Cắt tóc trong mùa dịch, chàng trai suýt mù mắt vì thợ cắt tóc nhầm lẫn cồn sát khuẩn là chai nước xịt
Do thợ cắt tóc nhầm lẫn chai cồn sát khuẩn là chai nước xịt, nên sau khi xịt ướt tóc mái, chàng sinh viên lập tức có cảm giác bỏng rát ở mắt.
Trong thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành, ai cũng thủ sẵn cho mình một lọ dung dịch sát khuẩn, và thợ cắt tóc cũng không ngoại lệ. Vào lúc 20h, ngày 27/3, một chàng sinh viên sống tại Đài Loan đến tiệm cắt tóc.
Do thợ cắt tóc nhầm lẫn chai cồn sát khuẩn là chai nước xịt, nên sau khi xịt ướt tóc mái, chàng sinh viên lập tức có cảm giác bỏng rát ở mắt. Thợ cắt tóc lập tức xối nước sạch vào mắt của khách để rửa trôi dung dịch sát khuẩn, ngay sau đó, chàng sinh viên lập tức đến bệnh viện kiểm tra mắt.
Chàng sinh viên lập tức đến bệnh viện kiểm tra mắt.
Bác sĩ nhãn khoa Vương Chấn, nhấn mạnh: ‘Nếu dung dịch cồn sát khuẩn bắn vào mắt, bạn cần nhanh chóng xối nước sạch để rửa trôi dung dịch. Trong trường hợp vết thương nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn là thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu vết thương nghiêm trọng, bạn sẽ cần điều trị lâu dài’.
Cho dù là cồn y tế, axit hipoclorơ hoặc chất tẩy, nếu không may dung dịch bắn vào mắt, chúng ta cần xối nước sạch và đến ngay bệnh viện khám. Nếu không dung dịch sát khuẩn sẽ ăn mòn giác mạc, nhẹ thì gây viêm nhiễm, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ làm hỏng giác mạc và dẫn đến mù mắt.
Nhằm tránh trường hợp tương tự lặp lại, hiện tại, tiệm cắt tóc đã viết chữ lên chai để phân biệt giữa chai cồn sát khuẩn và chai nước xịt. Sau sự việc, chàng sinh viên không yêu cầu bồi thường và tiệm cắt tóc cũng tặng thêm cho khách hàng mã giảm giá của tiệm.
Sau sự việc hy hữu, tiệm cắt tóc viết chữ lên chai để phân biệt.
Tú Uyên
Người Sài Gòn ùn ùn đi cắt tóc trước giờ đóng cửa phòng dịch Covid-19
Sau khi TP.HCM có "lệnh" đóng cửa các nhà hàng, tiệm cắt tóc, phòng gym... đến ngày 31.3 để phòng dịch Covid-19, khách ùn ùn kéo đến tiệm cắt tóc, xếp hàng chờ được làm đẹp trước 18 giờ hôm nay 24.3.
Khách hàng ùn ùn kéo đến cắt tóc, tiệm tóc ưu tiên nhận những khách đã đặt lịch trước, khách mới phải chờ đợi khá lâu
Khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi "lệnh" đóng cửa nhà hàng, tiệm tóc, cơ sở làm đẹp, phòng gym... có hiệu lực (18 giờ ngày 24.3), tại một tiệm cắt tóc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM), rất đông người xếp hàng ngồi đợi để đến lượt cắt tóc. Phía bên ngoài, khách vẫn tiếp tục kéo đến khiến quản lý tại đây lúng túng.
Khách đổ xô đến tiệm tóc trước giờ đóng cửa - Lê Nam
Anh Hoàng Văn Sơn, nhân viên cắt tóc tất bật làm việc vì khối lượng công việc tăng gấp đôi chỉ trong vài tiếng đồng hồ. "So với ngày trước thì lượng khách tăng đột biến. Em nghĩ do quyết định mới của thành phố. Lệnh đóng cửa là để ngăn dịch Covid-19 không lây lan".
Anh Hoàng Văn Sơn, nhân viên cắt tóc tất bật làm việc trước giờ đóng cửa - Lê Nam
"So với những ngày trước, lượng khách tăng khoảng 50%. Những ngày bình thường đến giờ này em cắt khoảng 4 - 5 người thôi", Sơn vừa làm vừa trao đổi.
