Cậu bé 6 tuổi nhảy từ tầng 5 xuống để thoát đòn roi của mẹ
Cậu bé 6 tuổi nhảy từ cửa sổ tầng 5 của một chung cư xuống khi bị mẹ dùng gậy đánh, may mắn em chỉ bị gãy xương, không nguy hiểm đến tính mạng.
Một đoạn video được ghi lại vào ngày 25/6 tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc cho thấy một cậu bé chừng 6 tuổi, mặc bộ quần áo màu xanh đang phải trốn trên cục nóng điều hòa ở tầng 5 của một khu chung cư. Bé trai sợ hãi gào khóc trong khi mẹ em vẫn cầm cây sào dài liên tục vung ra ngoài cửa sổ và vụt vào người em.
Trong đoạn video, có thể nghe thấy người quay và những người khác đứng dưới tầng 1 liên tục hét lớn yêu cầu người mẹ ngừng đánh cậu bé nhưng người này không chịu dừng lại.
Đoạn video quay lại cảnh cậu bé nhảy từ tầng 5 của một tòa nhà để thoát khỏi người mẹ bạo hành. (Ảnh: SCMP)
Quá sợ hãi trước trận đòn roi của mẹ, bé trai quyết định nhảy thẳng từ tầng 5 xuống trước sự thảng thốt của những người chứng kiến. Hàng xóm đã gọi cấp cứu và đưa em bé đến bệnh viện ngay sau đó.
Video đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem và gây phẫn nộ trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Vụ việc nêu bật những thiếu sót trong luật bảo vệ trẻ vị thành niên của Trung Quốc và làm dấy lên lo ngại về vấn nạn bạo hành trẻ em.
Theo cảnh sát địa phương đang điều tra vụ việc, cậu bé họ Yan đã nhảy vào một tấm tôn nên may mắn không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bị gãy nhiều xương.
Tuy nhiên, một báo cáo ngắn được đăng trên tài khoản Weibo chính thức của sở cảnh sát địa phương đã làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng. Cụ thể, các điều tra viên cho biết mẹ của cậu bé đã dùng gậy đánh vào người con để “thuyết phục” con quay trở lại bên trong vì lo ngại rằng cậu bé có thể bị ngã.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Jiupai News, một quan chức thuộc Liên đoàn Phụ nữ Toàn Trung Quốc tuyên bố rằng người mẹ đã dùng cây gậy để “đánh lừa” nhưng cậu bé đã “vô tình” rơi khỏi tòa nhà.
Phản ứng của công chúng đối với vụ việc đi từ hoài nghi đến phẫn nộ, nhiều người gọi lời giải thích của chính quyền là có tính “che đậy”. Những người khác cho rằng thái độ của chính quyền đối với vụ án đã nêu bật những thiếu sót về luật pháp của đất nước để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em.
“Thằng bé sợ mẹ hơn là sợ nhảy”, một người nhận xét. “Mọi người đã hét lên ‘đừng đánh nó nữa’ ở tầng dưới, và người mẹ vẫn không dừng lại. Tôi thật sự không hiểu nổi cô ta”, một người khác bình luận.
Theo China Newsweek, cha của Yan đang làm việc ở một thành phố khác và cậu bé sống với mẹ.
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ luật thanh thiếu niên Bắc Kinh, nơi xem xét các báo cáo về bạo hành trẻ em, từ năm 2008 đến 2013, 75% các vụ bạo hành là do cha mẹ đẻ và 10% trường hợp là do cha mẹ kế hoặc cha mẹ nuôi chịu trách nhiệm.
Các biện pháp bảo vệ pháp lý của Trung Quốc gây khó khăn cho chính quyền trong việc xử phạt các bậc cha mẹ có hành vi bạo lực với con cái và bảo vệ trẻ khỏi bị lạm dụng với những biện pháp xử phạt khá hời hợt.
Luật bảo vệ trẻ em quy định rằng chính quyền hoặc cảnh sát địa phương phải “cảnh cáo hoặc khiển trách” người giám hộ của trẻ nếu họ vi phạm quyền của trẻ vị thành niên.
Ở mức độ nặng hơn, theo các quy tắc an ninh công cộng hiện hành của Trung Quốc, hình phạt tiêu chuẩn đối với một người lạm dụng thành viên gia đình là bị giam giữ 5 ngày chỉ khi người bị lạm dụng yêu cầu.
Một điều khoản pháp lý khác cũng được đưa ra quy định năm 2014 nhằm cho phép các cơ quan chức năng giành quyền giám hộ trẻ em khỏi cha mẹ bạo hành. Tuy nhiên, các nhân viên chính quyền địa phương tỏ ra miễn cưỡng thực hiện các quy tắc này bởi rào cản của quan niệm truyền thống như “yêu cho roi cho vọt” và rằng bạo lực gia đình là “vấn đề gia đình”.
