khu vực.

Lebanon đã báo cáo hơn 5.000 ca nhiễm và 65 trường hợp tử vong vì Covid-19, đại dịch khiến gần 18,7 triệu người nhiễm và gần 703.000 người chết tại 213 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dù con số của Lebanon tương đối thấp so với nhiều nước khác, giới chức địa phương cho biết số ca nhiễm đang gia tăng gần đây và lan sang nhiều khu vực mới của đất nước.

Lệnh phong tỏa của chính phủ kéo dài 5 ngày vừa kết thúc, nhưng các bác sĩ cảnh báo hệ thống y tế mong manh của quốc gia này "đang vượt quá giới hạn".

"Phòng hồi sức tích cực ở Bệnh viện Đại học Rafik Hariri đã kín chỗ và nếu tình hình vẫn duy trì trong vài ngày tới, bệnh viện sẽ không thể tiếp nhận thêm các ca cần chăm sóc đặc biệt", Osman Itani, bác sĩ chuyên khoa tim phổi và hồi sức cấp cứu, nói với Arab News hôm 2/8.

"Số ca hiện tại đang vượt mức 100 mỗi ngày và đây là vấn đề lớn mà hệ thống y tế của chúng tôi không thể giải quyết được bởi đã quá tải", bác sĩ Itani nói thêm.

Bộ Y tế Lebanon cho rằng số ca nhiễm mới tăng nhanh là do người dân phớt lờ biện pháp phong tỏa, tiếp tục tham gia các bữa tiệc, đám cưới, cầu nguyện và tụ tập nơi công cộng.

Đại dịch tấn công Lebanon giữa lúc tình hình chính trị của quốc gia này cũng có nhiều bất ổn. Tháng 10 năm ngoái, người dân ở ít nhất 70 thành phố trên khắp đất nước biểu tình phản đối tình trạng tham nhũng trong bộ máy chính phủ, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cơ sở hạ tầng thiếu thốn, như nước máy không đảm bảo và thường xuyên mất điện.

Các cuộc biểu tình rầm rộ đã làm tê liệt quốc gia này và khiến thủ tướng Saad Hariri phải từ chức. Tuy nhiên, tình hình không được cải thiện, khi tình trạng mất điện trở nên nghiêm trọng hơn, kinh tế chìm sâu trong khủng hoảng và giá thực phẩm tăng vọt 80%.

Khủng hoảng kinh tế kéo dài không chỉ khiến người dân phẫn nộ và biểu tình phản đối chính phủ, nó còn khiến nhiều người rời bỏ quê hương, đi tha phương cầu thực khắp nơi.

Theo thống kê chính thức, gần một nửa dân số Lebanon sống dưới mức nghèo đói và 35% thất nghiệp.

Hồi tháng 3, lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia này tuyên bố không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Tổng nợ chính phủ của Lebanon hiện là 92 tỷ USD, gần 170% GDP và là một trong số mức nợ cao nhất thế giới.

Beirut hồi tháng 5 tiến hành đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm đảm bảo gói trợ cấp quan trọng theo kế hoạch giải cứu nền kinh tế mà chính phủ thông qua. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bị đình trệ kể từ đó.

Theo bài viết trên Guardian tháng trước, nhiều người ở Lebanon đang đối mặt với tương lai ảm đạm.

"Từ tháng 3, giá của hầu hết hàng hóa đã tăng gần ba lần, trong khi giá trị của đồng nội tệ lao dốc 80% và phần lớn hoạt động của quốc gia đã đình trệ. Những người đi làm đang cố gắng sống sót qua từng tháng. Các trung tâm thương mại trống rỗng. Nghèo đói tăng vọt, tội phạm tăng và tình trạng bạo loạn xuất hiện trên các đường phố", bài viết có đoạn.

Lebanon cũng phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung lương thực. Tobias Schneider, nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách công Toàn cầu ở Berlin, Đức, cho biết Beirut phải nhập khẩu tới 90% lượng lúa mì mà quốc gia này tiêu thụ.

Vụ nổ tại thủ đô Beirut hôm 4/8. Video: CTGN.

Không chỉ trong nước bất ổn, Lebanon cũng thường bị cuốn vào các cuộc xung đột khu vực. Cuộc nội chiến đẫm máu và phức tạp giữa các phe chính trị và giáo phái nổ ra từ năm 1975 đến 1990 đã giết chết 120.000 và khiến một triệu người lưu vong, trước khi nhiều khu vực của Lebanon bị chiếm đóng bởi Syria và Israel, hai quốc gia có chung đường biên giới Beirut, gần hai thập kỷ. Năm 2005, binh lính nước ngoài mới rút khỏi đất nước này.

Phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã có cuộc chiến với Israel hồi năm 2006, nổi lên như một phong trào chống lại chiếm đóng của Tel Aviv ở Lebanon.

