Cát tặc lại “oanh tạc” trên sông Luộc
Nhiều tháng nay, dòng sông Luộc tại địa phận giáp danh 3 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nam ngày đêm quằn quại bởi nạn cát tặc “moi ruột”. PV Dân trí vừa có cuộc đột kích để tận mắt chứng kiến cảnh cát tặc hoành hành trên sông.
Nhức nhối vấn nạn cát tặc
Thời gian gần đây, dòng sông Luộc như bị “chao đảo” bởi sức quậy phá của “cát tặc”. Đủ loại phương tiện từ có biển hiệu đến tàu không số, ngang nhiên bủa vây tại ngã 3 sông giáp danh 3 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam để hút cát trái phép.
Từ 4 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình xâm nhập lên sông đến khu vực “cát tặc” sử dụng tàu thuyền hút cát trái phép trên sông Luộc. Chủ thuyền dẫn đoàn là “thổ công” vùng sông nước địa phương cho biết, các tàu thuyền thường khai thác cát trái phép vào khoảng 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Việc khai thác diễn ra rất ngang nhiên mà không hề thấy sự có mặt kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng tỉnh Hưng Yên cũng như lực lượng công an địa phương.
Để áp sát, tiếp cận được những chiếc tàu hút cát đang luồn “vòi rồng”xuống lòng sông hút cát, chúng tôi phải cải trang như người địa phương để tránh bị phát hiện.
Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến, dọc theo cả một khúc sông dài là la liệt những con thuyền lớn nhỏ với đầy đủ các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai thác cát.
Đúng vào lúc rạng sáng, cả đội tàu thuyền lừ lừ tiến vào vùng khaithác chuẩn bị “ăn hàng”. Khi những chiếc “vòi rồng” đồng loạt thúc vào hai bên bờ sông, từng khối đất lở ầm ầm rơi xuống sông. Bên cạnh đội tàu hút cát, đội “chim lợn” trên những chiếc thuyền nhỏ như những vệ tinh chốc chốc bấm điện thoại gọi í ới thông tin cho chủ tàu.
Video đang HOT
Những tàu hút cát ngang nhiên “ oanh tạc” trên sông Luộc.
Theo người chỉ đường, đây là địa phận giáp danh 3 tỉnh nên các đốitượng thường lợi dụng để trốn tránh các cơ quan chức năng. Khoảng cách giáp danh khá ngắn nên cát tặc tẩu thoát khá dễ dàng. Việc khai thác cũng diễn ra khá nhanh, chỉ cần một tiếng đồng hồ là có thể hút với số lượng lên đến hàng trăm khối cát.
Một người dân sinh sống bằng nghề sồng nước trên sông cho hay, do đợt này phía cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình ra quân làm mạnh nên “cát tặc” dạt về phía sông thuộc địa phận Hưng Yên để khai thác. Chứng kiến trên sông, chúng tôi thấy đến cả chục con tàu thi nhau nhả vòi xuống lòng sông và hì hục hút cát.
Áp sát con tàu số hiệu HY 0564, chúng tôi chứng kiến đội quân “cát tặc” không chỉ có đàn ông mà những phụ nữ cũng “tham chiến”. Hệ thống vòi rồng đang ngoặm thẳng xuống dòng Luộc moi từng khối cát đen. Đặc biệt tàu HY 05 với những cỗ máy khổng lồ thả vòi rồng ngay xuống sát bờ sông.
Đến khoảng hơn 7h sáng, hầu hết các con tàu hút cát đã “ăn no” cát, bắt đầu nhổ neo. Một số vẫn cố nán lại “ăn” tiếp cho đủ hàng. Trong suốt quãng thời gian, rất nhiều tàu của ” cát tặc” thi nhau “moi ruột” lòng sông Luộc bằng những thiết bị máy móc ầm ào mà chúng tôi không hề thấy có bóng dang của lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát.
Chính quyền địa phương: Tiền hậu bất nhất?
Hệ lụy của nạn “cát tặc” này là nhiều diện tích hoa màu của người dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng vì tình trạng sạt lở 2 bờ sông. Tuy nhiên, do việc phối hợp liên ngành ngăn chặn “cát tặc” giữa các tỉnh còn nhiều khó khăn nên đoạn sông Luộc này rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Theo điều tra của phóng viên, địa bàn cát tặc xâm chiếm trên sông Luộc (tại thời điểm ghi hình, sáng 11/07/2011) thuộc xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Tuy nhiên, lãnh đạo các ban ngành huyện Tiên Lữ lại chối quanh chuyện “cát tặc” hoành hoành.
Ông Đỗ Mạnh Trung – Hạt trưởng hạt Quản lý đê điều huyện Tiên Lữ (thuộc Chi cục Quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên) lại biện minh là không có tình trạng khai thác cát trên địa bàn sông Luộc thuộc huyện Tiên Lữ vì khu vực này chưa được tỉnh cấp phép. Ông Trung cũng thừa nhận, việc khai thác cát trái phép ngày trước đã từng xảy ra. Tuy nhiên, do mấy năm nay không có lũ nên sông không… còn cát. Nếu có tình trạng khai thác trái phép cũng rất khó vì là khu vực ngã 3 sông thuộc 3 tỉnh.
Bờ sông sụt lở do nạn cát tặc hoành hành.
Trong khi đó, ông Đoàn Thế Bào – Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lữ – cho biết, việc khai thác cát chỉ diễn ra ở 1 số xã trên địa bàn huyện như xã Tân Hưng, Thiện Phiến, Hải Triều, Cương Chính… Ban thường vụ huyện uỷ đã có ý kiến chỉ đạo xuống UBND huyện, giao cho thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc khai thác cát trên địa bàn huyện. Đây là khu vực chưa được cơ quan cấp phép khai thác cát.
Cho biết về tình trạng mất cắp tài nguyên cát tại địa phương, ông Vũ Hồng Thái – Chánh thanh tra huyện Tiên Lữ – thừa nhận, “cát tặc” thường ra quân hoạt động khai thác trái phép vào ban đêm. Trước đây, “cát tặc” ngang nhiên hút trộm công khai khi sử dụng ống hút dưới chân đê thuộc khu vực xã Thiện Phiến đi ngã ba sông xã Tân Hưng. Ông Thái cũng cho rằng, trên địa bàn hiện không còn tình trạng “cát tặc” mà là do các tàu thuyền “cát tặc” nơi khác trung chuyển qua địa bàn mà thôi(?!).
Theo ghi nhận của PVDân trí có được, khu vực “cát tặc” đang hoànhhành trên sông Luộc thuộc địa bàn quản lý của cơ quan chức năng tình Hưng Yên. Tuy nhiên, nguồn tin của Dân trí thu nhận được thì để tình trạng “cát tặc” ngang nhiên hoành hành trên sông, các chủ tàu khai thác trái phép đã có sự “chống lưng” đằng sau của một cán bộ trong ngành công an địa phương.
Đề nghị cơ quan chức năng liên quan nhanh chóng vào cuộc làm rõ để dẹp bỏ tình trạng “cát tặc” lại hoành hành trên sông Luộc như phản ảnh của PV Dân trí nêu trên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hiểm họa khai thác cát gần chân cầu Mỹ Thuận
Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng như người dân cặp các tuyến sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng khai thác cát, tuy nhiên, càng phản ánh thì diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Nguy hiểm nhất vẫn là việc các sà lan khai thác cát gần chân cầu Mỹ Thuận.
Khai thác cát gần chân cầu Mỹ Thuận
Nhiều sà lan khai thác cát sông gần cầu Mỹ Thuận. Ảnh: H.H
Ngay dưới chân cầu Mỹ Thuận nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang có mỏ cát lớn ước đến 14 triệu mét khối. Mỏ cát này do hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang quản lý. Mặc dù ngành chức năng đã cấm khai thác cát trong khu vực cách chân cầu 1,3km để đảm bảo an toàn cho cầu, nhưng thực tế vẫn có nhiều sà lan không chấp hành quy định này.
Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, vào ban đêm nhiều sà lan còn tiến gần chân cầu hơn nữa để khai thác cát và khai thác trong suốt thời gian qua. Mỗi năm, thanh tra sở TNMT hai tỉnh phát hiện và xử lý khoảng 30 trường hợp sà lan vi phạm địa điểm khai thác cát trong khu vực cầu. Song do lực lượng chuyên ngành còn quá mỏng, việc lập biên bản xử phạt chủ yếu là nhắc nhở chứ chưa có tính răn đe nên các chủ phương tiện vẫn cố tình vi phạm. Việc khai thác cát trong khu vực cầu Mỹ Thuận không chỉ ảnh hưởng đến việc bảo vệ công trình cầu Mỹ Thuận mà còn làm sạt lở nghiêm trọng đôi bờ sông Tiền nơi đây.
Nhà đất nằm bên miệng "hà bá"
Liên tục nhiều ngày qua, gia đình bà Nguyễn Thị Nhành (ấp An Hòa, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) mất ăn mất ngủ vì sạt lở sắp ngậm nuốt căn nhà của gia đình. Đứng ở đầu cồn An Bình, chỉ tay về hướng cầu Mỹ Thuận, bà Nhành than thở: "Cây nhãn cổ thụ của tôi đã bị cuốn trôi ra sông hồi tháng trước, mà nay sạt lở đã ăn sát nhà tôi thế này. Căn nhà này nay mai chắc cũng trôi theo cây nhãn đó thôi".
Gia đình bà Nhành có trên 4.000m2 đất vườn trồng nhãn, chỉ có vài năm khai thác cát nơi đây, sạt lở đã nuốt hơn 3.000m2 đất của bà, nay chỉ còn khoảng 600m2. "Chỉ vì mấy sà lan khai thác cát này mà hàng chục người dân ở đầu cồn An Bình đã điêu đứng. Ban đêm, họ cho sà lan cặp sát vào bờ để tranh thủ khai thác cát làm sạt lở bờ sông. Mỗi lần tiếp xúc cử tri, bà con chúng tôi đều phản ánh, nhưng rồi cũng như không..." - bà Nhành nói.
Không chỉ có bà Nhành mà ở khu vực này nhiều hộ dân khác cũng bị tiêu tan tài sản vì nạn khai thác cát gần bờ. Ao nuôi cá của bà Trần Thị Ngàn thuộc ấp An Thới, xã An Bình đã bị sạt lở mất cả đê bao từ vài tháng trước. Giờ thì hai cái ao với diện tích gần 10.000m2 đã trở thành sông. Bà Ngàn cho biết: "Chỉ trong một đêm, cả một đoạn bờ kè đã bị biến mất vì sạt lở. Cây trái trồng trên bờ bao cũng tiêu luôn. Bây giờ không canh tác, không nuôi trồng gì được hết. Nó ảnh hưởng tới đất ở trong, tới nhà luôn, rồi mình phải đắp bờ ngăn nước nữa. Thiệt hại nhiều lắm".
Tại khu vực này hiện có 42 hộ dân với khoảng 60 ao nuôi cá điêu hồng. Tính đến nay đã có 5 ao lở hoàn toàn như ao của bà Ngàn. Đoạn đê do ông Phan Hùng Tiến bỏ tiền ra xây dựng, đã bốn lần dời đê với chi phí cả trăm triệu, nhưng hiện tại, sạt lở cũng đã tới chân đê. Ông Lê Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã An Bình - xác nhận hoạt động khai thác cát là nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông.
Vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có văn bản yêu cầu Sở TNMT phối hợp với UBND huyện Long Hồ và TP.Vĩnh Long kiểm tra, xử lý dứt điểm nạn khai thác cát sông trong khu vực hành lang bảo vệ cầu Mỹ Thuận nhằm hạn chế sạt lở bờ sông, ổn định cuộc sống người dân.
Theo Lao Động
Cát tặc "tấn công" Thủ đô Gần 1km đường sông chảy qua ba xã thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) bị vài chục tàu hút cát ngày đêm hoành hành. Hàng ngàn m3 đất bồi bãi bị sụt lở, tuy nhiên, mối nguy hiểm cận kề hơn cả, đó là đê trọng yếu sông Đuống bị đe dọa nghiêm trọng. Cát tặc bủa vây Thủ đô Sông Đuống chảy...