Cậu bé Bình Phước có nửa khuôn mặt bị khối u che kín 19 năm trước: Được bố mẹ Mỹ nhận nuôi, dạy dỗ cực khéo
Cậu bé được cha mẹ nuôi yêu thương, chăm sóc và giúp chữa trị.
Mười chín năm trước, vợ chồng bà Hope Ettore (California, Mỹ) – một nhà dịch tễ học nhận nuôi một cậu bé người Việt tên Hùng. Đó là một cậu bé bị ghẻ khắp người và nửa khuôn mặt có nhiều khối u.
Mọi chuyện bắt đầu năm 2005, khi bà và chồng liên hệ với trại trẻ mồ côi ở quận Gò Vấp (TPHCM) về nguyện vọng muốn nhận con nuôi. Trại trẻ giới thiệu cho vợ chồng bà một cậu bé tên Nguyễn Lê Hùng (Samuel Ian Ettore), 16 tháng tuổ.i, bị mắc u má.u thể hang lành tính và khối u này che mất nửa khuôn mặt. Ngoài ra, cậu bé còn bị suy dinh dưỡng, mù một mắt, bị ghẻ lở và các bệnh nhiễm vi khuẩn da khác.
Theo hồ sơ, cậu bé sinh năm 2004, quê ở Đồng Phú, Bình Phước. Bố mẹ cậu là Lê Xuân Hùng và Nguyễn Thị Liên. Hùng là trẻ sinh non và bị bệnh nặng, do đó bố mẹ đã gửi cậu vào trại trẻ và chỉ giữ lại đứ.a tr.ẻ khỏe mạnh. Mặc dù đã nhiều lần quay lại thăm và muốn đón Hùng về nuôi, nhưng gia đình Hùng được khuyên nên để cậu ở lại trại để tìm người nhận nuôi và giúp cậu được điều trị tại nước ngoài.
Vợ chồng bà đã nhận Hùng về nuôi và đổi tên cậu thành Samuel Ian Ettore. Chỉ hai tuần sau khi Samuel đến Mỹ, bà Hope sinh cô con gái út. Gia đình nhỏ có thêm Samuel và một cậu bé con nuôi khác từ Ethiopia, cũng 16 tháng tuổ.i.
Hai vợ chồng ngay lập tức bắt tay vào bổ sung dinh dưỡng, điều trị cho Samuel và chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u. Họ đã đưa Samuel đi khám khắp nơi, gặp gỡ nhiều bác sĩ, nhưng không ai dám phẫu thuật cho cậu. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, một bác sĩ đã đồng ý thực hiện phẫu thuật cho Samuel, nhưng vì khối u quá lớn, phẫu thuật phải chia thành nhiều giai đoạn. Tổng cộng, Samuel đã trải qua 5 cuộc phẫu thuật mặt và hai lần phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực và vẻ ngoài bình thường.
Samuel phát triển chậm, nói và đi muộn, phải trải qua các liệu pháp vật lý, ngôn ngữ và hành vi. Tuy nhiên, gia đình đã không bỏ cuộc. “Không chỉ chi phí điều trị khổng lồ, mà cha mẹ và các anh chị đã giúp tôi từng bước học đi, học nói, đọc sách cho tôi. Nhờ vậy, tôi đã trưởng thành như một đứ.a tr.ẻ bình thường”, Samuel chia sẻ.
Dạy dỗ con không quên nguồn cội
Bố mẹ nuôi không chỉ chữa trị cho Samuel mà còn giúp cậu khám phá về nguồn gốc của mình.
Dù là thành viên châu Á duy nhất trong gia đình, Samuel luôn tự nhìn vào gương và thấy mình khác biệt. Mẹ Hope đã dẫn Samuel tham gia các lễ hội truyền thống của người Việt tại Mỹ và mua những cuốn sách về Việt Nam để cậu hiểu hơn về quê hương. “Mẹ kể rằng bố mẹ đẻ tôi đã gửi tôi đi để tôi có cơ hội chữa trị”, Samuel nói.
