Cậu bé 4 tuổi nói Tiếng Anh như gió, đọc hàng trăm đầu sách nghiên cứu khoa học: Nghe phương pháp rèn luyện của bố mà nể
Muốn con giỏi Tiếng Anh, anh Hồ Hoàng Dũng đã tự học ngôn ngữ này khi vợ mang bầu.
Hiểu được tầm quan trọng của Tiếng Anh, từ khi vợ mang bầu, anh Hồ Hoàng Dũng (35 tuổi, Quảng Bình) đã tự học ngôn ngữ này với mong muốn đồng hành cùng con. Đến nay, bé Hồ Thiên Phúc (4 tuổi) đã có thể giao tiếp và đọc sách bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.
“Con trai mình đã đọc hàng trăm đầu sách khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả sách Tiếng Anh chuyên ngành, sách nghiên cứu khoa học”, anh Hoàng Dũng chia sẻ.
Anh Hồ Hoàng Dũng và con trai.
VIỆC HỌC DIỄN RA TỰ NHIÊN, KHÔNG ÉP BUỘC
Nói về con trai, anh Hoàng Dũng tự hào chia sẻ: “Phúc có trí nhớ rất tốt, 23 tháng tuổi, con đã nhớ được quốc kỳ của hơn 120 nước và các chữ số hàng trăm. Lên 2 tuổi, Phúc tự diễn đạt những suy nghĩ của mình bằng Tiếng Anh. 3 tuổi, con bắt đầu đọc sách bằng Tiếng Anh về các chủ đề khoa học, tự nhiên, xã hội,… Nếu có từ gì con không biết, mình sẽ giảng lại cho bằng Tiếng Anh”.
Anh Dũng không hề bắt ép, hay tạo áp lực buộc con phải đọc sách này sách kia. Việc đọc sách của Phúc diễn ra rất tự nhiên. Cậu bé thường tự tìm đến sách và có thể ngồi đọc hàng giờ một mình mà không thấy chán.
Lý giải điều này, ông bố 8x cho biết, đó là tác dụng của giáo dục sớm. Từ khi vợ mang bầu, anh Dũng đã tham khảo các nguồn thông tin về thai giáo, giáo dục sớm, phương cách nuôi dạy con thông minh, khỏe mạnh trên các diễn đàn mạng. Không áp dụng y nguyên những gì đọc được, anh Dũng chỉ chắt lọc những điều thực sự phù hợp với đặc trưng riêng của con mình. Bởi ông bố 8x hiểu: Mỗi đứa trẻ có đặc điểm, tính cách riêng.
Bé Hồ Thiên Phúc, 4 tuổi, có sở thích đọc sách. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
TỰ HỌC Tiếng Anh ĐỂ ĐỒNG HÀNH CÙNG CON
Với việc học Tiếng Anh của con, anh Dũng đóng vai trò là người thầy, người dìu dắt. Nhưng ít ai biết rằng, trước đó anh cũng từng có xuất phát điểm ngoại ngữ không hề tốt. Đến khi vợ mang bầu, anh quyết tâm phải học bằng được Tiếng Anh để thuận tiện cho việc dạy con.
Với kỹ năng nghe, anh Dũng chỉ có thể hiểu lờ mờ được một số từ. Ông bố 8x cho biết, khó nhất là kỹ năng nói bởi không có đối tượng thực hành. Khi nói sai, anh cũng không biết sai ở đâu và sửa sai như thế nào cho đúng. Vì con, anh Dũng quyết tâm không bỏ cuộc, cố gắng thử nhiều phương pháp học khác nhau. Anh vừa thử, vừa điều chỉnh cách học sao cho phù hợp với bản thân.
“Mình rảnh lúc nào là tranh thủ học, tìm tài liệu đọc, các nguồn tài liệu giao tiếp rồi tự đọc, tự nói một mình. Mình hình dung ra các tình huống giao tiếp với con rồi tự nói với chính mình”, ông bố 8x nhớ lại.
