Cậu bé bị trao nhầm chưa sẵn sàng xa mẹ nuôi
Cứ nói chuyện sau này sẽ về ở với bố mẹ đẻ, bé Minh lại nói với mẹ Hương “Con là con của mẹ, con không đi đâu hết”.
Sáng nay, chị Hương đưa bé Minh từ Hà Nội về quê gặp bố mẹ ruột, đồng thời vợ chồng anh Sơn cũng dẫn Hải qua chơi với bên ngoại.
“Từ khi hai bên phát hiện mình nuôi con người kia do bệnh viện trao nhầm, hầu như các cuối tuần rảnh chúng tôi đều sắp xếp cho tụi nhỏ gặp nhau và tiếp xúc với gia đình ruột thịt”, chị Vũ Thị Hương chia sẻ khi nhìn hai con Minh – Hải – một do chị nuôi dưỡng, một do chị sinh thành, đang quấn quít chơi đùa ngoài sân ở huyện Ba Vì.
Hải (áo đỏ) đang chơi cùng em trai ruột và Minh tại nhà mẹ đẻ chị Hương. Ảnh: MT.
Cuối buổi gặp, vợ chồng anh Sơn ra về với lời dặn dò Hải, cậu con trai anh chị đang nuôi dưỡng: “Hải ở đây chơi với anh Minh, mẹ Hương, chiều bố mẹ qua đón”. Dù hơi xị mặt, Hải ngoan ngoãn ở lại và ngay lập tức vào hội chơi cùng Minh và cậu em trai ruột.
Chị Hương cho biết, Minh và Hải dù khá thân thiết sau nhiều lần gặp nhau, đi chơi chung nhưng hễ thấy Hải ngồi sát hay đi cạnh mẹ, Minh lại lao đến “đòi”: “Mẹ Hương là của anh chứ, em là con mẹ Hiền. Hải đừng đi gần mẹ anh”. Cu cậu nhất định xưng anh với Hải với lý do mình to, cao hơn.
Ngoài ra, mỗi lần chị Hương dẫn Minh về với gia đình ruột, con chỉ chơi một lúc rồi nhất định đòi về. Cứ nói chuyện sau này sẽ về ở với bố mẹ đẻ, cậu bé cũng gạt đi “Con là con của mẹ, con không đi đâu hết”.
“Nếu tôi nói nhiều về việc đó, con sẽ cáu. Tôi biết cháu chưa sẵn sàng về với gia đình mới. Và đó là lý do duy nhất tôi vẫn trì hoãn việc thực hiện các thủ tục trao con. Đứa trẻ không phải là đồ vật để muốn là nhấc chỗ nọ, đặt chỗ kia. Chỉ cần các con thực sự vui vẻ, thoải mái, hoàn toàn chấp nhận về lại vị trí, tôi sẽ không nề hà gì”, người mẹ 35 tuổi nói.
Video đang HOT
Chị Hương và bé Minh – cậu con trai chị nuôi 6 năm mới biết bé bị trao nhầm. Ảnh: MT.
Trước ý kiến muốn nhận nuôi cả hai cháu của gia đình anh Sơn, chị Hương thổ lộ, chị rất tôn trọng ý nguyện và thiện chí này của gia đình. Là một người mẹ, bản thân chị cũng rất muốn được tận tay chăm sóc cho cả hai bé. “Ý nguyện của người lớn là một chuyện, thực hiện thế nào lại phụ thuộc vào tâm lý, mong muốn của các con. Tôi tuy khó khăn về kinh tế nhưng trước nay luôn cố gắng chăm lo tốt nhất cho con và về sau này vẫn vậy”, chị bày tỏ.
Trước mắt, bé Minh và Hải sẽ được cho học cùng trường khi các con vào lớp một. Chị Hương nói có thể xin nghỉ dạy tại Hà Nội để về quê đồng hành cùng các con, giúp cả hai cháu sớm thích nghi với cuộc sống mới.