Năm 2019, một bà mẹ Trung Quốc cũng gây ra làn sóng phản đối kịch liệt sau khi cô này đá con gái 3 tuổi của mình, một người mẫu nhí, ngay trên trường quay của buổi chụp hình. Nhiều người tiết lộ thêm rằng người phụ nữ này còn đánh đập con gái mình tại nhiều địa điểm quay phim khác.
Người mẹ sau đó đã đăng một lời xin lỗi kém thuyết phục trên mạng xã hội Weibo, nói rằng cô chỉ cố gắng dạy dỗ con gái mình và không có ý định làm tổn thương cô bé.
Một tháng sau, Phoenix New Media đưa tin rằng người phụ nữ này cùng con gái đã trở lại ngành mẫu nhí và tiếp tục hoạt động nghệ thuật. Cô này chưa bao giờ phải đối mặt với bất kỳ hậu quả pháp lý nào về hành hung con mình.
Bố bỏ rơi con trai ung thư rồi quay lại đòi nuôi khi con khỏi bệnh
Tòa án Trung Quốc từ chối đơn đòi nuôi con của người cha, sau khi anh ta từng bỏ rơi con trai lúc cậu bé bạo bệnh rồi quay lại khi bé đã khỏe mạnh.
Người bố quay lại đòi nuôi con sau mấy năm bỏ rơi cậu bé vì ung thư, để vợ một mình chăm sóc, chạy chữa. Ảnh minh họa: SCMP
Theo trang tin địa phương Our Jiangsu, Xu bỏ rơi con trai sau khi cậu bé bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư lúc mới 4 tuổi, đồng thời ly hôn vợ, cũng là mẹ cậu bé. Người vợ sau đó nhận trách nhiệm một mình nuôi dạy con trai, trong khi nỗ lực chạy chữa cho bé.
Tuy nhiên, vài năm trước, khi con trai đã khỏi bệnh, Xu lại xuất hiện và tuyên bố sẽ giành lại quyền nuôi con. Anh ta giải thích vợ cũ, người đã lấy chồng lần hai và sinh thêm con, không thể chăm sóc tốt cho cậu bé vì điều kiện tài chính có hạn. Bất chấp việc con trai muốn tiếp tục ở cùng mẹ, Xu gửi đơn lên tòa án, đòi được một mình nuôi dạy bé.
Tuy nhiên, tòa án đã phán quyết rằng các phẩm chất đạo đức và tình cảm của cha mẹ, cũng như mong muốn của đứa trẻ, phải được xem xét khi đánh giá điều gì mang lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển lành mạnh của trẻ vị thành niên, đồng thời bác bỏ đơn thỉnh cầu của Xu.
Quyết định này của tòa nhận được sự ủng hộ lớn. Nhiều người cũng bày tỏ sự tức giận đáng kể đối với Xu.
"Người đàn ông này chỉ muốn hái đào dễ dàng quá, chỉ muốn nuôi khi con trai khỏe mạnh. Tuy nhiên, tòa án quyết định anh ta thiếu đạo đức và không xứng đáng với con mình. Phán quyết đúng quá", một người bình luận.
"Ban đầu, anh ta coi thường đứa trẻ vì nó là gánh nặng tài chính, nhưng sau khi ly hôn và có lẽ không tìm được bạn đời, anh ta bắt đầu nghĩ đến việc không có con và muốn có lại cậu bé", người thứ hai nhận xét.
"Sự thay đổi của anh ta không xuất phát từ tình yêu với con trai hay điều gì tốt nhất cho con, nó đơn giản chỉ là mong muốn được đảm bảo tài chính khi về già", người thứ ba đồng tình. "Thậm chí nếu đã khỏi ung thư, vẫn có nguy cơ tái phát. Vì vậy, chẳng may điều này tái diễn, mọi người có nghĩ rằng ông bố này lại bỏ rơi con mình lần nữa không?"
Một trường hợp tương tự từng xảy ra năm 2019, một cậu bé 7 tuổi ở miền trung Trung Quốc bị bố bỏ rơi sau khi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Tờ Beijing Youth Daily đưa tin người đàn ông này đã đổ lỗi cho mẹ cậu bé sau khi các bác sĩ tiết lộ hiện tượng đột biến gen của cô có thể gây ra bệnh bạch cầu ở đứa con.
Người mẹ sau đó đã chọn cách gây quỹ, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng để trả tiền chữa bệnh cho con sau khi người cha từ chối giúp đỡ. Anh ta lấy lý do bạn gái mới đang mang thai nên không đủ khả năng chi trả các hóa đơn y tế cho cậu bé.
Hướng Dương (Theo SCMP)
Du khách đuổi theo những con vật phát sáng trong khu rừng gần sát TP.HCM Những con vật như ánh sao sáng rực, chớp nháy liên tục di chuyển giữa khu rừng, một khung cảnh khó du khách nào quên được. Nhiều loài đom đóm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống và phơi nhiễm thuốc trừ sâu. Tour ngắm đom đóm về đêm ở Khu Bảo tồn Đa dạng Sinh học...