Cắt trộm dây điện tại các vườn thanh long đem bán ve chai
Long An có hơn 12.000 hecta trồng thanh long. Việc thực hiện các vụ thanh long trái mùa, người dân cần phải sử dụng điện thắp bóng đèn để xông đèn cho thanh long ra hoa nghịch mùa.
Bởi vì vậy, hầu hết các vườn thanh long trên địa bàn tỉnh Long An, người dân đều ứng dụng hình thức xông đèn để cây thanh long ra hoa.
Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng trộm cắp dây điện dùng để thắp đèn xông thanh long liên tục xảy ra khiến nhiều nhà nông cảm thấy bất an. Tối 28/4, sau khi kiểm tra một vòng vườn thanh long nhà mình, anh Nguyễn Tấn Sang (SN 1976, ngụ ấp Cầu Đúc, xã An Lục Long, huyện Châu Thành) phát hiện hệ thống dây điện dùng đốt đèn xông thanh long bị cắt. Kiểm tra đến khu vực nhà kho, anh Sang phát hiện 4.500 mét dây trị giá gần 40 triệu bị cắt bỏ vào 9 bao tải đặt tại đây. Nghi ngờ các đối tượng cắt trộm dây điện nhưng chưa kịp đem đi, anh Sang báo vụ việc với Công an xã.
Khám nghiệm hiện trường, thu thập lời khai và rà soát các đối tượng trong xã, đến ngày 30/4, Công an xã phối hợp với Công an huyện Châu Thành nhanh chóng bắt giữ nghi can Nguyễn Văn Sơn (SN 1975, ngụ Châu Thành, Long An). Tại trụ sở Công an, Sơn khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Theo đó, lợi dụng các vườn thanh long rộng, người trông coi ít, Sơn đã một mình thực hiện hành vi cắt trộm dây điện dùng để đốt đèn xông thanh long.
Ngoài vụ cắt trộm dây điện trong vườn nhà anh Sang, Sơn còn khai chỉ trong vòng một tuần đã thực hiện 10 vụ cắt trộm dây điện tại các vườn thanh long trên địa bàn với khoảng 10.000m dây điện đem bán ve chai lấy tiền tiêu xài.
Ngoài các vụ trộm dây điện đốt đèn xông thanh long thì trên địa bàn tỉnh Long An còn xuất hiện tình trạng các đối tượng cắt trộm cáp viễn thông. Trưa 26/4, bà H.T.U (ngụ ấp 3, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ) phát hiện một nhóm người bắc thang trèo lên cột điện cắt dây cáp điện thoại ở cặp đường Hà Văn Sáu nên gọi điện thoại báo Công an xã Quê Mỹ Thạnh.
Nhận được tin báo, Công an xã Quê Mỹ Thạnh phối hợp Công an huyện Tân Trụ bắt quả tang 5 đối tượng đang cắt trộm dây cáp gồm: Lê Văn Cường (SN 1985, ngụ quận 12), Vũ Văn Tùng (SN 1997); Nguyễn Công Lĩnh (SN 1984); Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1997); Hoàng Văn Đức (SN 1994, cùng ngụ Bình Tân, TP Hồ Chí Minh). Tại hiện trường, tổ công tác thu giữ 2 đoạn dây cáp; 2 xe mô tô; 1 xe ba gác và nhiều tang vật khác. 2 đoạn cáp trên có giá trị gần 24 triệu đồng được xác định thuộc nhà mạng Vinaphone.
Video đang HOT
Các đối tượng khai nhận do không có tiền tiêu xài nên rủ nhau đến Long An trộm cáp viễn thông. Để tránh bị nghi ngờ, các đối tượng trang bị quần áo của nhà mạng sau đó leo lên các trụ điện cắt cáp. Nhiều người dân nhầm tưởng các đối tượng này là nhân viên nhà mạng nên không ai nghi ngờ.
Công an tỉnh Long An yêu cầu Công an các huyện, xã, nơi có khu vực trồng thanh long với diện tích lớn cần chủ động tuần tra, xử lý các đối tượng trộm cắp tránh gây thiệt hại cho bà con. Ngoài ra người dân cũng cần chủ đồng phòng chống tội phạm, khi thấy hệ thống điện trên vườn thanh long có dấu hiệu bị tắt, cần kiểm tra ngay, và khi có dấu hiệu bị cắt trộm cần liên hệ với Công an gần nhất để Công an kịp thời xử lý.
Người phụ nữ bụi đời và bốn chú chó sống trên xe ba bánh, rong ruổi Sài Gòn lượm ve chai
Không một người thân, cũng không có bạn bè ở Sài Gòn, chị Nhí chỉ có lũ chó làm bạn, nhưng chị lại yêu cuộc sống tự do tự tại này biết bao.
Chị tên là Nhí, quê ở Long An. Năm nay, chị Nhí đã 42 tuổi nhưng chị không lập gia đình, không con cái. Ở vùng đất hoa lệ Sài thành này, chị cũng không có người thân hay bạn bè.