“Có thể mỗi tuần hai cháu sẽ ở cùng một nhà và ở đâu thì đều có hai mẹ theo sát. Chúng tôi đều chỉ muốn làm mọi điều tốt nhất cho các con, để các con có thêm một gia đình chứ không mất mát gì hết”, anh Sơn bổ sung.
Đầu tháng 4/2018, gia đình anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi), ở thị trấn Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) phát hiện mình bị bệnh viện trao nhầm con 6 năm trước với gia đình chị Vũ Thị Hương (35 tuổi) ở Phú Sơn, cách gần chục km. Tuy nhiên, sự việc kéo dài tới nay vẫn chưa đi đến thống nhất về phương án đền bù. Ngày 13/7, Sở Y tế Hà Nội ra hạn chót giải quyết vụ việc này trước ngày 20/7. Cả anh Sơn, chị Hương đều mong sớm có cuộc gặp gỡ giữa ba bên với đại diện y tế.
Vương Linh
Theo vnexpress.net
Gia đình có con trao nhầm bàn kế để trẻ hòa hợp với bố mẹ mới
Lo ngại hai trẻ sẽ bỡ ngỡ khi được trả về với đúng bố mẹ ruột, gia đình anh Sơn, chị Hương đã thỏa thuận, cùng làm công tác tư tưởng để hai bé có cơ hội tiếp xúc gần, cùng ăn, ở tại nhà anh Sơn. Trong tình huống bé không chịu ngủ lại, anh sẽ lại đưa con về nhà chị Hương ngủ và tiếp tục hành trình sáng đón, tối đưa con về.
Gia đình anh Phùng Giang Sơn (hiện đang nuôi bé Phùng Thanh H. - con ruột của chị Hương) chia sẻ đã thống nhất được với chị Vũ Thị Hương (đang nuôi bé Đoàn Nhật M. - con ruột của anh Sơn) trong việc để hai bé bị trao nhầm dần hòa nhập với bố mẹ, gia đình mới.
Chị Hương cũng rất mong muốn cả hai bé sẽ được hòa nhập, gắn kết tình cảm với bố mẹ mới, không để trẻ bị sốc khi "bỗng dưng" phải xa người thân đã chăm nuôi mình 6 năm trời để đến một gia đình mới.
Bệnh viện Ba Vì nơi xảy ra sự cố trao nhầm con hi hữu 6 năm trước.
Trước mắt, chị Hương đã đồng ý tạm nghỉ công việc tại trường mầm non ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong thời gian này, chị sẽ ở quê, bên con để dành thời gian ở bên cháu M., làm công tác tư tưởng cho con để con dần được tiếp xúc, gây dựng tình cảm với bố mẹ đẻ. Bản thân chị cũng có thể tiếp xúc, gần gũi hơn với con ruột của mình đã 6 năm xa cách do bé bị trao nhầm từ khi sinh.
Theo đó, cả hai gia đình thống nhất trước mắt bé M. sẽ qua nhà anh Sơn để đi học với bé H. Trong tình huống bé lạ, không chịu ngủ lại ở nhà bố mẹ đẻ, chị Hương sẽ lại đón con về ngủ với mình, rồi tiếp tục hành trình sáng đưa, tối đón con về, đến khi nào bé cảm thấy thân thiết, hòa nhập, tự nguyện ở lại nhà bố mẹ. Cả hai gia đình xác định quá trình này có thể kéo dài cả năm trời, nhưng nhất định sẽ nỗ lực để hai con hòa nhập dần, không khiến trẻ bị sốc tâm lý khi bỗng dưng xa người chăm sóc, yêu thương mình 6 năm trời.
Anh Sơn cho biết, trước mắt anh đã đăng kí cho cả hai bé tham gia lớp kĩ năng 1 tuần, sẽ bắt đầu học từ 20/7 tới. Sau đó, đầu tháng 8 cả hai bé sẽ chính thức vào lớp 1.
