Cậu bé 12 tuổi điều hành phòng vận động tranh cử của Donald Trump
Cậu bé 12 tuổi Weston Imer đang trở nên nổi tiếng tại Mỹ nhờ vai trò là người điều hành văn phòng tranh cử tổng thống cho ứng viên đại diện đảng Cộng hòa Donald Trump tại bang Colorado.
Cậu bé 12 tuổi Weston Imer là một trong những người điều hành nổi bật của văn phòng vận động tranh cử cho Donald Trump ở bang Colorado. Ảnh: CNN
Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng đảng Cộng hòa Donald Trump giành được nhiều tiếng tăm nhờ sử dụng phương pháp tiếp cận phi truyền thống: Dùng chính những người dân bình thường trong bộ máy, theo CNN.
Văn phòng đại diện tại hạt Jeffferson, bang Colorado, nổi tiếng hơn cả bởi một trong những người lãnh đạo của cơ sở này là cậu bé mới 12 tuổi.
Weston Imer có nhiệm vụ điều phối tình nguyện viên cũng như giám sát chiến dịch “hãy ra ngoài và bỏ phiếu” do văn phòng thực hiện tại bang.
Imer cho biết cậu hy vọng việc làm của mình có thể khuyến khích những thanh niên khác hành động theo.
“Hãy tham gia”, Imer nói. “Đó là điều cháu muốn nói. Hãy tham gia. Trẻ em cần được giáo dục”.
Laurel Imer, mẹ Weston Imer, một điều phối viên chính thức của chương trình, cho hay chiến dịch là một cơ hội tốt để con bà học hỏi về các hoạt động chính trị trước khi cậu quay lại trường vào tháng 9 tới đây. “Bạn cần có trách nhiệm dạy dỗ con mình”, bà nói.
Video đang HOT
Đam mê dường như đã đánh thức tham vọng chính trị của Imer. “Hãy dõi theo tôi tới năm 2040. Barron Trump, nếu bạn đang xem thì đến năm 2040, tôi sẽ chọn bạn làm ứng viên phó tổng thống”, Imer quả quyết. Barron Trump, 10 tuổi, là con trai tỷ phú Donald Trump.
Weston Imer từng hai lần xuất hiện trên sân khấu tại các sự kiện vận động tranh cử ở Denver để ủng hộ ông Trump và ứng viên phó tổng thống đảng Cộng hòa Mike Pence. Cậu đã hát vang ca khúc “Nước Mỹ tươi đẹp” (America the Beautiful) tại một buổi vận động diễn ra hôm 29/7 và tại sự kiện giới thiệu ông Pence hôm 3/8.
Imer nhấn mạnh cậu ủng hộ cặp đôi ứng viên đảng Cộng hòa vì muốn cảm thấy an toàn hơn ở trường.
“Nếu chúng ta không bầu cho ông Trump và Pence, bạo lực súng đạn trường học có thể tăng gấp ba trong 4 đến 8 năm tới dưới sự lãnh đạo yếu kém của bà Hillary Clinton”, Imer phát biểu.
Dù vậy, Donald Trump hiện không có lợi thế ở bang Colorado. Các cuộc thăm dò phiếu bầu do Đại học Quinnipiac tiến hành cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Clinton đang dẫn trước ông Trump với tỷ lệ 49% so với 39%.
Trần Việt
Theo VNE
Donald Trump có thể tung đòn đáp trả nếu bị 'ngã ngựa'
Nếu thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump có thể phản đòn bằng những biện pháp gây biến động chính trường Mỹ.
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP
Bằng cách thuê Steve Bannon, chủ tịch trang tin Breitbart, làm người điều hành chiến dịch tranh cử và chấp nhận đơn xin từ chức của PaulManafort, chủ tịch ban vận động, Donald Trump dường như đang muốn phát đi tín hiệu rằng trong hơn hai tháng còn lại của cuộc đua vào Nhà Trắng, ông sẽ "toàn tâm toàn ý" theo đuổi phương pháp tiếp cận hung hăng, mang màu sắc đả kích mà nhà tài phiệt New York từng áp dụng rất thành công, giúp ông chiến thắng áp đảo ở những vòng bầu cử sơ bộ và bỏ phiếu kín, theo Politico.
Trang tin Breitbart nhiều tháng gần đây luôn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với ứng viên đảng Cộng hòa thông qua việc chỉ trích những tiếng nói chống lại Trump. Breitbart cũng chủ động đăng tải hàng loạt thuyết âm mưu đánh vào uy tín của bà Clinton.
Nhà tài phiệt New York từng khẳng định điều duy nhất khiến ông thất bại là một cuộc bầu cử "gian lận". Giới chuyên gia nhận định tuyên bố "bạo miệng" này cho thấy Trump hoàn toàn tự tin vào chiến thắng của mình và nếu bại trận, ông chắc chắn sẽ phản kháng bằng những động thái vô cùng quyết liệt.
