Cậu bé 2 tuổi phải sống thực vật sau khi ăn ốc, cẩn thận loại ốc độc hơn thạch tín
Theo trang Sohu đưa tin, một cậu bé 2 tuổi ở Phú Thiên, Phúc Kiến, Trung Quốc sau khi ăn ốc đã bị trúng độc, trở thành người sống thực vật.
Cậu bé Tiểu Khang và ông nội đi ăn ốc, sau đó 2, 3 tiếng, hai ông cháu bắt đầu có biểu hiện toàn thân suy yếu. Sau khi được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu, ông nội đã hồi phục, nhưng Tiểu Khang vì tuổi còn nhỏ, sức đề kháng kém, đồng thời cậu bé ăn tương đối nhiều ốc nên tình trạng bệnh rất nghiêm trọng.
Thời gian trong bệnh viện, cậu bé xuất hiện tình trạng khó thở và ngưng tim. Bác sĩ cho biết, khó loại trừ khả năng Tiểu Khang rất có thể trở thành người sống thực vật, để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết loại ốc 2 ông cháu ăn tên là ốc bùn răng cưa.
Tiểu Khang rất có thể phải sống thực vật sau khi ngộ độc ốc bùn răng cưa.
Bác sĩ Vương Hậu Hưng, Phó Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Phúc Kiến nói: Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học Nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Ốc bùn răng cưa được phân bố chủ yếu ở các khu vực ven biển. Ốc bùn có rất nhiều loại khác nhau về màu sắc. vào mùa xuân ốc bùn răng cưa có nhiều nhất. Ốc bùn răng cưa đặc trưng bởi một cái đuôi mảnh dài khoảng 1cm và rộng khoảng 0,5cm, bằng kích thước của ngón tay cái. Ngoài ra, bề mặt vỏ của ốc bùn răng cưa thường có 1 đến 3 dải sọc màu nâu tím hoặc vàng đỏ, và mô hình bề mặt trông giống như một sợi dệt.
Bác sĩ Vương Hậu Hưng nói: Bản thân ốc bùn răng cưa không tạo ra tetrodotoxin, nhưng chúng ăn xác chết của cá và các loại động vật khác, đồng thời chúng còn ăn một số loại tảo và các mảnh vụn hữu cơ để duy trì sự sống.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thay đổi môi trường biển và sự xuất hiện thường xuyên thủy triều đỏ độc hại, dẫn đến sản sinh độc ở các loại tảo và xác chết của động vật biển, khi ốc ăn các loại xác chết này thì các độc tố vẫn tồn tại trong dạ dày và tích tụ thành tetrodotoxin. Tetrodotoxin độc hơn rất nhiều so với thạch tín, chỉ cần ăn khoảng 0,5mg cũng có thể gây tử vong.
Video đang HOT
Ốc bùn răng cưa chứa độc tố mạnh, ăn nhiều có thể gây tử vong.
Hơn nữa, các phương pháp nấu ốc nói chung như xào, luộc không phá hủy cấu trúc của tetrodotoxin, đồng thời còn khiến độc tố giải phóng và tăng nguy cơ ngộ độc. Và điều cần phải nhấn mạnh ở đây chính là chưa có thuốc giải độc tố này tính đến thời điểm hiện tại.
Những triệu chứng ngộ độc sau khi ăn ốc?
Nếu ngộ độc xảy ra khi ăn ốc bùn răng cưa, giai đoạn đầu có biểu hiện là đầu lưỡi, môi và đầu ngón tay bị tê, mí mắt cụp xuống, tiếp theo đó sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó chịu ở dạ dày, đau bụng và tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện tình trạng nói không rõ ràng, bại liệt, giọng khàn, khó thở, tinh thần không tỉnh táo, ngạt thở, thậm chí là tử vong (suy yếu hệ thống hô hấp và tuần hoàn), vì vậy sau khi ăn các loại ốc, một khi xuất hiện hiện tượng ngộ độc, ngay lập tức phải đến bệnh viện để điều trị.
Theo chuyên gia, tốt nhất là chúng ta không nên ăn ốc lạ. Trong ốc bùn có nhiều loại khác nhau, có loại độc ít, loại độc nhiều, có loại ốc bình thường không độc nhưng trong thời điểm nhất định lại sản sinh độc tố, điều này rất khó lường.
