Cậu bé 15 tuổi tự chế xe máy điện trong 3 ngày
Cậu bé lớp 9 có đam mê môn cơ khí chế tạo đã mất 3 tháng mới gom đủ các bộ phận cần thiết, nhưng chỉ cần 3 ngày để lắp ráp chúng lại thành một chiếc xe máy điện chạy được 100km sau mỗi lần sạc.
Rajan bên chiếc xe máy điện tự chế của mình (Ảnh: India Today).
Tổng chi phí mà cậu bé Rajan mới học lớp 9 ở New Delhi, Ấn Độ, dùng để mua phụ tùng xe Royal Enfield cũ và ráp lại thành một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện là khoảng 45.000 rupee (600 USD).
Chiếc xe này có thể chạy với tốc độ khoảng 50-80 km/h và quãng đường 100km sau mỗi lần sạc đầy pin.
Rajan cho biết, trước đây cậu cũng từng chế tạo một chiếc xe máy điện nhưng chưa biết cách thiết lập cơ chế kiểm soát tốc độ nên đã gặp tai nạn và bị thương vì chính chiếc xe của mình.
Video đang HOT
Rajan cho biết, chiếc xe có thể chạy 100km sau mỗi lần sạc đầy pin (Ảnh: ANI).
Gần đây, trong thời gian giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19, cậu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu thêm về cơ khí và đã quyết tâm thử lại lần nữa. Cậu đã thường xuyên tới một cửa hàng sửa xe ở gần nhà để học hỏi, tham khảo kinh nghiệm.
Bố của Rajan chia sẻ rằng, cậu bé hiếu động từ nhỏ, thường xuyên nghịch các thiết bị điện tử và từng bị thương do ngã khi điều khiển một chiếc xe máy điện tự chế trước đó nên ông đã cấm cậu không được làm nữa.
Bố của Rajan cho biết, khi làm chiếc xe này, cậu bé đã nói dối rằng đó là bài tập tái chế xe ở trường (Ảnh: India Today).
“Bố luôn cho rằng tôi không thể làm được, nhưng mẹ đã thuyết phục ông ấy để tôi làm”, Rajan cho biết.
Vì làm việc cho một công ty tư nhân nhỏ, thu nhập không cao, nên bố của Rajan phải vay mượn bạn bè, đồng nghiệp mới có tiền cho cậu làm “bài tập về nhà” tự chế xe.
Rajan đã nhờ bố mua một chiếc Royal Enfield cũ. Sau khi tìm kiếm khá lâu, cuối cùng họ mua được một chiếc ở chợ sắt vụn Mayapuri với giá 10.000 rupee (135 USD).
Toàn bộ động cơ xe đã được gỡ bỏ, thay bằng bộ pin và mô-tơ điện. Rajan đã lắp một hộp gỗ để giữ cho bộ pin không rơi ra khi xe chạy.
Dù lần này, dự án tự chế xe máy điện đã thành công, nhưng Rajan không thể thi bằng lái vì chưa đủ 16 tuổi, nên vẫn chưa được phép điều khiển chiếc xe do mình tự chế tạo tham gia giao thông.
"Binh đoàn xe lửa" thời 4.0 khiến chị em mê mẩn
Những ngày gần đây, bộ đội đã đóng vai trò không nhỏ trong công cuộc phòng chống dịch khi đảm nhận các nhiệm vụ như canh chốt, phát lương thực, lấy mẫu...
Mặc dù khối lượng công việc lớp, áp lực nhiều nhưng cũng có những khoảnh khắc, các anh khiến dân tình "nghiêng ngả" bởi sự đáng yêu, hồn nhiên.