"Nếu thua, Trump sẽ nói 'đây là một cuộc bầu cử gian trá'. Nếu thắng, Trump sẽ nói dù mờ ám nhưng ông ấy đã đánh bại tất cả. Đó là cách mà mọi chuyện kết thúc, bất kể kết quả ra sao", một đồng minh lâu năm của tỷ phú Mỹ cho hay. "Nếu thua, Donald Trump sẽ đổ lỗi cho truyền thông và kể cả đảng Cộng hòa. Tôi không nghĩ Trump muốn nhân nhượng".
"Ông ấy cũng hành động y như vậy mỗi khi nhìn vào kết quả thăm dò", một cố vấn thân cận khác của Trump cho biết thêm. "Nếu thăm dò cho thấy Trump dẫn trước, ông ấy tỏ ra thích thú. Nhưng nếu kết quả ngược lại, ông ấy sẽ nghĩ nó bị can thiệp".
Trump bắt đầu đề cập đến việc kết quả bầu cử có thể "bị dàn xếp" từ tháng trước trong bối cảnh bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, vượt mặt ông về tỷ lệ ủng hộ sau khi đại hội toàn quốc ở cả hai đảng diễn ra.
"Thứ duy nhất khiến tôi thất bại tại Pennsylvania là sự gian lận", ông Trump phát biểu tại một buổi vận động tranh cử ở thành phố Altoona. Vài ngày trước đó, tại Wilmington, bang Bắc Carolina, ông cảnh báo rằng nếu không có các quy định về việc xác minh cử tri chặt chẽ hơn, người ta sẽ "bầu 15 lần cho bà Hillary".
Những phát ngôn mà nhà tài phiệt New York đưa ra bước đầu đã có ảnh hưởng nhất định. 38% người ủng hộ Trump tin vào việc phiếu bầu của họ sẽ được kiểm đếm chính xác và chỉ 49% trong tổng số các cử tri đăng ký "rất tự tin" rằng công tác kiểm phiếu sẽ không xảy ra lỗi, theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Pew thực hiện tuần trước.
Cây bút Eli Stokols từ Politico đánh giá các nhận xét của ông Trump về tính chính xác trong quy trình bầu cử ở Mỹ sẽ mang đến những tác động nghiêm trọng cả trong ngắn và dài hạn.
Theo nhiều quan chức cấp cao đảng Cộng hòa, viễn cảnh Donald Trump dùng mọi nguồn lực vốn có để đả kích, hạ bệ các giá trị dân chủ không chỉ đe dọa tới sự tồn vong của đảng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn hệ thống chính trị quốc gia.
"Chúng ta chưa bao giờ có một tổng thống nào lại đi nghi ngờ tính hợp pháp của kết quả bầu cử toàn quốc", chuyên gia chính sách Dan Senor bình luận. "Việc ứng viên tổng thống thực sự hoài nghi về quá trình bầu cử sẽ đưa chúng ta tới một thế giới mới. Và những thiệt hại đối với nền dân chủ là rất đáng kể".
Bên cạnh đó, một số thành viên đảng Cộng hòa còn lo lắng về việc nếu thất bại, ông Trump sẽ lợi dụng truyền thông chính thống để đánh vào niềm tin của cử tri về tính công bằng và hợp pháp của quá trình bầu cử cũng như bộ máy chính trị.
"Bạn sẽ khôi phục nhận thức công chúng như thế nào sau tất cả những chuyện này?", Charlie Sykes, người dẫn chương trình phát thanh có tiếng nói phản đối ông Trump, đặt câu hỏi đồng thời nhấn mạnh nhà tài phiệt New York rõ ràng đang tìm cách để vô hiệu tính pháp lý của tất cả các thể chế Mỹ.
Sykes cho rằng việc các phát ngôn của ông Trump về hệ thống chính trị "gian lận" được truyền tải, khuếch trương rộng rãi nhờ những trang tin như Breitbart là "rất nguy hiểm".
"Một lượng không nhỏ người ủng hộ Trump sẽ tin vào những điều ấy, và đó chính là chất độc đối với nền dân chủ", Sykes quả quyết. "Donald Trump biến chúng thành chính thống và 'vũ trang hóa' chúng. Đấy là điều mà chúng ta chưa từng phải đối mặt".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Trump kêu gọi điều tra đặc biệt Quỹ Clinton Ứng viên đảng Cộng hòa kêu gọi Bộ Tư pháp Mỹ mở cuộc điều tra đặc biệt với quỹ của nhà Clinton vì nghi có sự can thiệp từ Bộ Ngoại giao. Ông Trump kêu gọi điều tra đặc biệt với quỹ Clinton. Ảnh: Reuters. Reuters hôm nay dẫn lời ông Trump nói rằng các nhà tài trợ cho Quỹ từ thiện Clinton...