"Mong muốn là vậy, còn lại đều phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc, phản ứng của hai đứa trẻ. Trước đó hai gia đình cũng đã cho hai bé qua lại với nhau khoảng 10 lần, 2 con tiếp xúc, chơi với nhau vui vẻ. Chúng tôi cũng nói với con về sự thật này. Tôi cũng nghĩ đến phương án, có thể sắp xếp để cháu M. và cháu H. cùng ngủ lại mỗi gia đình 1 tuần. Thời gian đầu chưa quen, vợ chồng tôi sẽ cùng cháu H. lên nhà chị Hương ngủ lại, dù cho có phải kéo dài 1-2 năm đi nữa", anh Sơn bày tỏ.
Anh Sơn cũng cho biết thêm, ưu tiên số 1 của gia đình hiện tại làm sao để các cháu gần gũi, tình cảm với bố mẹ ruột. Đầu tuần tới, BV Đa khoa Ba Vì cũng có cuộc hẹn làm việc với 2 gia đình để thống nhất lại nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là hoàn tất các thủ tục giấy tờ cho 2 cháu đi học.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Ba Vì cho biết, Bệnh viện vẫn đang xúc tiến các vấn đề liên quan đến sự cố hi hữu trao nhầm con. Phía bệnh viện sẽ sớm mời gia đình anh Sơn và chị Hương cùng gặp để thỏa thuận mọi việc.
Với số tiền hỗ trợ 300 triệu đồng mà một gia đình đề nghị, hiện tại Quỹ đền bù rủi ro của bệnh viện không đủ tiền để chi trả. Tuy nhiên, ông Hùng cũng mong muốn sự việc không phải đưa ra tòa mà giải quyết giữa ba bên.
Trước đó, gia đình anh Sơn đã gửi đơn kiện đến tòa án huyện Ba Vì với mong muốn được giải quyết sự việc nhanh nhất để nhận lại con trai sau 6 năm bị trao nhầm. Tuy nhiên đến nay tòa chưa thụ lý vụ án vì còn một số vấn đề pháp lý vướng mắc.
Anh Sơn chia sẻ thêm, khi được trao lại con, anh vẫn sẽ gọi tên của con ở nhà là M. để bé không bị bỡ ngỡ, lạ lẫm. Tuy nhiên anh sẽ phải khai sinh lại tên họ của con bởi tên con hiện tại trùng với rất nhiều thành viên khác trong gia đình.
Tương tự trường hợp của gia đình anh Sơn, chị Hương, hai gia đình ở Bình Phước sau khi nhận lại con ruột sau 3 năm bị trao nhầm cũng đã phải thảo luận để hai trẻ ở chung một nhà. Sự việc xảy ra năm 2013, tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long, chị Nguyễn Thị Thu Trang (28 tuổi, dân tộc Kinh) sinh cùng phòng với chị Thị Liên (26 tuổi, người dân tộc STiêng), cùng sinh con gái và cũng đã bị trao nhầm con.
Đến tháng 7/2016, hai bé gái được trả về cho ba mẹ ruột sau ba năm bị trao nhầm. Tuy nhiên, cả hai gia đình và 2 cháu bé đều sốc bởi cuộc sống lạ lẫm của trẻ ở gia đình mới. Cuối cùng, cả hai nhà đã thống nhất hai bé sống chung với nhau và được hai bên chăm sóc. Đến nay, cả hai bé gái đều hòa hợp như cặp song sinh ruột, ăn ở cùng nhà, học cùng lớp, cùng trường.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Đây là lúc có thể xảy ra nhầm lẫn giữa các trẻ sơ sinh, nhưng các nữ hộ sinh phải đảm bảo không để điều này xảy ra Tại các bệnh viện lớn, quy trình quản lý trẻ sơ sinh và sản phụ nghiêm ngặt vì vậy rất khó có thể xảy ra chuyện nhầm lẫn. Sự việc trao nhầm con sau 6 năm mới phát hiện xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì khiến cho không ít chị em chuẩn bị sinh con cảm thấy lo lắng. Vậy...