Cắt một bên buồng trứng thì có thai được nữa hay không?
Buồng trứng của mỗi bạn gái có khoảng 400.000 nang noãn và trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ có tới khoảng 400 đến 500 lần rụng trứng.
Cách đây 3 năm em bị u nang buồng trứng và phải cắt bỏ một bên. Từ đó đến nay sức khỏe của em bình thường. Bây giờ, vợ chồng em muốn sinh thêm em bé nữa nhưng đã 4 tháng mà chưa có “tin vui”. Bác sĩ cho em hỏi, nếu bị cắt một bên buồng trứng như vậy thì có thể có thai được nữa hay không? Em đang rất lo lắng nên mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (T. Huyền)
Trả lời:
Bạn T. Huyền thân mến!
Sức khỏe buồng trứng là yếu tố rất quan trọng trong việc thụ thai. Bình thường, cả hai buồng trứng khỏe mạnh thì bạn sẽ có cơ hội thụ thai thành công cao nhất. Mỗi người phụ nữ có hai ống dẫn trứng làm nhiệm vụ là “ống dẫn” để tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ gặp nhau, thụ tinh và phát triển thành thai nhi. Hai buồng trứng này hoạt động độc lập nên nếu không may phải phải phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng thì chất lượng trứng ở bên còn lại không bị ảnh hưởng nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, lúc này, số lượng trứng bị giảm đi một nửa nên sau bạn đã bị cắt hết một bên ống dẫn trứng thì khả năng có thai của bạn sẽ còn 50% so với bình thường. Ống dẫn trứng còn lại của bạn nếu có những tổn thương hoặc sẹo dính trên đó thì bạn vẫn có thể bị thai ngoài tử cung trên vòi trứng còn lại… Còn nếu một bên buồng trứng còn lại vẫn hoạt động bình thường, vòi trứng vẫn thông thì bạn vẫn có khả năng mang thai cao.
Buồng trứng của mỗi bạn gái có khoảng 400.000 nang noãn và trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ có tới khoảng 400 đến 500 lần rụng trứng. Như vậy dù bạn có bị cắt đi một bên buồng trứng thì số lượng trứng vẫn còn một nửa trong khi đó bạn chỉ cần dùng đến một phần nhỏ bé trong tổng số trứng đó mà thôi.
Vậy nên bạn không cần lo lắng quá. Điều quan trọng lúc này là bạn cần giữ sức khỏe tốt, tâm trạng ổn định và xác định chuẩn ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai. Tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa định kì và kiểm tra chất lượng trứng để đảm bảo buồng trứng còn lại vẫn hoạt động tốt.
Video đang HOT
Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui!
Theo Afamily
Đau lưng có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng
Nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,... đều bắt đầu với triệu chứng đau lưng.
Ảnh minh họa: Internet
Đau lưng không chỉ liên quan đến các bệnh về cột sống, trong nhiều trường hợp, đau lưng còn là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Trên PNO có đăng thông tin tư vấn của bác sĩ (BS) Lê Văn Hiền, BV Phụ sản Mê Kông: đau lưng do bệnh cột sống sẽ đau chỗ thắt lưng, kèm đau nhức các chi. Còn nếu đau lưng do phụ khoa thường đau phần xương cụt, kèm các triệu chứng như huyết trắng bất thường, đau bụng, kinh nguyệt không đều.
Đau lưng có thể cảnh báo những bệnh phụ khoa nguy hiểm như sau:
Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung giống như một cái van đóng, mở ngăn cách giữa tử cung với bên ngoài, có tác dụng chống lại mầm bệnh, bảo vệ cho tử cung được khỏe mạnh. Cổ tử cung mở trong những ngày hành kinh và chuyển dạ khi sinh em bé. Nếu âm hộ, âm đạo bị viêm nhiễm mà không được chữa trị kịp thời, sẽ lan sang cổ tử cung, gây viêm. Ngoài triệu chứng như dịch âm đạo nhiều, có màu bất thường, đau bụng còn kèm đau lưng.
Theo BS Lê Văn Hiền, viêm cổ tử cung ở thể nhẹ chỉ cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của BS. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng như viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến tử cung... gây cản trở tinh trùng vào buồng tử cung và dẫn đến vô sinh.
Viêm vùng chậu
Nếu vùng chậu bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong vùng bụng, nhất là ống dẫn trứng nên việc mang thai cũng bị ảnh hưởng. Theo thống kê, khoảng 20% bệnh nhân mắc viêm khung xương chậu khó có cơ hội làm mẹ, 18% trường hợp bệnh có nguy cơ thành mạn tính dẫn đến vô sinh, 9% có thai ngoài tử cung hoặc gặp những bất thường khi mang thai.
