Cậu bé 6 tháng tuổi có một cái đuôi lớn, nguyên nhân đến từ thiếu sót của người mẹ trong lúc mang thai
Ban đầu cô Diệp còn tưởng đó là một cái nhọt nhưng nó càng ngày càng to và dài ra như một chiếc đuôi khiến cô sợ hãi vội đưa ngay con tới bệnh viện kiểm tra.
Một người phụ nữ họ Diệp ở Trung Quốc đã kết hôn được 2 năm và sinh được một cậu con trai. Em bé chào đời là niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình cô. Nhưng chỉ vài tháng sau, khi cậu bé dần lớn lên, vợ chồng cô Diệp kinh hoảng phát hiện con mọc ra một chiếc đuôi lớn. Ban đầu cô Diệp còn tưởng đó là một cái nhọt nhưng nó càng ngày càng to và dài ra như một chiếc đuôi khiến cô sợ hãi vội đưa ngay con tới bệnh viện kiểm tra.
Người mẹ sợ hãi vô cùng khi thấy con mọc “đuôi”.
Sau khi bác sĩ kiểm tra đã kết luận con trai cô Diệp mắc dị tật ống thần kinh thai nhi. Ống thần kinh thai nhi phát triển bất thường sẽ gây ra những biến chứng khác nhau, có “đuôi” như con trai cô Diệp là một trong số đó. Cái “đuôi” của con trai cô Diệp đang phát triển vào trong và có khuynh hướng kết nối với cột sống. Nếu không sớm tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, nó sẽ gây nên hiện tượng rối loạn vận động ở em bé, thậm chí là liệt cả nửa thân dưới.
Cái “đuôi” của cậu bé ngày càng lớn.
Video đang HOT
Nếu không sớm cắt bỏ cái đuôi ấy sẽ gậy hại đến em bé.
Sau khi hỏi han tường tận về dinh dưỡng trong thai kỳ của cô Diệp, bác sĩ đưa ra kết luận chính chế độ ăn thiếu axit folic của cô Diệp đã dẫn đến tình trạng con cô mọc “đuôi” như vậy. Thực ra cô Diệp đã nghe nói về axit folic nhưng cô vẫn nửa tin nửa ngờ về tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi của nó. Cô lại thấy mẹ chồng sinh mấy người con khỏe mạnh mà bà có bao giờ bổ sung axit folic đâu, vì thế trước và trong những tháng đầu mang thai cô cũng không chú trọng đến bổ sung loại vitamin này. Chẳng ngờ thiết sót đó lại dẫn đến hậu quả khiến cô phải ân hận.
Dị tật ống thần kinh ở thai nhi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Ống thần kinh là bộ phận phát triển rất sớm, thậm chí từ khi bản thân người mẹ còn chưa biết mình mang thai. Ống thần kinh cần được cung cấp một lượng axit folic để phát triển đầy đủ, khép kín hoàn toàn. Nếu người mẹ không cung cấp đủ axit folic cho thai nhi sẽ dẫn đến tình trạng ống thần kinh phát triển bất thường, gây ra các dị tật.
Axit folic hay còn gọi folat hay chính là vitamin B9. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung đẩy đủ axit folic có thể ngăn ngừa thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh. Axit folic có nhiều trong thực phẩm như súp lơ xanh, cải xanh, các loại đỗ, hoa quả, thịt gia cầm… Các tổ chức y tế khuyên phụ nữ nên bổ sung axit folic trong vòng 1 tháng trước khi mang thai và kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ.
Theo Helino
Mang bầu đúng vào tháng này, mẹ dễ chịu, con sinh ra đã phổng phao, cao lớn
Biết lựa chọn đúng thời điểm thụ thai cũng là cách giúp mẹ bầu có được thai kỳ dễ chịu, đỡ mệt mỏi hơn.
Chọn đúng thời điểm thích hợp để mang thai, người mẹ sẽ giảm thiểu được những yếu tố bất lợi từ thời tiết, môi trường và sinh ra những ra những em bé khỏe mạnh và thông minh.
Tháng nào trong năm thích hợp nhất để mang thai?
Các chuyên gia tin rằng mùa tốt nhất để thụ thai là vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa thu. Đó là vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 9 đến tháng 10.
Vào cuối mùa xuân khí hậu lúc này khá ôn hòa, ấm áp, mẹ bầu có ít nguy cơ nhiễm virus rubella hay nhiễm trùng đường hô hấp hơn. Chế độ ăn uống của bà bầu lúc này rất dễ điều chỉnh, do đó thai nhi có môi trường phát triển ổn định hơn ở giai đoạn đầu. Mang thai vào thời điểm này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật thai nhi.
Ánh nắng mặt trời ấm áp, chan hòa vào mùa xuân cũng cung cấp điều kiện ánh sáng tốt cho mẹ bầu. Chất ergosterol trong da của bà bầu có thể chuyển thành vitamin D dưới tia cực tím của mặt trời, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của xương thai nhi. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời chiếu vào da, có thể thúc đẩy lưu thông máu của cơ thể cơ thể người mẹ, có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.
Vào đầu mùa thu từ tháng 9 đến tháng 10, khí hậu khá mát mẻ giúp người mẹ giảm bớt cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong thời kỳ ốm nghén. Hơn nữa, đầu thu cũng là thời điểm có nhiều trái cây tính hàn, có lợi cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Mang thai từ tháng 9 đến tháng 10 có nghĩa là người mẹ sẽ sinh con vào cuối mùa xuân, lúc này khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc phục hồi thể chất của người mẹ và thúc đẩy bài tiết sữa.
Ngoài ra, vào thời điểm mùa xuân và mùa hè, ánh nắng mặt trời không quá gay gắt, em bé có cơ hội được tắm nắng nhiều hơn, ngăn ngừa bệnh còi xương, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành các cơ quan quan trọng như tim, não, gan và thận của thai nhi. Nếu mang thai vào mùa đông, không khí trong nhà khó lưu thông do mọi người thường xuyên đóng cửa để tránh gió lạnh. Phụ nữ mang thai thường xuyên ở trong nhà, ít dành thời gian ở bên ngoài nên cơ thể không thể tự tổng hợp lượng vitamin D cần thiết.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Bác sĩ sản khoa tiết lộ một loạt tác nhân gây dị tật thai nhi, các mẹ bầu rất cần lưu ý Trong thời kì mang thai các mẹ rất nên cẩn trọng bởi một số tác nhân gây dị tật thai nhi có thể xuất hiện trong nhà hoặc nơi làm việc. Mỗi phụ nữ khi mang thai đều có rủi ro sinh con dị tật khoảng 3%-5%. Nguy cơ này tăng lên do nhiều lý do, một trong số đó là tiếp xúc...