Cậu bé 7 tuổi gây bất ngờ khi xin selfie với Giáo hoàng
Giáo hoàng Francis thậm chí còn chỉnh microphone để cậu bé “tác nghiệp” thuận tiện nhất có thể.
Vòng tay qua vai Giáo hoàng để chụp ảnh selfie.
Ngày 19.2, Giáo hoàng Francis có bài nói chuyện về chủ đề người nhập cư và biến đổi khí hậu. Ông được đông đảo khán giả bên dưới vỗ tay nhiệt liệt. Cũng trong lúc Giáo hoàng nói chuyện, một cậu bé 7 tuổi đã lên sân khấu, xin chụp nhờ một kiểu selfie và thậm chí dựa vào vai ông rất tình cảm.
Sự việc hy hữu này xảy ra khi người đứng đầu tòa thánh Vatican đến thăm dân xứ đạo Santa Maria Josefa ở Rome (Italia). Trong số những khán giả có một số em nhỏ theo bố mẹ mình tới gặp Giáo hoàng Francis.
Cho Giáo hoàng xem “tác phẩm”.
Sau khi chụp ảnh xong, cậu bé giơ bức hình selfie cho Giáo hoàng xem và ông đã mỉm cười hiền hậu. Thậm chí, để tiện cho việc chụp hình, Giáo hoàng còn chỉnh microphone để “nhiếp ảnh gia” có góc chụp tốt nhất.
Tuần trước, Giáo hoàng Francis đã viết một bức thư tuyên bố “không có khái niệm chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Ông nói rằng tất cả các tôn giáo đều không cho phép tín đồ trở thành tội phạm, kẻ buôn ma túy hay sử dụng bạo lực”. Thông điệp này của ông được đọc trong một cuộc gặp chính trị tại bang California, Mỹ và nhận được sự hưởng ứng của người dân bản địa.
Video đang HOT
Giáo hoàng Francis vui vẻ cười đáp lại cậu bé.
Giáo hoàng Francis sinh năm 1936, là vị giáo hoàng thứ 266 và là đương kim giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rome.
Theo Danviet
Khoảnh khắc selfie ấn tượng nhất năm 2016
Đám đông "quay lưng" với bà Clinton, Tổng thống Obama biểu cảm hài hước khi "tự sướng" với người dân Mỹ là những khoảnh khắc selfie được chú ý nhất năm 2016.
Được đăng tải lên Twitter bởi Victor Ng., trưởng nhóm thiết kế chiến dịch tranh cử Hillary For America, hình ảnh ứng cử viên Tổng thống Mỹ vẫy tay chào, trong khi mọi người quay lưng lại với bà khiến thế giới "dậy sóng". Với caption "Năm 2016 đó các bạn", hình ảnh này khiến nhiều người nghĩ đến một "thảm họa của nhân loại", thảm họa của thời mà chúng ta đang ngày càng muốn được người khác nhìn thấy, thay vì nhìn vào người khác.
Tổng thống Obama biểu cảm "khó đỡ" khi chụp ảnh selfie với người dân Mỹ hôm 1/11. Việc dỗ dành em bé đang khóc nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đa số đều cảm nhận được sự thân thiện của vị Tổng thống da màu này.
Trong tháng 3, Giáo hoàng Francis đã có chuyến thăm đến một trại tị nạn dành cho người di cư ở Rome, Italy. Hình ảnh thân thiện với người di cư đã lan tỏa rất nhanh sau khi đăng tải, và Giáo hoàng đã nhận được cảm tình của rất nhiều người trên toàn thế giới.
Một thanh niên Nga chụp tạo dáng bên cạnh quả bóng Pokeball khổng lồ. Năm qua, Pokemon Go là trò chơi gây sốt trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phi hành gia người Anh Tim Peake chụp ảnh "tự sướng" khi thực hiện sứ mệnh đi bộ ngoài không gian ngày 17/2. Bức ảnh cho thấy việc chinh phục vũ trụ của con người đã có nhiều bước tiến hơn.
Hình ảnh thân thiện của 2 vận động viên Hong Un Jong của Triều Tiên (bên trái) và Lee Eun Ju của Hàn Quốc (bên phải) tại Olympic Rio 2016. Triều Tiên và Hàn Quốc đang có những căng thẳng liên quan đến chính trị và quân sự không thể hòa giải và hành động khiến nhiều người lo ngại Un Jong phải chịu các hình phạt nặng khi về nước.
Hình ảnh phó tổng thống đắc cử Mike Pence chụp tự sướng cùng các nghị sĩ khác sau khi nhậm chức và được chia sẻ lên Twitter hôm 17/11. Tuy nhiên, khoảnh khắc này bị chỉ trích do các nghị sĩ hầu hết là người da trắng, và họ cho rằng điều này là "thiên vị".
Cô gái chụp tự sướng trên đỉnh tháp khiến nhiều người "thót tim". Trong năm qua, việc nhiều người lựa chọn các địa hình hiểm trở hoặc những khu vực nguy hiểm nhằm có được những bức ảnh "độc" để đăng lên mạng xã hội khiến sự lo ngại tăng lên, nhất là khi thống kê cho thấy chết do chụp selfie còn nhiều hơn cả do bị cá mập tấn công.
Diễn viên Leonardo DiCaprio, nhà quay phim Emmanuel Lubezki và đạo diễn Alejandro Gonzalez Inarritu chụp ảnh tự sướng trên sân khấu Lễ trao giải Oscar lần thứ 88 hồi tháng 2. Đây là lần đầu tiên nam diễn viên giành giải Oscar sau nhiều năm chờ đợi.
Cũng trong năm 2016, trào lưu tung điện thoại lên rồi selfie khiến nhiều người thích thú. Để thực hiện, người chụp ấn nút camera rồi ngay lập tức ném điện thoại lên không đồng thời đập hai tay vào nhau (động tác high five). Tuy nhiên, có được bức ảnh đẹp là điều không phải dễ, và nhiều người đã phải "chia tay" điện thoại của mình do rơi vỡ khi chụp.
Bảo Lâm
Theo VNE