“Cát tặc” băm nát dòng Lô giang
Được tỉnh “ bật đèn xanh” cho khai thác cát, dù chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cần thiết, doanh nghiệp Tân Hà vẫn ngang nhiên “băm nát” khúc sông Lô nơi mà chỉ trước đó, đoạn đê bảo vệ hoa màu cũng như nhà cửa của người dân đã được “báo động đỏ”.
Trắng đêm cùng “cát tặc”
Nhiều ngày qua, người dân thôn 4, thôn 5 xã Sầm Dương (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) phải “chiến đấu” với “cát tặc” để cố gắng giữ cho đất ở bãi bồi ven sông Lô khỏi trôi theo đoàn tàu cuốc ngày đêm miệt mài hút cát. Theo những người dân Sầm Dương, bãi bồi phì nhiêu, uốn lượn quanh sông Lô từng nuôi sống bao đời người dân nơi đây ngày càng biến dạng bởi phi đội tàu cuốc khai thác cát.
Tàu hút cát chen chúc trên sông Lô.
Mỗi khi chiếc cần cẩu của tàu cuốc thọc sâu vào sát bờ là hàng trăm khối “đất vàng” của người dân lại đổ xuống sông. Xót xa, người dân kéo nhau ra xua đuổi. Nhà nhà cử người ra giữ đất, nếu phát hiện thấy tàu cuốc ghé sát gần bờ thì lập tức đánh kẻng báo động. Hễ nghe tiếng kẻng báo động, bất kể ngày hay đêm, toàn bộ dân lại chạy ùa ra bãi sông.
Ban đầu, họ dùng đất, đá ném thẳng xuống tàu. Thấy người dân làm dữ, chủ tàu lại ngừng khai thác, cho tàu lùi ra giữa sông. Thế nhưng, khi người dân về, mọi chuyện lại đâu vào đấy. Thuyền cuốc lại tiến sát bờ, ngoạm sâu vào khu vực không được phép khai thác. Bức xúc vì miếng cơm manh áo của mình trôi hết xuống sông, người dân chỉ biết kiến nghị lên thôn, lên xã.
Theo ông Hà Đình Hùng, trưởng thôn Đồng Tâm (thôn 5, xã Sầm Dương), đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông. Những năm gần đây, đất canh tác dần dần bị thu hẹp. Một phần là do nhu cầu xây dựng nhà ở, trường học, trạm xá. Một phần, diện tích các bãi bồi phì nhiêu ven sông Lô thì bị cuốn trôi xuống sông.
Bãi bồi bị sạt lở nghiêm trọng.
Cũng theo ông Hùng, thời gian gần đây, một công ty được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát tại lòng sông Lô và khu vực bãi soi. Ban ngày, hàng chục chiếc tàu cuốc thi nhau múc cát ở lòng sông; đêm đến, nếu không có dân canh chừng thì đoàn tàu vào tận bờ múc cát. Lòng sông Lô dường như trở nên chật hẹp bởi sự có mặt của những chiếc tàu khai thác, chở cát. Những chiếc cần cẩu của tàu cuốc như những chiếc vòi bạch tuộc khổng lồ, vươn dài, thọc sát bờ sông.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chân đê sông Lô gần đây xuất hiện nhiều vết nứt tại địa phận thôn Lương Thiện, Thái Thịnh và Hưng Thịnh. Những vết nứt này bắt đầu xuất hiện từ tháng 5/2010 và gần đây càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, theo thống kê của UBND xã Sầm Dương, trên diện tích đất bãi soi ven sông Lô của 44 hộ dân còn xuất hiện tình trạng sạt lở với tổng diện tích đất canh tác bị sạt lở là 9.265 m2.
“Bật đèn xanh” cho “sân sau” của lãnh đạo?
Trước những diễn biến phức tạp trên, ngày 19/5/2010, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có văn bản số 1024/UBND-NLN chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và đề ra phương án đảm bảo an toàn cho đê đoạn qua xã Sầm Dương. Chính quyền xã Sầm Dương cũng từng có văn bản yêu cầu tạm dừng việc khai thác cát sỏi trên sông Lô để điều tra nguyên nhân lún, nứt đê.
Người dân Sầm Dương tụ tập để “đuổi” tàu cuốc ra xa bờ.
Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì mà ngày 27/1/2014, ông Phạm Minh Huấn – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang (vừa được bổ nhiệm sang làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang) lại cấp “Giấy phép khai thác khoáng sản” cho Công ty cổ phần khoáng sản Tân Hà (Cty Tân Hà).
Theo giấy phép khai thác trên, giai đoạn 1, Cty Tân Hà được phép khai thác cát, sỏi bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ cát, sỏi lòng sông Lô ở khu vực bãi soi Dù Dì (xã Sầm Dương, huyện Sơn Dương). Đây chính là vị trí mà UBND tỉnh Tuyên Quang hiện đang “tạm đình chỉ” việc khai thác cát của một doanh nghiệp khác để lập đoàn kiểm tra khi xuất hiện vết nứt, sạt lở chân đê.
Trong văn bản số 592/SNN-TL ngày 1/4/2013, Sở NN&PTNT Tuyên Quang cảnh báo: “Vị trí khu vực dự kiến xin thăm dò khai thác cát sỏi trên sông Lô thuộc địa bàn xã Sầm Dương nằm trong khu vực có tuyến đê dài 4,87km, bảo vệ cho 158 ha đất sản xuất nông nghiệp và trên 1.970 nhân khẩu. Năm 2010, tại khu vực này đã xảy ra sạt lở bờ sông và hình thành vết nứt dọc chân đê.”.
Tàu hút cát nhan nhản ngay trên khu vực được cắm biển cấm hút cát.