BS Lê Văn Hiền cho biết, viêm vùng chậu có thể là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh lây lan qua đường tình dục. Có thể bệnh nhân mắc các bệnh lậu, chlamydia mà không điều trị. Ngoài ra, bị viêm âm đạo, từng sẩy thai, thụt rửa âm đạo, tự ý đặt thuốc vào âm đạo, quan hệ tình dục với nhiều người... cũng là yếu tố nguy cơ góp phần gây bệnh.
Khoảng 80% trường hợp bệnh nhân không phát hiện mình mắc bệnh là do bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ có dấu hiệu rất nhỏ như sốt nhẹ, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, thường trằn bụng dưới. Khi sự viêm nhiễm đã lan ra thì triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vùng cột sống dưới thắt lưng (giữa hai mông). Các cơn đau thắt lưng có thể bất chợt hoặc kéo dài, đau nhói hoặc đau âm ỉ... nhưng với tần suất cao. Dấu hiệu này khiến nhiều người nhầm tưởng là chứng đau lưng thông thường, thậm chí còn bị chẩn đoán nhầm là tổn thương cột sống, thoái hóa cột sống, thần kinh tọa.
Bệnh tuy nguy hiểm nhưng dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì có thể phòng ngừa rất đơn giản bằng cách không thụt rửa âm đạo, khi xuất hiện huyết trắng bất thường, cần đi khám để được chẩn đoán kịp thời. Không quan hệ tình dục bừa bãi, không tự ý đặt thuốc khi chưa có chỉ định của BS.
Sa tử cung
Là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, nhất là ở những người chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc quá nhanh.
Bệnh chia làm ba mức độ. Sa tử cung độ một là nhẹ nhất, chỉ sa xuống thập thò ở âm đạo. Mức độ hai, tử cung sa xuống lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Ở mức độ ba, toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo. Triệu chứng đặc trưng là đau lưng dữ dội, đau nhiều khi quan hệ, khó khăn trong việc đi tiêu, tiểu.
U xơ tử cung, u nang buồng trứng
Đây là hai loại khối u thường gặp nhất trong các bệnh phụ khoa. Phần lớn các khối u đều lành tính.
U xơ tử cung: tùy theo vị trí trong thành tử cung mà các khối u có dạng khác nhau như u xơ dưới niêm mạc (khi có cuống gọi là polyp buồng tử cung), u xơ tử cung, u xơ thanh mạc.
Có thể có một khối u hoặc nhiều khối u dính lại với nhau, kích thước thay đổi từ vài mm đến vài chục mm. Khối u nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng khi lớn sẽ gây thiếu máu nếu bị biến chứng rong kinh, rong huyết, ra máu bất thường.
Không điều trị kịp thời, bệnh làm thai kém phát triển, đẻ non, sẩy thai, vô sinh. Ngoài triệu chứng chảy máu kinh bất thường, đau khi giao hợp, tiểu tiện khó, tiêu tiểu nhiều lần, táo bón, bệnh còn gây đau ngang thắt lưng.
U nang buồng trứng: Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sinh đẻ. U nang buồng trứng có thể phát triển từ ác mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau với nhiều biến chứng.
Trong các diễn tiến tự nhiên có thể xảy ra với u nang buồng trứng là khối u tự mất, khối u không gia tăng kích thước, khối u gia tăng kích thước, khối u bị xoắn... thì khối u bị xoắn là dạng biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng. Triệu chứng chính là đau tức vùng bụng, đau vùng thắt lưng và đùi, tăng cân không rõ nguyên nhân.
Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng
Đây là hai bệnh phụ khoa ác tính nhưng phổ biến. Giai đoạn đầu bệnh nhân không hề có triệu chứng gì, về sau có thể có các triệu chứng đau vùng xương chậu, huyết trắng dai dẳng, chảy máu bất thường, đau khi quan hệ... Khi các tế bào ung thư xâm lấn mô liên kết xương chậu, đè nén vùng chậu sẽ gây đau lưng. Tuy nhiên, triệu chứng đau lưng chỉ xuất hiện trong giai đoạn bệnh đã nặng.
Theo SKGĐ
35 tuổi đã suy buồng trứng Tôi 35 tuổi, chưa có con, trước đây tôi bị u nang buồng trứng và tắc hai vòi trứng. Tôi đã phẫu thuật bóc u nang và thông vòi trứng. Hai năm trước, tôi đi kiểm tra lại thì phát hiện mình bị suy giảm buồng trứng sớm nên không thể thụ tinh được. Gần một năm nay, tôi cứ thấy mình đau...