Cậu bé bán hàng rong biết nói 16 thứ tiếng sau 4 năm: Giúp gia đình trả món nợ tiền tỷ, thành sinh viên trường top
Nhờ một clip đăng trên mạng xã hội, cuộc sống của cậu bé bán hàng rong Thuch Salik đã hoàn toàn thay đổi.
Sau 4 năm, cậu bé ngày nào nay đã trở thành sinh viên, đồng thời còn là một KOL nổi tiếng.
Clip định mệnh thay đổi cuộc đời
Giữa tháng 11/2018, một blogger du lịch người Malaysia đăng tải đoạn clip về cuộc trò chuyện với cậu bé Campuchia bán quà lưu niệm có khả năng nói 16 thứ tiếng. Video thu hút hơn 1,3 triệu lượt xem, hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận chỉ sau 5 ngày đăng tải. Nhân vật chính trong đoạn clip – cậu bé Thuch Salik (2004) bỗng trở thành cái tên được săn đón, thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông khắp châu Á.
Tải về: Cậu bé bán hàng rong Campuchia gây ấn tượng khi biết nói 16 thứ tiếng
Thời điểm đó, công việc của Thuch Salik là bán hàng rong, đồ lưu niệm cho những khách quan du lịch đến đền Ta Prohm (Siem Reap, Campuchia). Cậu có thể giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng như Đức, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Khmer, Anh, Tagalog, Mã Lai, 3 thứ tiếng địa phương của Trung Quốc ( Quan Thoại, Quảng Đông, Hải Nam), Nga, Thái, Việt, Hàn, Nhật. Để phục vụ du khách chu đáo, cậu bé đã học cách “chào hàng” 16 thứ tiếng để khiến vị khách nào ghé qua cũng hài lòng.
“Đổi đời sau một đêm” là cụm từ mà Channel News Asia (CNA) miêu tả cậu bé 14 tuổi lúc đó. Thời điểm clip chưa lên sóng, gia đình của Salik đang nợ khoản tiền 60.000 USD (khoảng gần 1,5 tỷ đồng), cậu bé phải cùng mẹ đi làm để mưu sinh. Cứ đi học nửa ngày, Salik lại mang giỏ đồ lưu niệm ra ngoài để bán. Cậu cũng không có thời gian rảnh để chơi với bạn bè trong xóm.
Salik đã tự học cách chào bằng 16 thứ tiếng để làm hài lòng khách hàng
Video đang HOT
Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên Salik phải phụ mẹ đi bán hàng từ nhỏ, không có thời gian chơi đùa cùng bạn bè
Tuy vậy, cuộc sống của Salik và cả nhà đã thay đổi chỉ sau một đêm khi đoạn clip cậu nói 16 thứ tiếng lan truyền như vũ bão trên mạng xã hội. Nhiều nhà hảo tâm đã đề nghi giúp đỡ gia đình Salik. Sau đó, cả nhà Salik rời chiếc lán nhỏ bên cạnh khu quần thể Angkor Wat và chuyển đến sống ở thủ đô Phnom Penh. Mẹ của Salik – bà Mann Vanna được sắp xếp công việc tại một cửa hàng thời trang. Không chỉ giúp gia đình trả hết tiền nợ, nhiều doanh nhân còn cam kết hỗ trợ tiền học phí cho Salik và em trai đến hết bậc Đại học.
Tháng 9/2019, Salik được nhận nhập học tại Học viện giáo dục Hailang ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Đây là một trong những hệ thống trường tư lớn nhất Trung Quốc với con số học sinh lên tới 60.000 người và đến từ 23 quốc gia trên toàn thế giới.
“Salik từng tiết lộ trong một video khác rằng em ấy muốn tới Bắc Kinh (Trung Quốc) để học vì bản thân thích tiếng Quan Thoại. Và những lời đó đã chạm tới trái tim của nhà sáng lập”, Chen Junwei, chủ tịch kiêm CEO hiện tại của Hailiang nói.
15 tuổi, Salik một mình đến Trung Quốc học tập
Từ cậu bé bán hàng rong thành KOL nổi tiếng
Khi du học Trung Quốc, Salik phải học cách sống tự lập và thích nghi với môi trường mới. Đầu tiên là thời tiết, nhiệt độ ở Trung Quốc rất lạnh, khiến trường phải sắp xếp một huấn luyện viên giúp đỡ Salik trong việc thích nghi với điều kiện sống mới. Thứ hai, Salik phải bắt đầu việc học kiến thức mới. Cậu được nhà trường bố trí giáo viên kèm 1-1 để giúp bắt kịp với các bạn đồng trang lứa. Nhờ sự thông minh sẵn có, Salik nhanh chóng bắt kịp chương trình học, chỉ sau 1 năm, cậu bé đã có thể học cùng các bạn khác, không cần tới sự kèm cặp của gia sư nữa.