Đến khi Thiên Phúc ra đời, 2 bố con trở thành người đồng hành trên chặng đường chinh phục Tiếng Anh. Anh Dũng cho biết lòng yêu con là động lực thúc đẩy giúp anh vượt qua khó khăn. Với anh, phương pháp vững nhất chính là gắn việc học với thực tế, minh họa cụ thể bằng những gì diễn ra xung quanh.
“Thực tế chính là minh chứng xác thực nhất giúp chứng minh hiệu quả của bất kỳ phương pháp nào. Nếu không có thực tiễn thì mọi phương pháp hầu như không thể triển khai được”, anh Dũng đúc kết.
Bé Hồ Thiên Phúc trò chuyện cùng bố. Video: Nhân vật cung cấp.
KINH NGHIỆM DẠY SONG NGỮ CHO TRẺ
Bốn năm đồng hành cùng con học Tiếng Anh, anh Dũng rút ra các giai đoạn dạy song ngữ cho trẻ như sau:
- Đầu tiên là giai đoạn nạp vốn từ thông qua luyện nghe: Nghe từ nhạc, video, sách, tranh, truyện… Tuy nhiên cha mẹ nên chọn nguồn nghe Tiếng Anh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
- Giai đoạn hai: Trẻ bắt chước theo ngôn từ được nạp từ giai đoạn 1 để nói.
- Giai đoạn ba: Giai đoạn tư duy ngôn ngữ – đây là lúc bé tự diễn đạt điều mình muốn nói bằng ngôn ngữ đó.
- Giai đoạn bốn: Bé có thể sử dụng ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt, thành thục.
Theo anh Dũng, trong 4 giai đoạn trên thì giai đoạn đầu tiên là quan trọng nhất, đúng với tiến trình phát triển ngôn ngữ tự nhiên của con người đó là Nghe – Nói – Đọc – Viết.
Anh Dũng đánh giá yếu tố tương tác đóng vai trò trọng yếu trong cả bốn giai đoạn trên. Tương tác chính là chất xúc tác tốt nhất giúp ngôn ngữ hình thành và phát triển liên tục. Không có tương tác sẽ không có ngôn ngữ và nhất định sẽ không có sự trao đổi thông tin qua lại giữa người với người, giữa các quốc gia.
Ông bố 8x đã dành phần lớn thời gian trong hai năm đầu đời của con để tương tác Tiếng Anh. Khi con lớn hơn, anh bận làm việc nên chỉ dành được khoảng thời gian buổi tối với con. Hiện giờ Tiếng Anh của con đã vững nên anh chỉ cần làm tốt vai trò định hướng.
Khi dạy con Tiếng Anh, ông bố trẻ gắn ngôn ngữ này với đời sống hằng ngày và thực tế sống động, không sử dụng lý thuyết suông. Để dạy con yêu sách, anh làm gương cho con ngay từ khi còn nhỏ.
“Mình vốn không thích đọc sách, vì có con nên mới dần hình thành thói quen này. Chính cháu Phúc đã thay đổi mình rất nhiều. Trong 4 năm qua, vấn đề khó khăn nhất với mình là sự hạn chế của bản thân. Bởi vì trong giai đoạn đầu đời của mọi đứa trẻ, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên. Mọi hành vi, thái độ, trình độ, tri thức, nhân cách sống sẽ ảnh hưởng và truyền lại cho trẻ”, anh Dũng nói.
Ông bố trẻ cho rằng, nếu cha mẹ muốn dạy ngoại ngữ cho con, thì nên đồng hành ngay từ nhỏ, tốt nhất là từ khi trẻ mới chào đời. Bởi vì ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã được tiếp xúc và tiếp nhận ngôn ngữ thông qua mẹ và thai nhi chứ không nhất thiết phải đợi con ra đời rồi mới đồng hành ngôn ngữ cùng con.
