Cậu 14 tuổi bán bắp mưu sinh: Mong có tiền giúp đỡ người khổ hơn mình
Vì hoàn cảnh mồ côi, gia đình lại khó khăn, chỉ còn ông bà nội ở bên nên Phúc rất thương ông bà, em chấp nhận dãi nắng dầm sương cùng bà đi bán bắp kiếm tiền.
Còn nhớ thời điểm ít tháng trước đây, hình ảnh một cậu bé mặc đồng phục bán bắp được nhiều trang mạng chia sẻ. Lần theo đó, chúng tôi đã tìm gặp em và được em kể rất nhiều về hành trình bán bắp của mình. Số phận cho một tuổi thơ khắc nghiệt nhưng cũng từ đó rèn lên trong em nghị lực và sự kiên cường.
Cậu bé mặc đồng phục bán bắp nhận được sự chú ý của nhiều người.
Cậu bé ấy là Nguyễn Trần Trọng Phúc, năm nay chỉ mới 14 tuổi nhưng đã lặn lội mưa nắng bên xe bán bắp để mưu sinh từ 3-4 năm trước. Vì hoàn cảnh mồ côi, gia đình lại khó khăn, chỉ còn ông bà nội ở bên nên Phúc rất thương ông bà, em chấp nhận dãi nắng dầm sương cùng bà đi bán bắp kiếm tiền. Ban đầu, cậu bé chỉ phụ bán nhưng từ khi có xe bắp riêng, Phúc đã tự mưu sinh để có thêm nhiều thu nhập hơn nhằm trang trải cuộc sống.
Trọng Phúc còn rất nhỏ tuổi nhưng đã tự mưu sinh bằng việc bán bắp cùng bà.
“Kiếm tiền để đóng tiền nhà, điện nước” – Phúc chia sẻ đầy bộc trực. Ánh mắt em hiện rõ trách nhiệm và những thứ mình phải gánh vác trên vai. Em không than trách, chỉ xem đó như một bổn phận thường tình của mình phải thực hiện. Trong khi nhiều bạn trẻ cùng trang lứa vẫn còn đang học hành, vui chơi, Phúc đã phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, nghĩ về chuyện nhà cửa, nước, điện. Điều đó khiến chúng tôi vừa khâm phục em và cũng vừa mang chút nỗi thương cảm vì những thứ mà lẽ ra em nên được nhận ở độ tuổi của mình.
Phúc cực kỳ lễ phép khi bán bắp cho mọi người.
Video đang HOT
Cậu bé mới 14 tuổi đã phải gánh trên đôi vai non nớt chuyện cơm áo gạo tiền.
Khó khăn khi đi bán mà Phúc gặp phải không ít. Bắp luộc nóng hổi nên bàn tay cậu bé thường xuyên bị phỏng, phồng rộp cả da, khi vết thương xẹp xuống thì cực kỳ đau rát. Nhưng có lẽ với Phúc, những cơn đau đó đã trở thành chuyện thường ngày đến nỗi bàn tay của cậu bé 14 tuổi cũng dần chai lại.
Phúc nhiều lần bị phỏng khi lấy bắp bán cho khách nhưng em đã quen với điều đó.
“Hồi đó mê chơi quá nên không có học, giờ thì lại thích học lại. May có mạnh thường quân giúp em học bổ túc” – Phúc tâm sự với chúng tôi. Giờ đây, nhận ra tầm quan trọng của việc học, Phúc chỉ mong muốn có thể trở lại lớp để học cái chữ, học cách tính toán. Bấy nhiêu đó với em cũng đã đủ cho chặng đường mưu sinh phía trước.
Nụ cười tươi sáng luôn hiện diện trên gương mặt Trọng Phúc, giúp em đương đầu với nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Mong ước được nhanh chóng quay lại lớp học bổ túc để biết cái chữ, biết tính toán.
Khi muốn bảo vệ, che chở cho một ai đó, con người ta dễ có xu hướng ép mình phải sớm trưởng thành. Chắc có lẽ vì thế mà dù trạc tuổi một cậu học sinh lớp 9 nhưng Phúc có cách suy nghĩ chững chạc hơn các bạn đồng trang lứa rất nhiều. Mỗi lần chia sẻ, giọng nói em cất lên trong trẻo, có nét gì đó non nớt của một bé trai đang tuổi dậy thì, nhưng đằng sau đó, chúng tôi cảm nhận được sự bươn chải, nghị lực chịu thương chịu khó và một lòng tốt đáng ngưỡng mộ trong em.