Mặc dù không có nhiều cơ hội kết nối với cộng đồng người Việt, nhưng bà luôn động viên Samuel rằng hình hài và sở thích của cậu vẫn mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. “Con rất muốn tìm lại cha mẹ. Con cũng nhớ họ và yêu thích món phở Việt Nam”, Samuel chia sẻ.
Vào dịp Sam tốt nghiệp trung học phổ thông, bà Hope đã khoe hình ảnh cậu con trai khỏe khoắn, đẹp đẽ của mình lên mạng, ngỏ ý muốn nhờ cộng đồng mạng tìm giúp gia đình ruột của con.
Qua một người bạn Việt Nam, bà đưa thông tin tìm cha mẹ ruột cho con nuôi Việt lên mạng, bằng hai ngôn ngữ và nhờ chia sẻ khắp các hội nhóm. Ngày 26/5/2022, một phụ nữ quê Bình Phước đã liên hệ với người bạn của bà, nhận là mẹ của Hùng. Bạn bè đã giúp bà Hope và Hùng kết nối với người này và tiến hành làm xét nghiệm ADN.
Điều kỳ diệu cuối cùng cũng tìm đến. Cuối tháng 8 năm 2022, bà Hope cùng con trai lớn và Samuel đã về Việt Nam trong một cuộc hội ngộ đầy xúc động.
Khi Samuel bước vào tuổ.i 18, sau nhiều năm được gia đình nuôi dưỡng và chăm sóc, cậu đã tìm được một công việc ổn định và bắt đầu sống tự lập. Trên trang cá nhân, cậu cho biết bản thân là một người đam mê ẩm thực. “Tôi thích nấu ăn cùng mẹ. Mong muốn trở thành đầu bếp”, Samuel viết.
Cậu bé nói về mẹ câu đầu bị châm chọc, nghe đến cuối lại bật khóc, nể phục: Thành công của bố mẹ là đây!
Ai cũng khẳng định người mẹ đã rất thành công khi dạy dỗ đứa con ngoan ngoãn, hiền lành thế này.
Có một đứa con ngoan ngoãn, hiểu chuyện là niềm ao ước của bất kì bậc phụ huynh nào. Nhìn vào cách hành xử của một em bé, nhiều người có thể đán.h giá ngay được phương pháp nuôi dạy của ba mẹ. Cậu bé trong đoạn clip sau đây là một ví dụ như thế, nhìn cách em say sưa nói về mẹ của mình mà ai cũng cảm thấy thật ngưỡng mộ.
Trong một lớp học, đề bài được thầy cô giao là tả mẹ của mình. Cậu học sinh bắt đầu đứng lên trình bày. Câu đầu tiên khi em nói: "Mẹ em không cần trang điểm vì mẹ vốn dĩ đã rất xinh đẹp", tất cả lớp đều cười ồ lên một cách châm biếm. Thế nhưng, mặc kệ điều đó, cậu bé tiếp tục trình bày những điều biết về mẹ mình một cách dõng dạc, tự tin, chuẩn chỉnh.
Cậu bé nói về mẹ câu đầu bị châm chọc, nghe đến cuối lại bật khóc, nể phục: Thành công của bố mẹ là đây!
"Mẹ em không cần trang điểm vì mẹ vốn dĩ đã rất xinh đẹp. Sinh nhật của mẹ là ngày 12 tháng 10, nặng 50kg, cao 1m75, đi size giày 38. Màu sắc mẹ em thích là tím nhạt, bắt buộc phải là tím nhạt. Hoa quả mẹ em thích là xoài.
Mẹ em không thích hoa. Mẹ thích sen đá. Hoạt động yêu thích hàng ngày của mẹ là chơi game, nghe nhạc, uống cafe. Câu cửa miệng của mẹ thường dùng để dạy em là: Tự giác mới là sự tự do lớn nhất", cậu bé chia sẻ.