“Giai đoạn vàng để dạy ngoại ngữ cho trẻ là trước 6 tuổi. Việc dạy tiếng mẹ đẻ nói chung và ngoại ngữ nói riêng nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc dạy tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ nên được tiến hành song song, đảm bảo con phát triển đồng đều về song ngữ nhằm tránh trường hợp mất cân bằng, rối loạn ngôn ngữ. Ở nhà mình, chồng sẽ dạy con Tiếng Anh và vợ sẽ dạy con Tiếng Việt”, anh Dũng cho hay.
Bạn hỏi: "Giò dịch sang Tiếng Anh thế nào?", nam sinh trả lời sai 1 từ khiến nội dung cả câu trở nên kinh hoàng
Dù nam sinh dịch Tiếng Anh sai bét nhưng được cái sáng tạo đó chứ.
Sự bùng nổ của khách du lịch tới Việt Nam kéo theo ảnh hưởng sâu rộng của Tiếng Anh lên mọi mặt đời sống. Song có một thứ rất khó để gọi tên ngoại ngữ, với cả người Việt và người Anh đó chính là tên món ăn.
Không phải món ăn nào cũng có thể dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh, và ngược lại. Điển hình như mới đây, một thanh niên đã phát minh ra tên món mới theo cách suy nghĩ không ai đọ nổi.
Màn dịch thuật Tiếng Anh ở level không ai đọ nổi (Ảnh: Không Sợ Chó)
Cụ thể, khi một người bạn hỏi rằng: "Giò trong Tiếng Anh là gì? Người ta có ăn giò không nhỉ?".
Anh chàng đã suy luận rằng: "Giò là thịt xay rồi nén lại đúng không? (Người ta gọi là) Meat.rar?!".
RAR là viết tắt của Roshal ARchive. Đây là một thuật ngữ Tin học thông dụng, chỉ một định dạng file nén độc quyền có hỗ trợ dữ liệu, sửa lỗi và tập tin kéo dài. Hay nói nôm na, file rar là file cần phải "nén" khi tải về máy tính thì mới dùng được.
Đúng là giò được làm từ thịt xay rồi "nén" lại đấy, nhưng chẳng ai lại suy luận giò được gọi là "Meat.rar" cả! Tầm suy nghĩ như này đến dân chuyên Anh cũng phải bó tay ấy chứ!
Còn nếu bạn chưa biết thì trong Tiếng Anh, giò lụa còn được gọi là Lean pork pie /liːn ˌpɔːrk ˈpaɪ/ nhé!
Một số món ăn khác trong Tiếng Anh bạn nên biết như sau:
Chúng ta hay dịch "Bánh Chưng" sang Tiếng Anh là "Chung Cake" nhưng đây là một cách dịch sai. Bởi "cake" được hiểu là một loại bánh ngọt được làm từ bột mì như bánh bông lan, bánh sinh nhật... Nói chung chúng ta nên giới thiệu "Bánh Chưng" đơn giản là "Banh Chung" thôi!
Spring roll - Nem cuốn
Pickled onion - Củ kiệu/Dưa kiệu
Candied - tên các loại mứt. Ví dụ mứt gừng: Candied ginger
Tổng hợp
Cô bạn xinh nhất nhì Đường lên đỉnh Olympia ngày ấy: Mới đỗ ĐH top đầu Hà Nội, cuộc sống trên mạng khác xa tưởng tượng Phương Thảo từng gây ấn tượng khi đi thi Đường lên đỉnh Olympia. Trận thi Tuần 3 Tháng 3 Quý 4, phát sóng ngày 30/8/2020 có sự tham gia của 4 thí sinh Nguyễn Hồ Tiến Đạt (THPT Chuyên Tiền Giang, Tiền Giang); Lê Hoàng Phương Thảo (THPT Kinh Môn, Hải Dương); Phan Nguyễn Hồng Lam (THPT Lê Lợi, Phú Yên) và Nguyễn...