Tháng 1/2020, Salik đã trở về quê nhà, học trực tuyến trong thời gian vì không thể quay lại trường học do ảnh hưởng của Covid-19. Cũng trong thời gian này, Salik đã nhận được chú ý của truyền thông trong nước, được mời tham gia các chương trình truyền hình, học các khoá đào tạo kỹ năng để thành người nổi tiếng.
Hình ảnh Salik trong một buổi quay với công việc là KOL
Nhận thấy niềm quan tâm với lĩnh vực giải trí, Salik quyết định bước chân vào con đường trở thành KOL. Tháng 7/2020, cậu ký hợp đồng với công ty tài năng Campuchia FUN Entertainment, chính thức trở thành người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Đến nay, khi Salik đã tròn 18 tuổi, anh chàng đã không còn là chú bé bán hàng rong năm nào mà đã trở thành chàng thanh niên điển trai và có cuộc sống tự lập. Không chỉ mở kinh doanh thời trang online, nam sinh còn có người quản lý riêng để hỗ trợ công việc hiện tại. Hiện tại, Salik đang theo học trường Đại học Campuchia (The University of Cambodia), nằm ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Salik giờ đã trở thành chàng sinh viên điển trai và là một KOL nổi tiếng
Anh chàng có cuộc sống tự lập và có thể tự mình sắm những món đồ bản thân yêu thích
Hình ảnh Salik trong những ngày đầu tiên trở thành sinh viên tại trường Đại học Campuchia (The University of Cambodia).
Venezuela nêu vấn đề dẫn độ nghi phạm trong vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử Hải quân Mỹ
Tòa án Tối cao Venezuela vừa ra phán quyết, cho phép Chính phủ Mỹ trong vòng 2 tháng phải chính thức đề nghị dẫn độ doanh nhân Leonard Glenn Francis (người Malaysia) - nghi phạm trong vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử Hải quân Mỹ.
Leonard Glenn Francis bị kết tội hối lộ các quan chức Hải quân Mỹ để họ có ảnh hưởng và quyền tiếp cận thông tin tình báo quân sự, cho phép anh ta kiếm được hàng triệu đô la từ các hợp đồng hải quân. Ảnh theo freemalaysiatoday.com
Đối tượng Francis (57 tuổi) bị bắt giữ ngày 21/9 tại sân bay quốc tế Caracas ở thủ đô của Venezuela. Chính phủ Mỹ trước đó đã phát lệnh truy nã nhân vật này thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol).
Theo Tòa án Tối cao Venezuela, phán quyết trên sẽ được Bộ Ngoại giao nước này thông báo chính thức tới Chính phủ Mỹ, trong đó bao gồm cả yêu cầu hồ sơ đề nghị dẫn độ chính thức trong vòng 2 tháng cần kèm theo các bằng chứng về sai phạm của ông Francis. Sau thời hạn 2 tháng trên (từ ngày 13/10), doanh nhân này sẽ được hưởng lệnh "phóng thích không hạn chế".
Năm 2015, doanh nhân Francis - khi đó là Giám đốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Glenn Marine Group Asia của Singapore chuyên về trang bị quốc phòng - đã nhận tội hối lộ các quan chức Hải quân Mỹ để trục lợi 35 triệu USD. Trong suốt 10 năm, đối tượng đã hối lộ để nhận được hợp đồng trị giá 200 triệu USD phục vụ các tàu hải quân Mỹ. Đây được xem là vụ bê bối lớn nhất lịch sử hải quân Mỹ.
Năm 2018, Francis rời khỏi nhà tù Mỹ và bị quản thúc tại gia trong quá trình điều trị ung thư và chờ ngày xét xử tại thành phố San Diego, bang California. Tuy nhiên, ngày 4/9 vừa qua, đối tượng này đã cắt thiết bị giám sát GPS ở chân và bỏ trốn khi đang bị quản thúc tại gia. Sau 16 ngày đào tẩu, Francis bị bắt khi đang tìm cách lên máy bay tại sân bay quốc tế Caracas.
'Mái ấm gia đình Việt': Siêu mẫu Võ Hoàng Yến khóc nấc trước hoàn cảnh khó khăn của các em nhỏ mồ côi Võ Hoàng Yến và Hải Nam khiến khán giả ngỡ ngàng khi phối hợp với nhau cực "ăn ý"; Siêu mẫu Hoàng Yến trổ tài catwalk "lạ" hay Hải Nam gặp sự cố bất ngờ là những tình tiết gây xúc động tại Mái ấm gia đình Việt tuần này. Tập 2 chương trình Mái ấm gia đình Việt sẽ lên sóng lúc...