Vậy mà, “phớt lờ” cảnh báo trên, UBND tỉnh Tuyên Quang vẫn cấp phép cho Cty Tân Hà khai thác cát ở chính khúc sông này. Đáng chú ý, “Giấy phép khai thác khoáng sản” được cấp cho Cty Tân Hà lại không hề nhắc đến việc Cty Tân Hà phải hoàn thành hợp đồng thuê đất trước khi tiến hành khai thác.
Ngày 19/3, làm việc với cơ quan báo chí, ông Hoàng Văn An – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang – khẳng định, “hiện tại Cty Tân Hà vẫn chưa được phép khai thác vì chưa hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật”, cụ thể là chưa có hợp đồng thuê đất.
Tuy nhiên, ngày 8/4, tại buổi làm việc với PV Dân trí, ông Nguyễn Sơn Lâm – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Tuyên Quang – lại cho biết, Cty Tân Hà đã có Hợp đồng thuê đất với Sở TN&MT! Dư luận nghi ngờ chính quyền tỉnh Tuyên Quang “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp Tân Hà “bức tử” dòng sông Lô, phó mặc sinh mệnh của đê sông Lô.
Được biết, Cty Tân Hà mới “ra đời” đầu tháng 3/2013 với ngành nghề kinh doanh duy nhất là “Khai thác cát sỏi”. Trong số 4 cổ đông của công ty này, một cổ đông nắm 23% cổ phần là vợ của một lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.
Tố Linh
Theo Dantri
Truy tố điều tra viên trong vụ án Năm Cam
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố bị can đối với ông Nguyễn Tuyến Dũng (trú tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) về "hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ".
Ông Dũng trước đó nguyên là điều tra viên cao cấp Cơ quan CSĐT CA tỉnh Tiền Giang và là điều tra viên chuyên án Năm Cam.
Cùng liên quan đến vụ án này còn có ông Nguyễn Văn Nên (nguyên phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang) cũng bị VKSND Tối cao truy tố về hành vi trên. Nhưng hiện nay ông Nên đang được tạm thời đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can để xử lí sau do ông Nên đang phải điểu trị bệnh tâm thần.
Theo tài liệu điều tra, năm 2002, hai ông Nguyễn Văn Nên và ông Nguyễn Tuyến Dũng được Bộ CA điều động tham gia chuyên án Z.501 điều tra băng nhóm tội phạm do Trương Văn Cam (tức Năm Cam) cầm đầu.
Khi chuyên án kết thúc, Cơ quan CSĐT Bộ CA tiếp tục điều tra một số vụ án có dấu hiệu liên quan đến các băng nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có vụ án "gây rối trật tự công cộng" xảy ra tại Công ty gas Bình Dương (trụ sở tại Khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương do Công ty cổ phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư) được khởi tố ngày 3/4/2003. Vụ án này, ông Nên và ông Dũng cùng tham gia điều tra.
Ngày 29/4/2003, ông Nên ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, và ông Phạm Văn Hướng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Hưng Thịnh, về hành vi "gây rối trật tự công cộng" xảy ra từ năm 2000 tại Khu công nghiệp Đồng An.
Theo tài liệu điều tra, lợi dụng việc tham gia điều tra vụ án này, ông Nên và ông Dũng đã giải quyết tranh chấp dân sự giữa vợ chồng ông bà Huỳnh Thị Thu, Nguyễn Văn Cư (trú tại TPHCM) và Công ty cổ phần Hưng Thịnh trong khi vụ tranh chấp này đang được TAND huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) thụ lý giải quyết.
Viện KSND tối cao xác định ông Nên và ông Dũng biết tranh chấp này là tranh chấp dân sự đã được khởi kiện theo thủ tục dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an, không liên quan đến vụ án "gây rối trật tự công cộng" nhưng vẫn giải quyết vụ việc này.
Trong vụ án này, Viện KSND tối cao còn xác định khi Bùi Mạnh Lân bị bắt tạm giam, ban chuyên án nhận được tin báo về việc phạm nhân Liên Khui Thìn (bị can trong vụ Epco - Minh Phụng) tố cáo ông Lân có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 50-60 tỉ đồng của Công ty Epco.
Sau đó, ông Nên và ông Dũng "ép" ông Bùi Mạnh Lân khai nhận có chiếm đoạt của Liên Khui Thìn khoảng 8 tỉ đồng và "bảo" ông Lân bán nhà riêng tại TP.HCM với mục đích chi trả.
Chịu áp lực của ông Nên và ông Dũng, ông Lân đã phải khai nhận hành vi phạm tội chiếm đoạt hơn 8 tỉ đồng của Liên Khui Thìn. Sau đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định Liên Khui Thìn nhầm lẫn và không có chuyện Bùi Mạnh Lân chiếm đoạt tiền.
Viện KSND tối cao cũng làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án "gây rối trật tự công cộng", ông Nguyễn Văn Nên đã ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, Phạm Văn Hướng, Đỗ Cao Bằng cùng một số người khác trái thẩm quyền và để kéo dài thời gian tạm giam thêm từ 5-26 ngày đối với mỗi người.
Cơ quan tố tụng xác định Hành vi trên của ông Lân có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự, nhưng do thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết nên cơ quan điều tra không xem xét hành vi này.
Hồng Ngân
Theo Dantri
Mê tín, nữ sinh lớp 10 bị cưỡng đoạt tài sản "Nếu không trả nốt tiền khóa lễ giải hạn, mày hãy lần lượt nhận xác của em trai và bố đẻ" - đó là lời đe dọa của "thầy bói" qua điện thoại, gửi tới một nữ sinh lớp 10. Đối tượng Hà 10h sáng 16-1, Thượng úy Nguyễn Huy Bình, Tổ trưởng tổ CSHS - CAP Láng Hạ, quận Đống Đa (Hà...