Cắt toàn bộ lưỡi bệnh nhân 72 tuổi để chữa trị ung thư
Bệnh nhân được xác định mắc ung thư lưỡi sau thời gian biểu hiện đau rát, luôn có cảm giác như bị xương cá đâm vào vùng lưỡi. Được biết, người bệnh có tiền sử hút thuốc lá.
Người nhà bệnh nhân cho biết, ông có tiền sử hút thuốc lá. Nhiều tháng trước, ông có biểu hiện đau ở vùng lưỡi, luôn có cảm giác như bị xương cá đâm vào, tuy nhiên, bệnh nhân không đến bệnh viện thăm khám. Thời điểm đến bệnh viện kiểm tra, lưỡi bệnh nhân đã bị loét một vùng rộng, rỉ máu, cơ thể sụt cân nhanh…
Nam bệnh nhân 72 tuổi đã được bệnh viện tuyến địa phương chuyển đến BV Ung Bướu TP HCM với chẩn đoán là bị ung thư lưỡi.
Để điều trị triệt căn ung thư, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi.
Kết quả thăm khám tại bệnh viện cho thấy người bệnh bị ung thư lưỡi với khối u lớn, tế bào ung thư đã lan vào hạch bạch huyết.
Để điều trị triệt căn ung thư, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ lưỡi và thanh quản (dù ung thư không lan đến cơ quan này) để tránh nguy cơ bệnh nhân bị sặc vào đường thở. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được tiến hành hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư.
Phẫu thuật thành công nhưng ông lại bị mất lưỡi hoàn toàn, dẫn tới thường xuyên bị sặc khi ăn và mất khả năng ngôn ngữ. Do vậy, các bác sĩ khoa Ngoại Đầu cổ – Hàm mặt, BV Ung Bướu TP HCM đã quyết định thực hiện phương pháp vạt cơ vùng đùi tái tạo lưỡi cho người bệnh. Sau khi được tái tạo lưỡi thành công, nam bệnh nhân đã ăn uống dễ dàng hơn, phát âm tương đối rõ giúp người nghe có thể hiểu được.
Theo các bác sĩ, ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính rất nguy hiểm thường gặp ở vùng miệng – lưỡi. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ bị người bệnh bỏ sót. Chỉ khi bệnh đã diễn tiến nặng thì các triệu chứng mới rầm rộ. Do đó, bệnh nhân ung thư lưỡi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Nguyên nhân dẫn tới ung thư lưỡi vẫn chưa được bất kì tài liệu khoa học nào xác định cụ thể, tuy nhiên một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư lưỡi thường gặp trên các bệnh nhân có thể kể đến như: hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nhai trầu, vệ sinh răng miệng kém, thiếu các vitamin A, D, E, thiếu sắt… hoặc các vi sinh vật có hại như virus HPV gây viêm dẫn tới phát sinh ung thư lưỡi.
Video đang HOT
Cậu bé 7 tuổi mắc ung thư dạ dày, mẹ ân hận vì cho con ăn nhiều món độc hại này
Thấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp.
Người xưa có câu "bệnh tật từ miệng mà ra", đến nay câu nói đó ngẫm lại vẫn thấy đúng. Từ trước đến nay, đã có biết bao trường hợp nhập viện, mắc bệnh nghiêm trọng vì ăn uống thiếu khoa học.
Tại Trung Quốc, trong danh sách xếp hạng "10 bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất" thì 3 loại ung thư là ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày xếp đầu tiên. Đáng nói, bệnh ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa và trẻ em cũng có thể là nạn nhân.
Mới đây, tờ QQ đưa tin về một cậu bé tên là Chen Chen, 7 tuổi ở Trung Quốc bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Chen Chen vốn là một bé trai hoạt bát, hồn nhiên. Đáng lẽ ở độ tuổi này, bé phải được học hành, vui chơi thế nhưng hiện giờ lại chỉ nằm bất động trên giường bệnh, đau đớn đón nhận những lần xạ trị.
Cậu bé tên là Chen Chen, 7 tuổi ở Trung Quốc bị chẩn đoán ung thư dạ dày.
Cách đây không lâu, Chen Chen sáng nào ngủ dậy cũng bị tiêu chảy, nôn mửa. Mẹ cậu bé nghĩ tiêu chảy nhẹ nên đã đi mua thuốc cho con. Thế nhưng một tuần sau khi dùng thuốc, tình trạng của Chenchen vẫn không cải thiện. Thay vào đó, bé bắt đầu bị đau bụng và sụt cân rất nhanh.