Năm 2013, Hezbollah thông báo sát cánh cùng Tổng thống Syria Bashar al-Assad, khiến bối cảnh chính trị ở Lebanon càng thêm chia rẽ và dẫn tới nhiều lệnh trừng phạt, giảm lượng tiền tệ từ Vùng Vịnh chảy vào quốc gia này, thông qua du lịch và tiền gửi.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng tác động lớn đến tiền gửi, nguồn thu nhập quan trọng đối với Lebanon, khi số dân nước này sống ở nước ngoài nhiều hơn trong nước, cũng như các khoản viện trợ.

Cuộc xung đột Syria cũng dẫn tới nhiều cuộc tấn công làm rung chuyển Beirut và nhiều khu vực khác. Nhưng tác động rõ ràng nhất của chiến tranh Syria ở Lebanon, quốc gia 4,5 triệu dân, là dòng người di cư ước tính 1,5 triệu người. Beirut cùng nhiều tổ chức quốc tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về gánh nặng kinh tế - xã hội mà dòng người tị nạn Syria đem tới cho quốc gia nghèo đói này.

Khi khó khăn chồng chất khó khăn, vụ nổ xé toạc cảng Beirut hôm 4/8 có thể trở thành tai họa mới khiến Lebanon, quốc gia đang bị khủng hoảng bủa vây, phải đầu hàng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Nhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafeNhanh chóng xác định danh tính các nạn nhân vụ cháy quán cafe
15:51:56 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024
Kẻ tống tiền cố diễn viên "Ký sinh trùng" nhận án tùKẻ tống tiền cố diễn viên "Ký sinh trùng" nhận án tù
17:04:08 19/12/2024
Tình trạng bất ổn của Hwang Jung Eum sau khi bị đại gia ngành thép "cắm sừng"Tình trạng bất ổn của Hwang Jung Eum sau khi bị đại gia ngành thép "cắm sừng"
16:22:23 19/12/2024
Phương Oanh và Shark Bình bế cặp song sinh dự thảm đỏPhương Oanh và Shark Bình bế cặp song sinh dự thảm đỏ
15:17:18 19/12/2024

Tin mới nhất

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy bị kết án tù vì tham nhũng

20:13:08 19/12/2024
Ông Sarkozy là cựu Tổng thống Pháp đầu tiên bị kết án tham nhũng và phạt tù tại nước này.
Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

20:04:56 19/12/2024
Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới.
Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

Thế giới thiệt hại 25 nghìn tỷ USD mỗi năm do môi trường bị hủy hoại

20:02:29 19/12/2024
Do đó theo báo cáo, cần những thay đổi cơ bản sâu sắc trên toàn hệ thống để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đang cùng xảy ra này và ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ sinh thái.
Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

19:58:37 19/12/2024
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump.
Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấn công trái đất

Cảnh báo siêu bão mặt trời có sức công phá khủng khiếp tấn công trái đất

19:36:12 19/12/2024
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck (Đức), các nhà khoa học cảnh báo trái đất đang đối mặt với một siêu bão mặt trời có sức tàn phá hơn hàng tỉ quả bom nguyên tử, đe dọa sự sống còn của nhân loại.
Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

19:30:41 19/12/2024
Yonhap ngày 17.12 đưa tin ông Park An-su bị bắt theo lệnh tòa án, với cáo buộc có vai trò then chốt trong cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.
Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump

Sôi động cuộc đua 'lấy lòng' ông Trump

19:21:29 19/12/2024
Đường về Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã liên tục nhận sự ủng hộ từ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn, đặc biệt ở giới công nghệ.
Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu

Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu

19:16:20 19/12/2024
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đồng thời lên án tuyên bố gần đây của Washington và các đồng minh chống lại mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Bình Nhưỡng và Moskva.
Đan Mạch cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Bắc Cực

Đan Mạch cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Bắc Cực

19:12:26 19/12/2024
Ngoài ra, Bắc Cực cũng có tầm quan trọng chiến lược về quân sự vì đây là khu vực triển khai tàu ngầm hạt nhân, có thể ẩn dưới băng và trong trường hợp xảy ra xung đột, có thể tấn công hầu hết Bắc Mỹ và châu Âu.
Lý do Tổng tham mưu trưởng Nga đánh giá không thể sớm 'giải phóng' Kursk

Lý do Tổng tham mưu trưởng Nga đánh giá không thể sớm 'giải phóng' Kursk

19:08:03 19/12/2024
Tuy nhiên, bất chấp những tổn thất của Nga, quân đội Ukraine ở Kursk dường như ngày càng ở thế yếu trước lợi thế của Nga về nhân lực và trang thiết bị.
Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria

Lại xuất hiện ảnh vệ tinh mới cho thấy Nga thu dọn thiết bị tại căn cứ ở Syria

18:54:18 19/12/2024
Đây là dấu hiệu Nga đang giảm bớt hiện diện quân sự ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ bất ngờ hồi đầu tháng này.
Trung Quốc và Ấn Độ đạt được đồng thuận về vấn đề biên giới

Trung Quốc và Ấn Độ đạt được đồng thuận về vấn đề biên giới

18:43:08 19/12/2024
Trong cuộc gặp, cả hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, có lợi cho hòa bình và ổn định quốc tế và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1000 ngày không ai mời đóng phim, nhan sắc tụt dốc thảm hại đến mức không nhận ra

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1000 ngày không ai mời đóng phim, nhan sắc tụt dốc thảm hại đến mức không nhận ra

Hậu trường phim

21:20:49 19/12/2024
Hiện tại, ở tuổi 54, Ngô Kỳ Long khó đảm nhận vai chính. Nam diễn viên cũng không có nguồn lực và khả năng diễn xuất đã bị mài mòn vì vậy đóng chính chính kịch.
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm

Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm

Pháp luật

21:19:11 19/12/2024
Ngày 19/12, Công an quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh đưa Lý Văn Thường Nhân (ngụ quận 6) đến tiệm tạp hóa trên đường Kênh Tân Hóa, quận Tân Phú để dựng lại hiện trường, củng cố hồ sơ xử lý về hành vi tấn công nữ chủ tiệm tạp hóa.
Nữ diễn viên bị gạ gẫm khiếm nhã hàng chục năm chỉ vì cảnh hở sốc trong phim Sex is Zero

Nữ diễn viên bị gạ gẫm khiếm nhã hàng chục năm chỉ vì cảnh hở sốc trong phim Sex is Zero

Sao châu á

21:16:54 19/12/2024
Phim Sex is Zero là một trong những tác phẩm hài 18+ đình đám của điện ảnh xứ Hàn. Dù đã trải qua 22 năm nhưng tới nay, Sex is Zero vẫn được xem là một tượng đài khó thay thế.
Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường khâm phục quyết tâm của ca sĩ Vũ Thùy Linh

Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường khâm phục quyết tâm của ca sĩ Vũ Thùy Linh

Nhạc việt

20:54:03 19/12/2024
Đào Tố Loan bật khóc, NSND Thúy Hường bày tỏ khâm phục khi chứng kiến hành trình nỗ lực của ca sĩ Vũ Thùy Linh để mang làn điệu dân gian đến khán giả trẻ.
Mai Phương Thúy xinh đẹp không ngờ, NSƯT Nguyệt Hằng - Anh Tuấn 'lên chức'

Mai Phương Thúy xinh đẹp không ngờ, NSƯT Nguyệt Hằng - Anh Tuấn 'lên chức'

Sao việt

20:47:38 19/12/2024
Hoa hậu Mai Phương Thúy dự sự kiện với đầm đen ôm sát khoe đường cong nóng bỏng, kết hợp để tóc dài thướt tha. Vợ chồng Nguyệt Hằng - Anh Tuấn vui mừng vì được lên chức
3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

3 cặp anh chị em đỉnh nhất Đường Lên Đỉnh Olympia: Cặp đầu 2 chị em cùng lọt Chung kết năm, cặp cuối "giật" luôn Quán quân!

Netizen

20:43:52 19/12/2024
Olympia đã phát sóng được 24 mùa và vẫn giữ vững sức hút với khán giả cả nước, trở thành sân chơi học thuật uy tín nhất với học sinh lứa tuổi THPT.
Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Tóc Tiên diện váy trăm triệu tham dự tiệc Giáng sinh

Phong cách sao

20:30:11 19/12/2024
Hình ảnh của nữ ca sĩ tại sự kiện thời trang này đã nhanh chóng xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen ngợi.
Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Mbappe đáng sợ ở các trận chung kết

Sao thể thao

20:26:32 19/12/2024
Tiền đạo người Pháp luôn biết cách tỏa sáng trong các trận chung kết cả ở cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia.
Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Em út BTS bất ngờ tái xuất phá luôn kỷ lục, gây bão trong đêm vì làm 1 điều liên quan đến Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

19:58:55 19/12/2024
Tối 18/12, cộng đồng Army - fandom BTS có phen nức nở khi Jung Kook bất ngờ lộ diện sau thời gian dài nhập ngũ.
Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hiếm 'tỉ quả có một' được giá hơn 6 triệu đồng

Lạ vui

19:45:16 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng).
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ

Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ

Tv show

19:40:22 19/12/2024
Nhiều khán giả đặt câu hỏi vì sao Châu Tuyết Vân lại chia sẻ đoạn clip hành trình, trong khi chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 chỉ mới đi đến công diễn 3 và vẫn còn đang tiếp tục ghi hình.