Cậu bé bán vé số lạc quan, 3 hộp xôi đậu giá 10 ngàn và câu chuyện về tính hào sảng của người Sài Gòn
Mẩu chuyện nhỏ bên quán xôi giữa phố Sài Gòn khiến ai đọc xong cũng bất giác mỉm cười.
Đâu đó giữa cái nhịp sống bộn bề, tấp nập nơi thị thành đông đúc, chen đua như Sài Gòn vẫn tồn tại rất nhiều mẩu chuyện đời thường tuy nhỏ thôi, nhưng dung dị vô cùng, khiến ai có cơ hội đọc qua hay nghe kể đều không khỏi nhẹ lòng, an yên để rồi yêu cái thành phố này hơn gấp bội.
Vừa trong, một hội nhóm trên mạng xã hội đã có dịp chia sẻ một câu chuyện đời thường mang màu sắc nhẹ nhàng giữa Sài Gòn, của một thành viên mang tên Đức Huỳnh. Cụ thể, trang này kể:
“Câu chuyện về lòng tử tế
Chiều đi học về đói bụng ghé tiệm xôi chay trên Nguyễn Văn Đậu. Đang vừa đợi mua xôi, cầm điện thoại gọi cho 2 người bạn thì tự nhiên có thằng nhỏ ở đâu nhảy ra làm giật mình:
- Chú ơi chú đừng xài điện thoại ở đây, dễ bị giật lắm! (Mình gật gù).
- Con biết chú không mua vé số đâu nhưng nếu được chú mua ủng hộ con 1 tờ thôi nha.
- Sao con biết chú không mua? Vậy để chú mua cho con 1 tờ nha.
- Dạ, chú cho con ly nước mía nha (trên xe treo mua ly nước mía uống dở, thằng nhỏ chỉ vào).
Video đang HOT
- Con ăn tối chưa, chú mua cho con hộp xôi nha. (Nó ậm ừ, rồi cũng ờ).
- Cô ơi, đừng bỏ hộp, cô cho phần con tách làm đôi (hai phần nhỏ) để trong bịch ni lông nha.
- Ăn bịch ni lông độc lắm (mình bảo).
- Tại con xin 2 cái hộp thì tội cô bán xôi, bán có nhiêu tiền đâu mà cho 2 cái hộp. Với tại con còn nhỏ em bán vé số chắc chưa ăn gì đâu nên con để dành cho nó.
- Chị ơi, làm cho thằng nhỏ 2 hộp trước đi, chút tính cho em luôn. (Thằng nhỏ lấy hộp xôi xong lững thững đi trước.)
- Nhỏ nhìn vậy chớ lạc quan lắm, hôm rồi trời mưa to, nó thấy người ta bị tắt máy xe, mặc áo mưa ra phụ đẩy xe, thổi bugi cái rớt xấp vé số thấy thương gì đâu. Nay ảnh mới vui vẻ chớ mấy bữa buồn thiu. 10 ngàn em.
- Ủa em trả 3 hộp xôi lận, cho em với cho thằng nhỏ luôn.
- Hổng có cậu, tui cũng cho nó mà, thôi hộp xôi đậu xanh của cậu 10 ngàn hà. (Tự nhiên thấy khóe mắt cay cay)…
Bởi vậy có bao giờ rời Sài Gòn được đâu. Lòng tin đặt có thể sai, lòng tin có thể bị phản bội nhưng thiền sư Thích Nhất Hạnh có dạy rằng: “Thấy thiện thì cứ đi, đến đâu hay đến đó”.
Thôi thì, đừng trách lòng tin, đừng trách con người, chỉ trách điều kiện đã làm họ quay lưng. Đâu cần làm ông này bà nọ, đâu cần phải có trong tay những vinh quang, có trong tay những đỉnh cao vì làm người tử tế trước khi làm người có học”.
Những câu chuyện nhỏ như thế ấy luôn gợi lên trong tâm người đọc những xúc cảm chất chứa. Vừa được đăng tải không lâu, mẩu chuyện này đã nhanh chóng gây được sự quan tâm, chú ý của đông đảo người dùng mạng kèm theo đó là rất nhiều bình luận chia sẻ:
“Đây chính là lý do tại sao bao năm bôn ba, vẫn muốn mãi gắn liền với cái mảnh đất Sài Gòn này. Dân ở đây tánh kỳ, nghĩa tình và hào sảng quá à!”.
“ Người Sài Gòn là vậy đó, cái gì cho được thì cho à. Lúc trước đi làm cho chị kia, khách nào quên tiền hay thiếu là cho thiếu luôn. Không bao giờ đòi khách, toàn để khách tự giác trả thôi”.
“Cuộc đời là những chuyến đi dài, sẽ có những đoạn đường khiến ta mệt nhoài nhưng cũng có nhiều quãng để lại vô vàn kỷ niệm quý giá”.