Chị Nhí trên "ngôi nhà di động" của mình. (Ảnh cắt từ clip)
Khi được hỏi tại sao lại chọn cuộc sống một mình, chị kể lúc trước, chị cũng có mấy mối nhưng chị thấy không ai chung thủy, lo được cho mình, nên chị không quen thêm ai nữa. "Tôi thấy không ai chung thủy với tôi cả. Họ còn chả lo gì cho mình. Ngược lại mình lại phải lo cho họ, nên thôi, tôi ở vậy cho khỏe. Tôi vừa làm đàn ông, vừa làm đàn bà, tự lo cho mình. Cái gì tôi cũng làm được", chị Nhí nói.
Chị cho biết ngày mới bỏ quê lên thành phố, chị cũng xin làm phụ tại quán ăn. Nhưng chủ quán thường xuyên nói nặng, nói nhẹ, chị nghĩ sao mình phải khổ vậy nên quyết không đi làm thuê nữa.
Chị Nhí chọn công việc nhặt ve chai vì thoải mái thời gian, làm bao nhiêu, nhận được bấy nhiêu. (Ảnh cắt từ clip)
Vì muốn sống tự do, không gò bó, làm chủ bản thân, không phải nghe bất cứ ai nói gì về mình nữa, chị Nhí chọn nghề nhặt ve chai. Chị chỉ nghĩ đơn giản lượm ve chai thì lượm bao nhiêu, thì được bấy nhiêu. Mỗi ngày, thu nhập trung bình của chị rơi vào khoảng 100 ngàn đến 200 nghìn đồng. "Cuộc sống của tôi cũng ổn", chị chia sẻ.
Ban ngày, chị Nhí trú tạm tại công viên Văn Lang. Đến tối, người phụ nữ nhỏ thó này lại lái chiếc xe 3 bánh của mình loanh quanh khắp Sài Gòn.
Mới đầu, chị chỉ đủ tiền sắm một chiếc xe đạp ba bánh. Sau này, tích góp được ít tiền, chị "lên đời" gắn máy cho chiếc xe, đổ 50 ngàn tiền xăng là chạy được 2 - 3 bữa.
Chiếc xe ba bánh này vừa là công cụ kiếm sống, vừa là căn nhà của người phụ nữ bụi đời. Chị tự nấu ăn trên chính chiếc xe, đồng thời ngủ luôn trên đó.
Sống một mình trên đường phố nhiều năm nên chị Nhí không còn cảm thấy sợ nữa.
" Mình đi lượm thế này thì mệt đâu ngủ đó, đi tới đâu, ngủ tới đó. Ngủ tùm lum, không cố định chỗ nào", chị Nhí kể. Có nhiều buổi tối, chị thường đi nhặt ve chai đến 11 - 12 giờ khuya mới nghỉ.
Trong chuyến hành trình của mình, chị Nhí có sự đồng hành của 4 chú chó. Chị cho biết, 4 chú chó này là chị được người khác cho. Chúng rất quấn người và tình cảm.
Trước những mối nguy hiểm khi chọn sống bụi đời, chị cho biết trước chị sợ, chứ bây giờ thì không. Chị Nhí nói: " Trước cũng sợ bị ăn hiếp, bị bắt nạt, nhưng do tôi lăn lộn, tiếp xúc nhiều nên giờ không còn sợ nữa. Người ta thấy mình thân gái nên người ta cũng đối xử tốt với mình. Mình cũng đối xử tử tế lại với người ta thôi".
Ngoài ra, những lúc đau bệnh, chị Nhí cũng tự lo cho mình. Chị cũng thừa nhận đôi khi cũng cảm thấy cô đơn nhưng chị vẫn chọn cuộc sống này vì nó khiến chị "thoải mái, không nặng đầu, vui trong lòng".
Trong chuyến hành trình của mình, chị luôn có 4 chú chó bầu bạn. (Ảnh cắt từ clip)
Với số tiền kiếm được, khoảng 2 tháng, chị lại về quê Long An thăm mẹ. Mẹ chị hiện đang ở cùng anh trai. Mỗi lần về, chị không quên biếu mẹ chút tiền chi tiêu.
Thời điểm TP.HCM ở đỉnh dịch, chị cũng theo dòng chảy lao động về quê lánh dịch. Thành phố vừa đỡ dịch, chị lại đòi lên ngay. Khi đó, anh trai và mẹ chị đã ra sức can ngăn không cho chị lên. Nhưng cuối cùng, chị vẫn nhất quyết lên thành phố bằng được. " Dưới quê làm ruộng được bao nhiêu tiền đâu. Con đi lên đó để kiếm tiền", chị Nhí nhớ lại lời mình nói trước khi trở lại thành phố.
Giá cước vận chuyển thanh long sang Trung Quốc tăng gấp 3, hàng chẳng may dính Covid phải hủy, doanh nghiệp bán đất trả nợ Theo các doanh nghiệp kinh doanh thanh long, giá cước vận chuyển container đường biển đã tăng gấp đôi. Điều này khiến nông dân trồng thanh long thua lỗ kéo dài. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết, hiện giá cước "công biển" của thanh long đi Trung Quốc là 200 triệu đồng/công, gấp hơn...