Cậu bé 8 tuổi bị bắt nạt trong 2 năm dẫn đến tử tự, nhà trường không nhận tội còn đòi trả gấp 58 tỷ để xí xóa
Thái độ dửng dưng của trường tiểu học đã nhận về nhiều chỉ trích trên mạng xã hội.
Từ lâu, vấn nạn bạo lực học đường đã trở nên quá phức tạp và rắc rối. Tình trạng này chẳng những không phân biệt độ tuổi, giới tính mà còn đẩy nạn nhân đến đường cùng, là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
4 năm trước, cậu bé Gabriel Taye – một học sinh lớp 3 tại Mỹ cũng đã bị bắt nạt nghiêm trọng tại trường tiểu học công lập Carson (Cincinnati, bang Ohio) trong vòng một năm. Sự việc này không chỉ đem lại hậu quả tang thương mà còn dấy lên nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề an toàn học đường tại Hoa Kỳ. Hiện tại, sau nhiều năm xảy ra kiện tụng giữa gia đình nạn nhân và nhà trường, cách giải quyết của trường tiểu học Carson còn làm dư luận thêm phẫn nộ bởi họ nhất mực phủ nhận trách nhiệm hình sự.
Hành động bắt nạt khó tin đến từ học sinh tiểu học
Nạn nhân Gabriel Taye mới chỉ 8 tuổi khi sự việc đau lòng xảy ra. Cậu bé là một người Mỹ gốc Phi với thân hình nhỏ con và tính cách hiền lành. Bởi vậy, không ít lần em bị bạn bè trêu chọc, thậm chí còn bị đánh và xô đẩy ở nhiều vị trí khác nhau.
Chân dung nạn nhân
Ngày 24/1/2017, Gabriel bị bạn học đẩy ngã xuống sàn nhà vệ sinh rồi thay nhau đấm, đá đến bất tỉnh. Trong một đoạn video trích từ camera trường, có thể thấy nạn nhân nằm im trong vòng 7 phút và chẳng nhận được sự giúp đỡ nào từ người lớn. Thậm chí còn bị bạn bè đi qua dẫm vào người rồi cười đùa, chỉ trỏ.
Gabriel tạm nghỉ học và lại quay lại trường vào ngày 26/1. Vậy nhưng tình trạng bắt nạt vẫn tiếp tục xảy ra, sự việc lúc này còn quá đáng hơn khi 2 bạn học lấy chai nước của cậu vứt xuống bồn cầu. Kèm theo đó là tiếng cười đùa cợt và hành động khinh miệt diễn ra như thường lệ.
Tiếc rằng, đây cũng là thời điểm “tức nước vỡ bờ” ảnh hưởng mạnh đến tâm lý Gabriel. Sau khi trở về nhà vào buổi chiều hôm đó, cậu bé 8 tuổi đã bất ngờ dùng cà vạt để thắt cổ. Em được mẹ phát hiện bên trong phòng ngủ nhưng không còn kịp để cứu sống nữa.
Đoạn video trích xuất từ camera cho
Gia đình thắc mắc về vết thương trên người con nhưng lại bị giáo viên che giấu sự thật
Video đang HOT
Thực tế, cậu bé Gabriel đã có dấu hiệu bị bắt nạt từ 2 năm học trước nhưng không được giáo viên lưu ý. Khi cậu bé nhiều lần trở về nhà trong tình trạng thương tích, nhà trường nói với phụ huynh rằng đây chỉ là tai nạn trong lúc chơi đùa. Mãi đến năm lớp 3, điểm học của Gabriel giảm sút và trên người xuất hiện thêm nhiều chấn thương trầm trọng thì người mẹ mới bắt đầu nghi ngờ về chuyện con mình bị bắt nạt.
“Có những ngày con tôi sẽ trở về nhà với đầu gối trầy xước, khuỷu tay hoặc cổ tay bầm tím, hay bị trẹo mắt cá chân” , Cornelia Reynolds – mẹ của nạn nhân kể lại sự việc.
Trước ngày nạn nhân qua đời khoảng 1 tuần, y tá của trường cũng đã gọi cho phụ huynh để thông báo Gabriel bị hai học sinh đấm vào mặt. Thế nhưng, hiệu phó lại nhanh chóng khẳng định rằng vết thương này đến từ trò chơi nhảy ngựa.
