Cát mang niềm vui đến
Cô bé đó mới 6 tuổi khi tôi gặp cô ở bãi biển gần nhà.
Tôi lái xe tới bãi biển mỗi khi cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi. Một lần, cô bé đang ngồi xây lâu đài trên cát hay cái gì đó, bỗng ngẩng lên mắt cô bé xanh như màu biển: “Chào chú” Tôi gật đầu, không muốn bị một đứa trẻ làm phiền “Cháu đang xây đây này!” – cô bé nói tiếp.
“Chú thấy rồi! cháu xây gì vậy…” – Tôi hỏi, dù chẳng quan tâm.
“Cháu có biết đâu, cháu chỉ thích cảm thấy cát thôi!”
Nghe có vẻ hay đấy! Tôi liền cởi giày đi đất và cảm nhận được cát dưới chân.
“Đó là niềm vui đấy!” Cô bé nói “Mẹ cháu bảo cát mang niềm vui đến”.
Tạm biệt niềm vui, quay lại với nỗi buồn. Tôi rất thất vọng, cuộc sống của tôi đang mất cân bằng.
“Tên chú là gì…” Con bé này đúng là không chịu tha cho người ta! Tôi phải đáp “Robert Peterson”.
“Cháu là Wendy, cháu 6 tuổi!”.
“Ừ! Chào Wendy”.
“Chú vui tính thật!” Cô bé cười.
“Lần sau chú lại đến đây nhé, chú sẽ vui cho xem”.
Video đang HOT
Những ngày và tuần sau đó tôi bận rộn với nhiều việc khác, họp hành, bạn bè và mẹ tôi ốm. Đau đầu và mệt mòi. Một buổi sáng tội tự thấy mình cần có lại cảm giác của cát. Bờ biển không thay đổi đang chờ tôi.
“Chào chú!” Cô bé cũng có mặt ở đó.
“Chú có muốn chơi cát không…”
“Cháu nghĩ gì thế…” Tôi hỏi, hơi khó chịu vì cứ bị làm phiền.
“Cháu không biết”.
“Cháu sống ở đâu…”.
“Đằng kia ạ!” Cô bé chỉ tay về phía những nhà nghỉ mùa hè.
“Lạ thật!” Tôi nghĩ – vì bây giờ là mùa đông.
“Thế cháu không đến trường à…”.
“Không ạ, mẹ nói cháu đang đi nghỉ”.
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều. Ba tuần sau đó, tôi lại đến bãi biển trong tâm trạng tồi tệ, thậm chí không muốn chào Wendy. Tôi nghĩ nếu tôi gặp mẹ cô bé, tôi sẽ bảo bà ấy giữ cô bé ở nhà cho tôi nhờ.
“Hôm nay chú muốn ở một mình” Tôi nói ngay khi Wendy thấy tôi và chạy lại gần.
“Tại sao ạ…” mặt cô bé có vẻ tái xanh. Tôi quay sang gào lên “Mẹ chú mất rồi!”.
“Ôi” Wendy lẩm bẩm “Thế thì hôm nay là một ngày xấu!”.
“Đúng, cả hôm qua và hôm kia và …thôi cháu đi đi!”.
“Điều đó có buồn không ạ” Wendy vẫn hỏi.
“Cái gì có buồn không…” Tôi nổi cáu với cô bé.
“Khi mẹ chú mất ấy!”.
“Tất nhiên là có chứ!” Tôi thở dài, đứng dậy ra về.
Một tháng sau tôi mới quay lại bãi biển, cô bé không ở đó. Cảm thấy xấu hổ và tự thừa nhận là tôi rất nhớ cô bé, tôi đi về phía mấy cái nhà nghỉ. Sau khi hỏi được nơi cô bé ở, tôi gõ cửa và một phụ nữ ra mở cửa.
“Chào chị!” Tôi nói.
“Tôi là Peterson. Bé Wendy đâu rồi ạ…”
“Anh Peterson, mời vào. Wendy hay nhắc đến anh. Tôi sợ rằng nó làm phiền anh, xin lỗi anh.”
“Không ạ! Wendy là một cô bé tuyệt vời”.
“Tuần trước Wendy mất rồi anh Peterson ạ. Nó bị bệnh bạch cầu. Chắc nó không nói với anh”.
Quá hụt hẫng, tôi phải tìm ngay một cái ghế để ngồi xuống. Tôi phải cố gắng để thở.
“Nó rất thích bãi biển này nên tôi đưa nó đến đây. Nó khỏe lên, và nói là nó đã có những ngày vui vẻ. Nhưng vài tuần trước, nó đã nói có một ngày xấu và từ hôm ấy suy sụp rất nhanh”.
Giọng người phụ nữ chùng xuống “Nó có gửi lại một bức tranh cho anh, để tôi đi tìm”.
Người phụ nữ đưa cho tôi một chiếc phong bì nhỏ, ở ngoài viết chữ: “Gửi chú Peterson” bằng nét chữ trẻ con. Bên trong là một bức tranh: bãi biển, trời xanh và cát. Dưới bức tranh có viết “Cát mang niềm vui cho chú!”.
Tôi khóc. Tôi nắm lấy tay mẹ Wendy nói “Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi!” và chúng tôi cùng khóc.
Bức tranh nhỏ quí giá ấy bây giờ đã được lồng vào khung và treo trong phòng tôi. Sáu từ mà Wendy viết trong bức tranh – mỗi từ như một năm tuổi của cô bé – luôn nhắc nhở tôi bình tĩnh và luôn động viên tôi. Một món quà từ cô bé mắt màu xanh biển và tóc màu cát đã dạy tôi biết coi trọng thời gian của cuộc sống và biết nhận thấy sự yêu thương.
Theo Guu
Biết đâu một vực thẳm đang há miệng ngay dưới chân bạn
Nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. ể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ . Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình . Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng. Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét. Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ . Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh. Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người hoạ sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế. Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: "Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình".
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Theo Guu
Bức tranh cổ và tâm nguyện cuối cùng của cha Bức tranh cổ không đáng giá của cha đã khiến các con ông hiểu ra tình yêu thương vô bờ bến của ông dành cho các con. ảnh minh họa Năm nay ông 68 tuổi trên đầu tóc đã bạc trắng, dáng người gầy gò ốm yếu, ai nhìn thấy cũng đều động lòng thương xót. Hơn 30 năm nay ông sống một...