Các chiến sĩ hào hứng, phấn khích khi đi phát đồ cho bà con. (Ảnh: Chụp màn hình)
Một TikToker đã chia sẻ lên mạng xã hội hình ảnh các chiến sĩ đang trên đường đi phát lương thực cho bà con. Mỗi người đều có một xe kéo nhỏ để tiện đặt lương thực lên đẩy đi. Tuy nhiên công cụ này đã nhanh chóng được chế thành "binh đoàn xe lửa". Nhờ phương pháp tự chế mới này mà các chiến sĩ di chuyển nhanh, tiết kiệm được cả thời gian lẫn công sức.
Điều gây chú ý là các anh bộ đội ngồi xổm lên chiến xe tự chế này cực kỳ đáng yêu. Ai cũng cố gắng bấu xíu thật chắc để không bị "rơi rụng" khỏi đoàn xe giữa đường. Nhìn những hình ảnh, cư dân mạng bất giác mỉm cười vì nó thật bình dị giữa khung cảnh căng thẳng vì dịch Covid-19. Cộng đồng mạng nhận định, đây mới thật sự là anh bộ đội cụ Hồ, giản dị, chân chất nhưng lúc nào cũng hết lòng giúp đỡ bà con, chẳng ngại khó khăn.
"Xe lửa" tự chế quả thật là tiện lợi và đáng yêu. (Ảnh: Chụp màn hình)
Bên cạnh đó, nhiều người còn dành lời khen các chú vì sáng tạo, lúc nào cũng nghĩ ra được cách để công việc nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh này, khiến chúng ta nhớ đến cảnh bộ đội dùng xe chuyên dụng đi phát lương thực được chia sẻ cách đây không lâu.
Thanh Niên từng đưa tin, vào ngày 2/9, các anh bộ đội thuộc Sư đoàn 5, Quân khu 7 đã khiến bà con ngơ ngác rồi reo hò thích thú khi dùng xe đạp thồ, chở nhiều lương thực, đồ dùng thiết yếu để hỗ trợ cho mọi người. Đại diện của Sư đoàn 5 nhận định thêm, các phần quà dành cho từng hộ gia đình bao gồm bánh, sữa, đồ hộp, gia vị nấu, mì tôm, gạo... Thậm chí, bà con còn phấn khích tới nỗi, đứng trong nhà reo hò rồi giơ tay vẫy chào.
Các chiến sĩ dùng xe thồ để chở đồ ăn cho bà con. (Ảnh: Báo Công an)
Một người dân trọ tại khu vực các anh bộ đội đi qua tiết lộ với Thanh Niên, việc các chiến sĩ dùng xe đạp cực kỳ phù hợp vì nó có thể khiến công việc nhẹ nhàng, tiết kiệm thời gian hơn. Mọi người đều yêu thích hình ảnh này vì nó gần gũi lại dễ thương.
Bà N. tổ trưởng tổ 63, khu phố 5 thuộc quận Bình Thạnh lại chia sẻ: "Được sự giúp đỡ của các chiến sĩ bộ đội, tổ chức xe thồ đi từng ngõ ngách, vì thế quà có thể đến tay từng nhà, từng người." Được biết, có 4 người được phân chia thành một nhóm để cùng sử dụng xe thồ. Họ phân công nhiệm vụ 1 người điều khiển, 3 thành viên còn lại sẽ hỗ trợ công việc phụ để phát quà cho bà con được nhanh chóng.
Mỗi xe như vậy sẽ có 4 người phụ trách. (Ảnh: Thanh Niên)
Hiện tại, dịch vẫn chưa kết thúc chính vì vậy các chiến sĩ bộ đội sẽ còn phải trực, làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ mong rằng, ngày nào đó, đất nước mình hết dịch, các anh sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình và chẳng còn ai phải khổ hay thiệt thòi vì Covid-19 nữa. Còn bạn có suy nghĩ gì về những hình ảnh này, hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Khám phá xe tự chế giúp vận chuyển hàng hóa vào khu cách ly ở TP.HCM Anh Nguyễn Vĩnh Duy (TP.HCM) đã cải tạo xe địa hình ATV thành xe vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm vào các khu cách ly.