Và những câu chuyện giản đơn như vậy chưa bao giờ thôi khiến Sài Gòn trở nên dễ thương và đáng yêu trong mắt của những con người đã quyết định bôn ba cùng cái nhịp sống hối hả của thành phố này. Sài Gòn là vậy, lạ lắm, nhiều người cứ nói xô bồ, bon chen, giẫm đạp lắm nhưng đâu phải vậy! Sự tử tế, lòng tốt, nét chân tình và cái tính hào sảng vẫn tràn ngập và len lỏi khắp các ngõ ngách, chỉ cần người ta chịu khó quan sát một chút xíu là thấy được liền!
Theo helino
Giản dị một tình yêu dưới chân Sài Gòn ngày giông bão: Chồng làm bảo vệ được vợ đội mưa mang đến cho bữa cơm ấm lòng
"Hạnh phúc đơn sơ nhưng tình yêu đong đầy".
Đối với nhiều người, cảm giác hạnh phúc đến từ việc được sống trong điều kiện đủ đầy về tiền bạc, sung túc về vật chất, ngày ngày tận hưởng nhịp đời dần trôi mà không cần phải quá lo lắng những câu chuyện mưu sinh, cơm áo, gạo tiền. Nhưng cũng có người cảm nhận màu sắc của hạnh phúc bằng một lăng kính rất khác, chỉ đơn giản bằng việc được ngồi bên nhau, an yên ăn xong bữa cơm tối sau một ngày quay cuồng với những tất bật ngoài xã hội.
Hạnh phúc đa sắc, nhiều màu và mỗi người một cảm nhận khác nhau, nhưng chắc hẳn với tất cả, cái cảm giác được ở bên cạnh người mình thương yêu, cùng làm một điều gì đó sẽ vô cùng dễ chịu và ấm áp. Vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội chuyên chia sẻ những câu chuyện đời thường về người Sài Gòn có đăng tải một bức ảnh khiến không ít người lướt qua chợt dâng lên trong lòng những thấu cảm sâu sắc.
Trời Sài Gòn tối và mưa rả rích, bên dưới chân của một tòa nhà lớn, có hai cô chú, chắc hẳn là một cặp vợ chồng. Chú mặc đồng phục của nhân viên bảo vệ, hình như vẫn còn đang trong giờ làm. Cô ngồi nhìn chú đang ăn phần cơm tối mà mình chuẩn bị. Chỉ với một khoảnh khắc mà chẳng cần nói thêm một lời nào, ấy vậy mà bức ảnh mang đến một cảm giác ấm áp đến lạ thường.
(Ảnh: Trần Quốc Tín)
Ngay khi vừa được đăng tải không lâu, câu chuyện này đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Rất nhiều bình luận đã được để lại, đa phần đều có cảm thấy hạnh phúc và an yên vô cùng khi chứng kiến khoảnh khắc chân mộc này:
"Chỉ những người đã trung niên, đi qua gần như tất thảy đắng cay, ngọt bùi của cuộc đời rồi mới có thể được như vậy, còn thế hệ trẻ hiếm lắm. Đúng là giàu tình giàu nghĩa còn hơn là giàu tiền bạc. Nhìn 2 cô chú bình yên quá!".
"Bức ảnh này không những đẹp về bối cảnh mà còn đẹp ở nội dung, nơi tình yêu thương chứa chan. Ánh mắt người vợ nhìn chú lúc đó chắc hẳn đầy thương yêu. Bao cay đắng, ngọt bùi đâu đó cũng chỉ gói ghém lại ở một góc vỉa hè".
"Sau mẹ thì cơm của vợ nấu là ngon nhất. Hạnh phúc đôi khi nằm trong những điều đơn giản vậy thôi. Cần tiền nhiều để mà làm gì".
Hạnh phúc là thế, tuy đa sắc, muôn màu muôn vẻ và tưởng chừng như rất xa xôi nhưng về bản chất thật sự rất bình dị và chân mộc, tựa như giây phút mà chúng tao dẹp bỏ hết mọi bon chen, khó khăn bủa vây ngoài kia để ngồi xuống, cùng người mà mình yêu thương ăn xong bữa cơm đạm bạc. Và chính cái khoảnh khắc khi đôi tim hòa chung một nhịp, ánh mắt cũng cùng nhau nhìn về một hướng, tiền bạc dẫu có nhiều cách mấy cũng chưa chắc có thể mua được.
Theo helino
"Bao đồng" như người Sài Gòn: Thấy bà cụ khệnh khạng đẩy xe lăn qua đường, thanh niên vác luôn xe máy ra làm lá chắn Sài Gòn là như thế đấy, có những buổi chiều tấp nập, hối hả nhưng người ta vẫn cứ ung dung, chậm rãi yêu thương và cảm nhận nhịp đời. Nếu bỗng dưng có một ai đó bất chợt thắc mắc không biết rằng "đặc sản" của Sài Gòn là gì, thì chắc hẳn trong số những con người từng gắn bó dài...