Cậu bé nắm rất rõ tính cách của mẹ, những điều mẹ thích và không thích. Từ những câu từ đơn giản nhưng toát lên được tình yêu dành cho mẹ của em. Cậu bé cực kỳ tự hào và yêu mẹ, đặc biệt ghi nhớ những điều mẹ dạy.
Kết bài, các bạn học đều vỗ tay rần rần, ngợi khen vì bài văn tuy đơn giản nhưng tràn đầy tình yêu thương. Quả thực, người mẹ khi nghe được chắc chắn sẽ rất hạnh phúc vì đứa con hiểu chuyện. Dưới phần bình luận, mọi người khen ngợi mẹ cậu bé đã rất thành công trong việc nuôi dạy con trai mình.
Nói chuyện với con theo cách này, con lúc nào cũng quấn quít, yêu thương cha mẹ
1. Sử dụng ngôn ngữ tích cực
Khi con cái làm sai, cha mẹ dễ mất bình tĩnh mà chê con. Ngiên cứu cho thấy ngôn ngữ tích cực có thể truyền cảm hứng tốt hơn cho hành vi tích cực ở tr.ẻ e.m.
Ví dụ, nếu trẻ không cất đồ chơi đi, cha mẹ có thể nói: "Bố tin tưởng con sẽ cất đồ chơi đi vì lần nào con cũng làm rất tốt".
Kiểu biểu hiện khích lệ này không chỉ tránh nảy sinh những cảm xúc tiêu cực mà còn nâng cao sự tự tin và tinh thần trách nhiệm của trẻ.
2. Giao tiếp đồng cảm
Khi một đứ.a tr.ẻ gặp phải sự thất vọng hoặc chán nản, ưu tiên hàng đầu của cha mẹ là hiểu và chấp nhận cảm xúc của con mình.
Ví dụ, nếu một đứ.a tr.ẻ khóc vì thua cuộc trong một trận đấu, cha mẹ có thể nói: "Mẹ biết lúc này con đang buồn. Ai thua mà chẳng buồn đúng không nào. Nhưng mẹ thấy con đã cố gắng hết sức và mẹ tự hào về con".
Kiểu giao tiếp đồng cảm này có thể giúp trẻ học cách thể hiện và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời cảm thấy được cha mẹ hỗ trợ và thấu hiểu.
3. Hợp tác ngôn ngữ cơ thể
Ngoài ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp.
Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, ánh mắt, nụ cười, những cái ôm có thể truyền tải sự ấm áp và tin cậy hơn.
Ví dụ, khi trẻ cho cha mẹ xem bức tranh của mình, họ có thể mỉm cười và nhìn con bằng ánh mắt khẳng định, hoặc ôm con để bày tỏ sự tự hào. Ngôn ngữ cơ thể như vậy có sức mạnh hơn bất kỳ lời khen ngợi nào.
4. Dạy dỗ dựa trên câu chuyện
Tr.ẻ e.m về cơ bản thích nghe kể chuyện hơn nên cha mẹ có thể truyền đạt sự thật thông qua việc kể chuyện.
Ví dụ, khi gặp trẻ không muốn cho bạn chơi cùng, cha mẹ có thể kể một câu chuyện về sự chia sẻ để trẻ hiểu được niềm vui và tầm quan trọng của việc chia sẻ trong câu chuyện. Thông qua nội dung câu chuyện trẻ sẽ dễ hiểu hơn những gì cha mẹ muốn mình thực hiện.
Cậu bé cắm cúi làm bài tập về nhà, sự xuất hiện của "sinh vật lạ" bên cạnh khiến bố mẹ chỉ biết dở khóc dở cười Hiện, đoạn clip đã thu về hơn 750 nghìn lượt yêu thích cùng hàng trăm ngàn lượt chia sẻ. Mới đây, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một cậu bé vừa học bài vừa ôm một chú chó vàng bên cạnh mình. Dù bên cạnh là một em cún vô cùng đáng yêu, nhưng na.m sin.h này vẫn chăm chú học bài....