Đối với các loại ốc biển khi sử dụng làm thức ăn đều phải sơ chế, chế biến bảo đảm an toàn: ngâm, thả vào môi trường để nước để kích thích đào thải hết căn bã, chất tiết trong ruột, tuyến bọt (nước muối nhạt, nước vôi nhạt, dấm ăn…); rửa sạch bằng nước sạch, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến. Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, không qua sơ chế, vệ sinh sạch sẽ.
Nếu sau khi ăn ốc biển mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đẩu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Hà Vũ
Dịch theo Sohu
Khám phá
Gan bạn cần được thải độc ngay nếu gặp phải 4 dấu hiệu "đen" trên các vùng cơ thể sau
Gan thường phải đảm nhận rất nhiều công việc từ bên trong nên nếu nó hoạt động quá mức sẽ gây tồn đọng nhiều độc tố và là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng bất thường dưới đây.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể chúng ta và nó cũng là cơ quan trực tiếp tham gia vào hệ thống tiêu hóa cũng như thải độc của cơ thể. Khi bạn bảo vệ được lá gan luôn khỏe mạnh thì quá trình thải độc và trao đổi chất sẽ diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên, nếu gan chất chứa nhiều độc tố thì bạn có thể sẽ gặp phải một trong những dấu hiệu "đen" sau đây.
Màu môi sậm đen
Tùy theo sắc tố môi của mỗi người, độ đậm nhạt sẽ có màu tương phản khác nhau và điều này cũng phần nào phản ánh tình trạng gan của bạn. Trong đó, nếu gan thải độc kém thì một phần chất độc sẽ còn tồn dư trong máu. Vì vậy, khi tình trạng sức khỏe của gan không tốt thì màu môi sẽ ngày càng đen sậm, tối màu hơn. Thậm chí, trong trường hợp gan chất chứa quá nhiều độc tố thì màu môi của bạn sẽ có màu như bị trúng độc.
Mụn đầu đen nổi nhiều trên mũi
Nếu bạn đã vệ sinh da mặt kỹ càng nhưng mụn đầu đen và mụn trứng cá vẫn xuất hiện nhiều trên mặt thì đó có thể là biểu hiện cảnh báo gan đang gặp vấn đề. Khi chức năng gan suy yếu, các hormone nội tiết tố bên trong sẽ bị suy giảm và là nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều, từ đó dẫn đến sự tăng tiết mụn đầu đen trên mũi.
Da mặt ngày càng sạm đen
Màu sắc trên khuôn mặt cũng phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong cơ thể bạn. Nếu gan chứa nhiều độc tố, hormone estrogen sẽ sụt giảm và là nguyên nhân gây chuyển hóa sắc tố bất thường, từ đó khiến làn da sạm đi theo thời gian.
Cũng từ đây, nữ giới nên chú ý khi thấy làn da xuất hiện các đốm sạm trên mặt. Trạng thái thể hiện ra bên ngoài da đang ngầm cho thấy quá trình trao đổi chất của gan không ổn định. Do theo lẽ thông thường, các sắc tố đen sẽ bị gan phân giải và thải ra bên ngoài nhưng nếu gan gặp vấn đề thì các sắc tố này sẽ không được đào thải triệt để. Thay vào đó, nó sẽ xuất hiện thành những đốm sạm đen trên da.
Có sọc đen xuất hiện trên móng tay
Gan càng khỏe mạnh, móng tay trông sẽ càng bóng khỏe nhưng nếu gan có vấn đề thì móng tay chẳng những sẽ bị thâm mà còn xuất hiện những sọc đen bất thường. Điều này cũng ngầm cảnh báo gan của bạn cần được thải độc ngay để cải thiện màu sắc móng tay.
Để thải độc gan hiệu quả thì bạn nên bổ sung ngay một số loại thực phẩm như cà rốt, cải bó xôi, bông cải xanh, tỏi, cà chua, bưởi, táo, bơ, chanh, trà xanh... vào trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, hãy duy trì những thói quen sống lành mạnh bằng cách ngủ đúng giờ, đủ giấc, tập luyện đều đặn hàng ngày để cải thiện chức năng gan tốt hơn.
Source (Nguồn): Sohu
Hương vị quê hương: Tháng 3 về biển nhớ ăn ốc móng tay Ốc móng tay là loại ốc dáng thon thả như ngón và móng tay thiếu nữ, vỏ ốc khép hờ màu vàng nâu, phần thân lộ ra ngoài được bao bọc bởi lớp màng trong và mịn. Ốc móng tay vừa được bắt lên và xào sả ớt - THANH LY Ngư dân nhiều nơi còn gọi ốc móng tay là ốc mã...