Thấy tình trạng ngày càng nặng, bố mẹ vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Kết quả khám bệnh khiến cả gia đình vô cùng suy sụp: Chenchen mới 7 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bệnh hiện đã ở giai đoạn nặng.
Bác sĩ điều trị cho biết, ung thư dạ dày của Chenchen phần lớn liên quan đến thói quen ăn uống.
Hóa ra Chenchen cũng như những đứa trẻ khác, rất thích ăn đồ chiên. Vì chiều chuộng con nên mẹ cậu hầu như ngày nào cũng làm đồ chiên rán cho con ăn. Bà mẹ không ngờ thói quen này lại đẩy con đến với căn bệnh nguy hiểm.
Vì chiều chuộng con nên mẹ cậu hầu như ngày nào cũng làm đồ chiên rán cho con ăn.
Thực tế, đã có nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên sử dụng các loại đồ chiên rán có tỉ lệ ung thư cao hơn nhiều lần so với những người không sử dụng, bởi ngoài vấn đề chất lượng thực phẩm thì đồ chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ biến chất, tăng nguy cơ gây bệnh.
Những thói quen nấu nướng này tương đương với việc nuôi dưỡng tế bào ung thư
"Đừng mua đồ ăn bên ngoài vì nó không sạch, nên tự nấu ở nhà cho đảm bảo và yên tâm" - nhiều người vẫn tự nhắc nhau như vậy. Điều này không sai, bởi xét về nguyên liệu và mức độ vệ sinh thì việc tự nấu ăn chắc chắn là an toàn hơn. Tuy nhiên, không phải cứ nấu ở nhà là có thể an tâm hoàn toàn bởi một số thói quen của chúng ta có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Đó là gì?
1. Dầu ăn sử dụng nhiều lần
Không có vấn đề gì khi chúng ta sử dụng dầu ăn trong một hoặc hai lần, nhưng nếu chúng được sử dụng quá nhiều, các chất gây ung thư như malondialdehyde và benzopyrene sẽ được tạo ra. Đặc biệt là chứa benzopyrene, đây là chất gây ung thư hạng nhất được WHO công nhận.
2. Ăn quá nhiều muối
Thói quen ăn quá nhiều muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Không những vậy, ăn quá nhiều muối còn có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Không bật máy hút mùi khi nấu nướng
Nhắc đến bệnh ung thư phổi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thói quen hút thuốc nhưng sự thật là khói bếp cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Khói bếp đã được WHO liệt vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ.
Khói dầu ăn, khói bếp đã được chứng minh có thể gây tổn thương DNA và có nguy cơ ung thư. Tiếp xúc với khói dầu nhiều, con người có thể có nguy cơ bị ung thư phổi và ung thư vòm họng...
4. Sử dụng cùng một chiếc thớt cho thức ăn sống và chín
Hầu hết các gia đình chỉ có một chiếc thớt, dù ăn sống hay nấu chín thì họ cũng chỉ sử dụng loại thớt này. Khi bạn cắt thức ăn sống trên thớt, vi khuẩn trong thức ăn có thể đã bị sót lại trên thớt. Nếu bạn cắt thức ăn chín vào lúc này, thức ăn đã nấu chín đương nhiên sẽ bị nhiễm khuẩn, làm tăng nguy cơ ngộ độc, ung thư đường ruột.
5. Hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần
Đồ ăn nếu hâm nóng quá nhiều lần sẽ khiến thực phẩm bị biến chất. Lúc này, chất carbohydrates sẽ kết hợp với chất béo tạo ra một hợp chất gây ung thư. Đặc biệt, hành động chiên đi chiên lại rau hay thịt nhiều lần khiến một số thành phần bị biến chất trở thành chất độc. Nếu vẫn muốn ăn đồ chiên rán khi không cưỡng lại mùi vị giòn ngon của nó, bạn hãy sử dụng nồi chiên không dầu.
Nguyên nhân không ngờ khiến cô gái 24 tuổi đã mắc ung thư cổ tử cung Các bác sĩ BV Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh đã cân não suốt 4 giờ phẫu thuật để giữ lại cơ hội làm mẹ cho cô gái 24 tuổi bị ung thư cổ tử cung. Ca nội soi cắt ung thư cổ tử cung tại BV Ung bướu TP.HCM BSCKII. Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, BV Ung bướu TP.HCM cùng...