‘Cậu bé’ đau nhức, có ảnh hưởng đến việc sinh sản?
Tôi cưới vợ đã gần một năm nhưng vẫn chưa có con. Gần đây, tôi thấy đau tức tại tinh hoàn, đau một cách mơ hồ, rất khó xác định vị trí cụ thể.
Đau nhiều hơn khi cơ thể mệt mỏi. Xem kỹ lại, tôi thấy một bên tinh hoàn nhỏ hơn so với bên còn lại. Có cần phải đi khám không? Hà Lương (Hải Phòng)
TS Lê Vương Văn Vệ – Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội tra lơi:
Theo mô tả thì rất có thể “cậu bé” của bạn đã mắc chứng bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Đây là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch tinh rất hay gặp trong những bệnh nam khoa.
Bình thường dòng máu tĩnh mạch chỉ đi một chiều từ tinh hoàn theo hướng ổ bụng. Tinh hoàn thương tổn do dòng máu tĩnh mạch chảy ngược từ ổ bụng vào bìu và làm rối loạn môi trường phát triển của tinh trùng. Chứng bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.
Đau ơ tinh hoan co anh hương tơi kha năng sinh san? (Anh minh hoa)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra nguyên nhân nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh dẫn tới vô sinh là do: Nhiệt độ tinh hoàn tăng. Bình thường nhiệt độ tinh hoàn 35 độ C, khi bị giãn tĩnh mạch tinh nhiệt độ tăng lên đến 37 độ C bằng nhiệt độ trong ổ bụng. Nhiệt độ tăng kéo dài làm cho sản xuất tinh trùng giảm xuống; Ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn làm cho sản phẩm chuyển hóa tại tinh hoàn bị ứ đọng, đào thải khỏi tinh hoàn chậm lại gây ngộ độc tế bào sinh tinh trùng; Máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm, do ứ máu tĩnh mạch làm cho máu động mạch đến tinh hoàn giảm đi dẫn đến ôxy và chất dinh dưỡng nuôi tinh hoàn bị giảm ảnh hưởng sinh tinh trùng và rối loạn nội tiết tại tinh hoàn tác động lên trục đồi thị – tuyến yên – tinh hoàn, làm cho nội tiết tố hướng sinh dục bị rối loạn ảnh hưởng xấu đến sản xuất tinh trùng.
Video đang HOT
Ngoài tác động đến sinh sản gây vô sinh, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh còn bị rối loạn sinh lý tình dục.
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh tiến triển âm thầm và ngày càng nặng theo thời gian. Sẽ rất khó hồi phục nếu để bệnh nặng, lâu năm và càng cao tuổi càng khó chữa, thậm chí không chữa được. Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời. Việc điều trị giãn tĩnh mạch tinh tốt nhất là phẫu thuật. Thông thường có khoảng 69% có thai tự nhiên trong 2 năm sau khi mổ, 50% tái xuất hiện tinh trùng với những trường hợp không tinh trùng do giãn tĩnh mạch tinh.
(Theo GĐ & XH)
"Kế sách" trị bong gân nhẹ
Bong gân thường xảy ra ở cô tay, khớp gối và mắt cá chân. Khi bị bong gân bạn hãy nhanh chóng lựa chọn một trong những "kế sách" sau để cải thiện tình hình.
1. Chườm nước nóng sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ cảm giác đau đớn. Chính vì thế, khi bị bong gân muốn làm dịu cơn đau đừng quên chườm nước nóng.
2. Làm nóng trái me (có thể đem nướng hay hấp trái me), sau đó lấy cùi trái me đem đắp lên vùng bị bong gân hay sưng phồng. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và nhanh chóng bình phục.
3. Bạn cũng có thể ngâm trái me trong một cốc nước, sau đó chắt lấy nước của nó. Đem nước này đun nóng lên, rồi cho thêm một thìa muối và 1 thìa đường thốt nốt. Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nó cô đặc lại như một dạng keo. Dùng hỗn hợp cô đặc đó đắp lên vùng bị bong gân khi còn nóng, mỗi ngày làm đều đặn một lần, bạn sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng.
4. Trộn lẫn nước chanh vắt và mật ong, rồi bôi lên vùng bị tổn thương.
5. Dùng đường thốt nốt trộn lẫn với bơ sữa. Đun nóng hỗn hợp lên và thoa lên chỗ bị bong gân khi dung dịch còn nóng và dùng dải vải để buộc chỗ đó lại.
6. Dùng bột của lá cây cà ri trộn lẫn với nước cốt chanh, để đắp lên chỗ sưng phồng. Cách làm này còn hiệu quả trong những trường hợp bạn bị sưng mọng nước và đau đớn khi bị bỏng.
7. Dầu của cây đinh hương rất hiệu quả trong việc điều trị chứng bong gân và chuột rút. Hãy sử dụng nó như một loại thuốc đắp và thoa trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
Đối với những trường hợp bong gân nặng, không được tự ý chữa trị mà hãy đến ngay tới các cơ sở y tế.
8. Dùng cam thảo ngâm trong nước, để qua đêm và hôm sau lấy nước này bôi lên vùng bị bong gân.
9. Dầu của cây kinh giới ô rất hiệu qủa trong việc trị bong gân. Bạn hãy dùng loại dầu này thoa lên vùng bị đau.
10. Dùng bột nghệ trộn với nước chanh và muối, rồi đắp lên vùng bị bong gân, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả.
11. Dùng củ hành khô thái nhỏ, sau đó đắp lên vùng bị bong gân, rồi lấy một miếng vải để băng kín lại.
12. Dùng hỗn hợp bột lá chanh và bơ để tạo thành một dạng hồ nhão, đắp lên vùng bị tổn thương.
13. Lấy một thìa dầu quả hạnh, 1 thìa dầu tỏi, trộn lẫn với nhau và đắp lên vùng bị bong gân.
14. Hơ nóng một lá bắp cải và dùng một dây vải để băng lá bắp cải lên vùng bị thương.
15. Trộn một thìa muối cùng với 2 thìa bột nghệ, cùng một ít nước. Đun lên cho tới sôi và cô lại thành một dạng bột nhão. Đắp lên vùng bị tổn thương khi lớp hồ nhão này vẫn còn nóng.
Lưu ý: Những cách làm trên chỉ áp dụng với những trường hợp bị bong gân nhẹ, chấn thương chỉ gây ra những rối loạn sinh lý, khớp vẫn vững chứ không bị lỏng lẻo.
Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, không được tự ý chữa trị mà hãy đến ngay tới các cơ sở y tế.
(Theo VTC)
Bất lực ở nam giới hiểu thế nào cho đúng? Bất lực (BL) là một hiện tượng rối loạn sinh lý ở nam giới, còn gọi là "rối loạn cương cứng dương vật". Đây là vấn đề rất tế nhị và ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Thế nào là BL? BL là mất khả năng để đạt được sự cương đủ cho giao hợp. Từ chuyên ngành gọi là...