Những ngày trước khi có "lệnh" đóng cửa, tiệm tóc này đã ít khách hơn hẳn do mọi người chủ động phòng dịch Covid-19, tránh đi lại nhiều. Anh Sơn cho biết thu nhập của anh giảm đi đáng kể: "Trước đây mỗi tháng có thể kiếm được 10 triệu nhưng bây giờ chỉ còn 3 - 5 triệu thôi".
Khách ngồi chờ kín tiệm tóc lúc 17 giờ ngày 24.3 - Lê Nam
Đầu giờ chiều ngày 24.3, khi vừa nghe tin công văn khẩn của UBND TP.HCM yêu cầu đóng cửa các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phòng gym, cơ sở làm đẹp... trên địa bàn thành phố, anh Nguyễn Anh Tuấn (ngụ Q7) tức tốc xin về sớm để đi... cắt tóc.
"Mình ở quận 7 nhưng rất hay cắt tại đây vì gần công ty. Chờ cũng được 30 phút rồi, đúng là tiệm đông hơn hẳn các ngày trước. Chắc tại sắp đến giờ đóng cửa nên mọi người tranh thủ đi cắt giống mình", anh Tuấn cho biết.
Anh Nguyễn Anh Tuấn tức tốc đến tiệm tóc khi vừa nghe tin về "lệnh" đóng cửa - Lê Nam
Được hỏi về công văn này, anh Anh Tuấn cho biết: "Theo mình thì phải chấp hành thôi, tất cả vì sức khỏe của cộng đồng. Chỉ lo mấy hộ kinh doanh bị ảnh hưởng. Nhưng vì tình hình dịch bệnh này, mình nghĩ mọi người nên tuân thủ".
Khi chỉ còn chưa đầy nửa tiếng là đến giờ đóng cửa, chị Thùy Trang - quản lý tiệm vừa làm, vừa lo lắng vì còn nhiều khách vẫn chưa đến lượt.
Chị Thùy Trang, quản lý tiệm vừa làm, vừa lo lắng vì còn nhiều khách chờ - Lê Nam
"Đông đột biến luôn anh ạ. Các bạn nhân viên phải liên tục làm việc luân phiên vì khách vào ngồi tỏa hết cả salon, có khi không có ghế để ngồi luôn. Bây giờ mọi người đang rất gấp gáp để phục vụ cho khách, sợ trễ giờ bên công văn gửi xuống, thật sự đến 6 giờ không biết có kịp không... ", Trang nói thêm. "Đóng cửa cũng sợ mất khách, nhưng em nghĩ việc này hợp lý vì sức khỏe chung của cả bản thân em, nhân viên và khách hàng. Bây giờ chỉ biết hy vọng dịch bệnh này sớm qua nhanh để bên em còn có cơ hội phục vụ cho khách".
Theo công văn mới, tất cả các địa điểm làm đẹp, hớt tóc, gội đầu... phải đóng cửa từ nay đến hết tháng 3 - Lê Nam
17 giờ 45 phút, lực lượng chức năng đến nhắc nhở về "lệnh"đóng cửa. Quản lý buộc phải từ chối khách mới đến. Phía bên trong, nhân viên khẩn trương để hoàn thành nốt phần công việc còn lại trong ngày.
Các nhân viên tất bật làm việc trong ngày mở cửa cuối cùng của tháng 3 - Lê Nam
Đến lượt cắt nhưng thiếu nhân viên, khách vẫn phải đợi - Lê Nam
17 giờ 30 phút, không khí làm việc vô cùng hối hả - Lê Nam
Quầy tính tiền đông khách - Lê Nam
Phía bên ngoài, nhân viên giữ xe làm việc không ngừng - Lê Nam
Một khách hàng kiên nhẫn chờ đợi khi lệnh đóng cửa chỉ còn khoảng 30 phút - Lê Nam
17 giờ 45 phút, lực lượng chức năng đã có mặt để nhắc nhở tiệm đóng cửa - Lê Nam
Khách hàng này dù có đặt lịch hẹn từ nhiều ngày trước nhưng tiệm tóc buộc phải từ chối phục vụ vì đến giờ đóng cửa - Lê Nam
Phòng dịch COVID-19: Tại sao không nên làm tóc ở tiệm trong mùa dịch? Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí và trường học đều đã đóng cửa. Các sự kiện lớn bị hoãn lại, và hầu hết mọi người đều phải giữ khoảng cách để giảm thiểu sự lây lan của COVID-19. Các nhà làm tóc phải gần gũi với khách hàng, và thường có nhiều người ra vào tiệm bất kỳ lúc nào,...