Gabriel có dấu hiệu bắt nạt từ 2 năm trước nhưng không được giáo viên chú ý
Ngôi trường nơi Gabriel theo học
Khi cảnh sát điều tra về nguyên nhân qua đời của Gabriel, nhà trường cũng không cung cấp hết bằng chứng mà chỉ đưa ra đoạn phim ngày 24/1, mặc dù có tới 31 camera an ninh gắn ở nhiều vị trí khác. Cho đến nay, điều này vẫn khiến dư luận tranh cãi về trách nhiệm của các thầy, cô liên quan. Giá như họ quản lý nghiêm ngặt và báo cáo trung thực thì đã không dẫn đến hậu quả thê thảm.
Nhà trường giải quyết qua loa, sẵn sàng chi trả cả triệu USD chứ không nhận trách nhiệm về cái chết thương tâm
4 năm sau cái chết của Gabriel Taye, cuộc kiện tụng giữa gia đình nạn nhân và nhà trường mới đi đến hồi kết vào tháng 6/2021. Tuy nhiên, mặc cho chỉ trích từ dư luận, trường tiểu học Carson vẫn có cách xử lý thiếu công bằng và nặng về hình thức.
Nhà trường đồng ý bồi thường 3 triệu USD (khoảng 68 tỷ) cho phụ huynh, xây đài tưởng niệm Gabriel trong khuôn viên trường, rồi thành lập ra một đội ngũ quản lý học đường chặt chẽ. Trong vòng 2 năm kể từ ngày tòa án xét xử, toàn bộ quá trình này của trường Carson sẽ do chính quyền thành phố Cincinnati giám sát.
Thái độ vô trách nhiệm của nhà trường nhận về nhiều sự chỉ trích
3 triệu USD là một con số không hề nhỏ nhưng để phủ nhận trách nhiệm hình sự thì trường Carson sẵn sàng chi trả bằng mọi cách. Aaron M. Herzig, luật sư đại diện phía trường học cho biết chính quyền “tin tưởng mạnh mẽ” vào đội ngũ nhân viên trường và bản thân ban giám hiệu không phải chịu trách nhiệm về “cái chết thương tâm” của Gabriel. “Cách giải quyết tốt nhất là phải vì lợi ích đôi bên” , ông Herzig phát biểu.
Hiện tại, một số phụ huynh đã cho con mình chuyển trường sau cái chết tức tưởi của Gabriel Taye. Họ mong muốn người đứng đầu lên tiếng xin lỗi chứ không chỉ đơn thuần là bồi thường bằng tiền mặt.
Còn về phía người trong cuộc, luật sư Michele Young bên phía gia đình nạn nhân hy vọng những thay đổi này sẽ là “hình mẫu cho công cuộc bảo vệ sự an toàn của trẻ em”. Theo bà thì đây cũng là giây phút mà cha mẹ Gabriel mong chờ sau 4 năm kiện tụng, họ muốn làm tất cả để con trai mình không qua đời một cách vô ích.
Nhiều phụ huynh cũng đã lên tiếng đòi lại sự công bằng cho cái chết của Gabriel
Nhà có 2 bé gái, cha mẹ tình cờ phát hiện nhật ký giấu kín của cô chị, đọc xong khiến cả 2 vợ chồng khóc nức nở
Những dòng chữ của con gái khiến bậc cha mẹ không kìm nổi nước mắt khi đọc.
Có anh em trong gia đình, chắc hẳn bạn cũng ít nhiều cảm thấy ghen tị khi nghĩ rằng bố mẹ quan tâm người còn lại hơn. Thực tế cũng có nhiều gia đình cố thiên vị con út trong gia đình vì cho rằng làm anh/chị thì nên nhường nhịn các em.
Tuy nhiên nhiều khi điều này lại phản tác dụng khi những đứa con cảm thấy thiếu công bằng trong chính căn nhà của mình. Như mới đây, 1 ông bố đã chia sẻ câu chuyện trong gia đình mình.
Gia đình có 2 cô con gái nhỏ, một bé lên 8 và bé út mới chỉ 3 tuổi. Vợ chồng thường hay nạt cô chị nhường cô em, cái gì cũng chiều bé út hơn vì nghĩ rằng em bé còn nhỏ. Song điều này lại làm cô bé 8 tuổi nhiều lúc ấm ức tưởng rằng bị bắt nạt.