Phúc có suy nghĩ trưởng thành và chững chạc hơn so với những bạn đồng trang lứa do đã sớm “lăn” vào đời kiếm cơm, không còn được ở trong vòng tay cha mẹ.
“Em thì chịu cực lắm, thà cực mà kiếm được nhiều tiền, kiếm nhiều tiền để mình giúp đỡ cho mấy người khổ, khó khăn hơn mình, nhìn người ta ở ngoài đường, không có nhà ở, khó khăn tội lắm” – cậu bé khẳng khái nói về mong muốn được giúp đỡ người khác của mình.
Người ta hay nói rằng nếu một người đang đau chân, thật khó để anh ta nghĩ đến cơn đau của người khác. Ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt, khốn cùng, chẳng dễ để chúng ta để ý đến việc giúp đỡ những người cũng đang cùng khổ. Thế mới thấy suy nghĩ đầy lòng trắc ẩn đến từ một cậu bé phải cơ cực, lam lũ kiếm sống từ khi 11 tuổi lại thật đáng quý đến nhường nào.
Ánh mắt Phúc ánh lên trong sáng và nhân hậu khi em nói về những số phận khó khăn hơn mình.
Vậy là cứ mỗi ngày chiếc xe nghi ngút khói lại được em đẩy ra ngay chung cư Bông Sao, quận 8 để bán bắp kiếm tiền phụ ông bà trang trải cuộc sống. 14 năm không quá dài nhưng lại đủ với Phúc để em nghĩ tới việc có trách nhiệm hơn với người mình yêu thương và cả cộng đồng. Hy vọng em sẽ luôn vui vẻ, lạc quan và đầy nghị lực như vậy.
TP.HCM: Bé trai 9 tuổi bỏ nhà đi vì... "buồn chuyện gia đình"
Theo lời kể của bé trai, vì buồn chuyện gia đình nên bỏ nhà đi "liên quận".
Thông tin từ Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM cho biết mới đây cán bộ Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn phát hiện một vụ việc "dở khóc dở cười" liên quan đến một bé trai 9 tuổi (ngụ quận 3).
Cụ thể, khoảng 19 giờ tối 26/4, trong lúc thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), tổ công tác do thượng uý Lê Tuấn Khanh làm tổ trưởng phát hiện 1 bé trai 9 tuổi đang đi bộ hướng từ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm về vòng xoay Hàng Xanh.
Bé trai được gia đình đón về nhà từ trụ sở Công an phường 15, quận Bình Thạnh
Thời điểm này, cháu bé đi ngược chiều dưới lòng đường giữa làn ô tô và làn đường phân luồng cho xe máy trong khi lượng phương tiện trên đường khá đông.
Nhận thấy cháu bé dễ gặp nguy hiểm, tổ tuần tra đã dừng xe, đưa cháu vào lề đường.
Qua thăm hỏi được biết cháu bé tên T.T.A, do buồn chuyện gia đình nên một mình đến tòa nhà Landmark 81 để chơi.
Sau khi nắm được sự việc, tổ công tác đã báo cáo Ban Chỉ huy đơn vị và dùng mô tô đặc chủng đưa bé trai về Công an phường 15, quận Bình Thạnh để phối hợp liên lạc với gia đình cháu.
Khoảng 45 phút sau, ba mẹ bé trai mang theo các giấy tờ cần thiết đến trụ sở công an để đón cháu về nhà.
Chuyện 2 thầy giáo "gà trống nuôi trẻ vùng cao", dành tâm huyết nửa đời người gieo ước mơ nơi khoảng trời heo hút Điểm trường mầm non thôn Háng Gàng có lẽ là điểm trường đặc biệt nhất nơi vùng cao Trạm Tấu. Ở đó có 2 người cha "gà trống" cần mẫn ngày đêm cắm bản, bám trường mang tri thức cho trẻ vùng cao. Một điều rất đặc biệt ở Háng Gàng, mặc dù là cấp mầm non với đặc thù giáo viên không...