Cậu bé làm ‘chiếc xô thần kỳ’ chuyển đồ cho người ông 77 tuổi đang tự cách ly
Thương ông phải cách ly với mọi người để tránh nhiễm COVID-19, cậu bé 10 tuổi đã nảy ra sáng kiến giúp chuyển sách và nhu yếu phẩm cho ông mà không cần tiếp xúc trực diện.
Billy Keefe là một cư dân ở thị trấn Westgate-on-Sea thuộc hạt Kent, Anh. Vì bản thân có bệnh lý nền, cụ ông 77 tuổi phải tự cách ly trong căn nhà hai tầng của mình để giảm thiểu nguy cơ mắc COVID-19. Trong lúc Mark, con trai ông, vẫn đang đau đầu nghĩ cách đưa nhu yếu phẩm cho bố mà không phải tiếp xúc trực tiếp thì cháu trai Harry đã nhanh trí nghĩ ra biện pháp. Cậu bé 10 tuổi nối dây vào một cái xô, sau đó bỏ sách và thức ăn vào rồi để ông kéo lên qua đường cửa sổ, thế là xong!
Harry và bố Mark chuyển đồ vật lên cho ông.
Đây quả là giải pháp vẹn toàn giúp cả nhà có thể chăm sóc Billy mà vẫn tránh khiến ông cụ có nguy cơ nhiễm bệnh. Chia sẻ về “chiếc xô thần kỳ” của con trai, Mark cho biết: “Vậy là bố tôi vẫn có thể trông thấy các cháu trong lúc đang cách ly. Nhất định ông sẽ rất vui”.
“Vì tính chất công việc nên nhà tôi có rất nhiều xô. Khi trông thấy chúng, Harry liền nghĩ ra cách giúp ông nhận được sách và nhu yếu phẩm hàng ngày”, người đàn ông 45 tuổi chia sẻ. “Thực ra việc này rất đơn giản, là do người lớn cứ thích phức tạp hóa vấn đề”.
Cậu bé 10 tuổi dùng xô để giúp ông nhận được nhu yếu phẩm cả nhà gửi đến.
Từ ngày có “chiếc xô thần kỳ”, Mark đã có thể giao cho bố những món đồ ông cần mua, thậm chí còn chuyển vài quyển sách lên lầu để ông đọc giải khuây. “Khi các con hỏi ‘Bố cần gì không?’, ông cụ trả lời ‘Thức ăn’, chúng tôi bèn đáp ‘Bố nói cụ thể hơn đi’. Thế là bố tôi gửi hẳn một danh sách dài dằng dặc toàn món ông cụ đang thèm, nhưng ông không biết hiện giờ siêu thị đều trống rỗng cả rồi”, anh cười nói.
Sáng kiến của cháu trai 10 tuổi đã giúp cụ ông giải buồn trong thời gian tự cách ly.
Gia đình Mark đã không còn mua sắm tại siêu thị nữa. Thay vào đó, họ ghé thăm các cửa hàng nhỏ ở địa phương để tìm thực phẩm cho cả nhà. “Chúng tôi không đi siêu thị vì ở đó đông đúc và hỗn loạn lắm. Gia đình tôi đã thành khách quen của những hàng thịt trong vùng và các cửa hàng Prentis, họ không lúc nào thiếu rau tươi”, anh nói. “Chúng tôi luôn cố gắng tránh xa đám đông và mua sắm ở các cửa hàng nhỏ để tránh bị lây virus”.
Những quyển sách cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của cụ Billy. “ Sức khỏe tinh thần cũng đáng được quan tâm không kém gì thể chất. Đọc sách là cách bồi dưỡng trí óc và tĩnh tâm cực kỳ tốt”, Mark chia sẻ.
Người dân đứng cách xa chờ mua rau và thuốc, cảnh sát cầm roi giám sát
Đó là cảnh tượng xảy ra ở Ấn Độ hai ngày gần đây sau khi Thủ tướng Narendra Modi ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ nửa đêm 25.3 và kéo dài 3 tuần trong nỗ lực ngăn sự lây lan của COVID-19.
Thủ tướng Narendra Modi (Ấn Độ) đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ nửa đêm 25.3 và kéo dài 21 ngày để làm chậm lại sự lây lan của COVID-19. Như vậy, 1,3 tỉ dân Ấn Độ phải tự cách ly tại nhà trong vòng 3 tuần lễ.
"Toàn bộ đất nước sẽ bị phong tỏa hoàn toàn. Sẽ có lệnh cấm hoàn toàn với việc mạo hiểm ra khỏi nhà của các bạn. Nếu không tôn trọng 21 ngày phong tỏa, Ấn Độ sẽ quay lui 21 năm về trước, ông Modi tuyên bố trên một đài truyền hình Ấn Độ.
Ấn Độ cũng cấm nhập cảnh với người nước ngoài, tạm ngừng các chuyến bay nội địa, hệ thống đường sắt ngừng hầu hết các dịch vụ phục vụ hành khách.
Người dân cả nước được yêu cầu không được ra đường trừ những nhu cầu thiết yếu. Giao thông gần như ngưng lại, chỉ các cửa hàng nhu yếu phẩm mở cửa.
Cảnh sát Ấn Độ đeo khẩu trang và cầm gậy thực thi lệnh phong tỏa, sẵn sàng răn đe những người không tuân thủ sắc lệnh. Một số người không tuân thủ vẫn đi xe ra đường bị cảnh sát cầm roi rượt đánh, bắt hít đất, thụt xì dầu tại chỗ. Nặng hơn, người vi phạm có thể bị xử phạt tài chính và án tù 2 năm.
Cảnh sát cầm roi đánh người đi xe đạp ra đường.
... bắt người vi phạm thụt xì dầu.
Thủ tướng Modi khuyên người dân ở yên trong nhà, đừng đi mua sắm trong hoảng loạn vì sẽ khiến dịch bệnh lây lan hơn và cam đoan rằng chính phủ sẽ đảm bảo đủ nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm cho họ.
Dù vậy, tại Delhi và thủ phủ tài chính Mumbai, nhiều người sợ sẽ hết đồ ăn và thuốc men nên đổ xô đi mua.
Trong clip trên, một số người đi mua rau và thuốc phải đứng cách xa nhau chờ đến lượt dưới sự giám sát của cảnh sát.
Chủ sạp rau, cửa hàng thuốc, tiệm tạp hóa được yêu cầu vẽ hình tròn hay vuông dưới đất cách xa nhau như là nơi các khách hàng đứng chờ. Hầu hết đều tuân thủ vì sợ bị cảnh sát đánh.
Đến nay, Ấn Độ có tổng cộng 753 ca nhiễm nCoV với 20 người chết, 67 trường hợp khỏi bệnh.
Cách ly chứ đâu phải cách biệt? Khi sức khỏe là trên hết thì ở nhà lâu một chút vẫn vui như thường! Tự cách ly chẳng có gì đáng sợ, sức khỏe của bản thân và cộng đồng mới là trên hết! Theo CNN, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gần 1/3 dân số thế giới đã phải tự cách ly ở nhà. Tất cả đều vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Không ít người trong số chúng ta...