Nhật kí "tố cáo" bố mẹ của cô bé 8 tuổi (Nguồn: Ngô Đức Huy)
Tình cờ trong 1 lần dọn nhà, người bố phát hiện nhật kí xúc động của con gái: "Mẹ ơi, từ lúc em ra đời cho đến giờ, con chưa bao giờ được mẹ thơm vào má. Những thứ con cần là được mẹ ôm con vào mỗi tối, chứ không phải là những đồ chơi mua bằng tiền. Con yêu mẹ".
Dù cảm thấy mình bị bắt nạt, song cô bé vẫn khẳng định tình cảm với gia đình ở tờ giấy phía sau: "I love mother".
Người cha chia sẻ thêm cảm xúc khi phát hiện nhật kí của cô con gái: "Bình thường 2 chị em chơi với nhau. Vợ chồng mình thường hay nạt cô chị nhường em, cái gì cũng chiều đứa em hơn làm cho cô chị nhiều lúc ấm ức khóc, rồi nói con bị bắt nạt.
Hôm nay vô tình tìm thấy mảnh giấy này trong ngăn bàn học tập của cô chị. Thực sự cả 2 vợ chồng nhìn nhau rồi khóc. Không nghĩ một đứa trẻ 8 tuổi lại có những suy nghĩ và cảm xúc thế này. Cháu cũng không hề than vãn hay cố tỏ ra cho ba mẹ biết mà viết vào 1 cuốn nhật ký nhỏ giấu trong ngăn bàn học tập".
Việc thiên vị con cái trong gia đình rất dễ phản tác dụng (Ảnh minh họa)
Bức thư của cô bé 8 tuổi không chỉ khiến gia đình mà cả những người đọc cảm thấy nghẹn ngào. Nhiều người lớn trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác đó, cảm giác bị bố mẹ thương người em hoặc anh/chị mình nhiều hơn.
Rõ ràng bố mẹ đều yêu thương con cái như nhau. Nhưng trong nhiều trường hợp bất đắc dĩ phải đối xử thiên vị chút xíu để giữ hòa khí trong gia đình.
Cô bé trong câu chuyện tỏ ra khá hiểu chuyện, vẫn luôn cố gắng học tập và cũng không nói ra cảm xúc để cha mẹ đỡ phiền lòng. Sau cùng, dù sao cô bé này vẫn rất yêu và quý gia đình mình.
Một số bình luận bên dưới bài viết để góp ý cho cách dạy con của cặp đôi vợ chồng trên:
- "Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của con bạn ạ. Đứa nào cũng là con và nhất là bé lớn đang độ tuổi trưởng thành nữa. Đừng dành tình cảm cho đứa em nhiều hơn và so sánh con mình với con nhà người ta. Các con mẫm cảm lắm. Bạn đừng lúc nào cũng nghĩ trẻ con không biết và không hiểu gì nhé".
- "Kiểu 'em nhỏ con phải nhường em' khiến cho bé lớn cảm thấy không được tôn trọng và không quan tâm cảm xúc của con. Quan điểm đó nhiều phụ huynh mắc phải thật. Cứ thế rồi đứa lớn lại không thương em nổi, chính bố mẹ lại khiến gia đình bất hòa hơn".
- "Không công bằng có thể khiến 1 đứa bé thiệt thòi sinh lòng đố kị, bé còn lại nghĩ rằng mình đương nhiên được hưởng phần nhiều. Đẻ đã khó, việc nuôi con và dạy con lại khó gấp 10 lần. Chỉ muốn đơn giản làm sao không phải nghe con khóc, chiều đứa nào khó bảo hơn là xong đi. Thì vấn đề nhỏ này lại sinh ra hậu quả lớn. Con đến tuổi tự lập không đúng ý mình lại chửi con bất hiếu. Nên hãy thay đổi ngay suy nghĩ nhé các bậc cha mẹ".
Chuẩn bị rửa bát, cô gái lên nhà uống nước thì nhận những câu xỉa xói từ người yêu và màn trả đũa "sốc tận óc" ngay trong ngày ra mắt! Sau khi đọc xong câu chuyện, chẳng ai hoàn toàn đứng về phía của chàng trai hay cô gái. Tuy nhiên, tất cả đều có cách giải quyết nhẹ nhàng. Sự việc xoay quanh vấn đề rửa bát đĩa trong ngày ra mắt của các cô gái có lẽ chẳng khi nào hết "hot". Nhiều người bối rối ngay trong buổi ra mắt...