Cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết: Giảm tiêu cực cho xã hội
Việc cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không chỉ giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ mà còn góp phần giảm tiêu cực cho xã hội.
Liên quan đến Đề án cơ cấu Chính phủ khóa XV, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để có những đánh giá toàn diện, đầy đủ. Trong quá trình xây dựng Đề án, Bộ cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, xin ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.
Theo quy định, Bộ cũng đã báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ theo quy định. Đến thời điểm hiện tại, Ban Cán sự Đảng Chính phủ cũng đã có văn bản báo cáo Bộ Chính trị, tới đây, theo chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nội dung này sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII, trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ hoàn thiện Đề án để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc họp, đại diện các Vụ chức năng của Bộ Nội vụ cũng đã trả lời nhiều vấn đề được dư luận quan tâm. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra và có kết luận về trường hợp bổ nhiệm thần tốc ở Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành văn bản để thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
Ngày 11/6, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BNV, chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quá trình tuyển dụng cũng như thi nâng ngạch đối với đội ngũ công chức hành chính và chuyên ngành văn thư.
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí quý II/2021 diễn ra vào chiều nay (18/06), trả lời câu hỏi về việc Thông tư số 02 chỉ điều chỉnh đối với các ngạch chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, ông Nguyễn Tư Long, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, đây là theo quy định phân cấp trong luật và nghị định, đội ngũ công chức hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, đối với đội ngũ công chức chuyên ngành khác và viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành.
Ông Nguyễn Tư Long cho rằng, hướng quản lý hiện nay là theo vị trí việc làm, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết. Điều này có nghĩa là vị trí việc làm nào cần thiết tương ứng với trình độ nào mới phải đáp ứng ở trình độ đó. Việc cắt, giảm văn bằng, chứng chỉ không cần thiết đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức không chỉ giảm áp lực về văn bằng chứng chỉ mà còn góp phần giảm tiêu cực cho xã hội.
Thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ cũng đã báo cáo Chính phủ và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo các bộ khẩn trương rà soát thông tư quy định tiêu chuẩn về chứng chỉ, đặc biệt chứng chỉ ngoại ngữ tin học và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Trong quý 3 năm nay, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 101 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; trong đó sẽ có những quy định cụ thể về văn bằng, chứng chỉ, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ chuẩn bị trình Quốc hội thông qua Đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
Liên quan Đề án Cơ cấu Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đang được quan tâm, tại buổi họp báo định kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức chiều nay (18/6), Phó Vụ trưởng Tổ chức Biên chế (Bộ Nội vụ) Vũ Hải Nam chia sẻ một số thông tin đáng chú ý.
Ông Vũ Hải Nam cho hay, nhiệm vụ xây dựng Đề án Chính phủ là nhiệm vụ phải triển khai sau khi kết thúc mỗi nhiệm kỳ. Bộ Nội vụ với chức năng giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy sẽ tiến hành tổng kết về cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa 14, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu các bối cảnh theo nguyên tắc xây dựng phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 15.
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế (Bộ Nội vụ) Vũ Hải Nam chia sẻ thông tin
"Trong quá trình xây dựng, chúng tôi đặc biệt bám sát Nghị quyết số 18 Hội nghị Trung ương 6 khóa 12. Bộ cũng đã phối hợp rất chặt chẽ các bộ ngành đánh giá toàn diện, tiến hành các hội thảo, gửi xin ý kiến các bộ ngành địa phương, tham khảo ý kiến các chuyên gia, đã báo cáo xin ý kiến Thủ tướng và báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Đến thời điểm này, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có văn bản báo cáo Bộ Chính trị. Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu trình nội dung này vào Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 15" - ông Vũ Hải Nam cho biết.
Đáng chú ý, theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế, Đề án Cơ cấu Chính phủ khóa 15 đánh giá đầy đủ phương diện mô hình tổ chức, phân công quản lý nhà nước giữa các bộ, ngành; đánh giá sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong; tìm ra những hạn chế để khắc phục trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa 15. Đề án được xây dựng trong bối cảnh cả nước tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch và phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng an ninh, chăm lo đời sống an toàn cho Nhân dân. Về quan điểm, đã bám sát chủ trương của Đảng, kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định, phát triển và hội nhập quốc tế.
Cũng tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho hay, Bộ Nội vụ đang tập trung xây dựng Đề án cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 và trong quý III/2021 sẽ trình Quốc hội thông qua Đề án này để kịp thời bố trí phương án nhân sự.
Sớm xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa có chỉ đạo về việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ....