Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan hoạt động kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
Mục tiêu trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31-5-2020 được các bộ, cơ quan thống kê, tính chi phí tuân thủ và công bố lần đầu (trước ngày 31-10-2020); đồng thời, giảm tối đa số lượng văn bản hiện hành có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ.
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên cơ sở các quy định pháp luật, nhất là các văn bản hành chính, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị định của Chính phủ; ngăn chặn việc phát sinh những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Năm 2020, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng làm tiền đề cho các năm tiếp theo, cụ thể là xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm thống kê, rà soát quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; tập huấn, nâng cao năng lực cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện thống kê, tính chi phí tuân thủ, rà soát, đánh giá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Cập nhật đầy đủ dữ liệu và tính chi phí tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ trên tất cả các lĩnh vực vào phần mềm thống kê, rà soát. Đồng thời, rà soát và kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không hợp lý, đang là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó ưu tiên nhóm quy định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh để kịp thời cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không hợp lý, đang là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Cập nhật thường xuyên các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ, hủy bỏ và có biến động chi phí tuân thủ trên phần mềm thống kê để theo dõi tình hình, kết quả cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Tổ chức tiếp nhận, thu thập, tổng hợp các phản ánh, kiến nghị, ý kiến của doanh nghiệp, người dân về các quy định không còn phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, qua đối thoại, tham vấn để đề xuất những vấn đề cần ưu tiên rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc thay thế các quy định.
Kiểm soát chặt chẽ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thông qua đánh giá tác động các quy định có phát sinh chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp, người dân và công tác thẩm định, thẩm tra trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Báo cáo sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng năm và tổng kết Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông để thông tin về những kết quả đạt được tới người dân, doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.
EVN đảm bảo cung cấp điện trong mọi tình huống
Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đang tập trung thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hoạt động tại Trung tâm điều khiển hệ thống điện Quốc gia. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công văn, công việc, tăng cường làm việc trực tuyến, họp trực tuyến; chủ động phối hợp làm việc trực tuyến với các đối tác, khách hàng; đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, cung cấp các dịch vụ điện qua mạng; xây dựng phương án cho can bô công nhân viên làm việc từ xa để giảm số người làm việc tại trụ sở cơ quan; hạn chế tối đa tổ chức hội họp trực tiếp đông người, đi công tác trong và ngoài nước.
Đối với viêc tiếp nhận yêu cầu các dịch vụ điện (cấp điện mới, các dịch vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện): các Tổng công ty Điện lực tiếp tục tổ chức thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu qua tất cả các kênh cung cấp dịch vụ (bao gồm tại các Trung tâm chăm sóc khách hàng và tại phòng Giao dịch khách hàng...), đặc biệt ưu tiên qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Trong tháng 3/2020, các Tổng Công ty Điện lực đã tiếp nhận 745.000 yêu cầu về dịch vụ điện; trong đó 92,5% số yêu cầu được khách hàng thực hiện trực tuyến và qua các Trung tâm Chăm soc khach hang.
Từ khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia đi vào hoạt động (9/12/2019) đến đầu tháng 4/2020, có trên 23.000 hồ sơ được xử lý; trong đó, số yêu cầu về dịch vụ điện do EVN tiếp nhận, xử lý trên Cổng đạt 12.700 hồ sơ, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số hồ sơ được xử lý.
Trong vận hành hệ thống điện, EVN đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn do dịch bệnh, đảm bảo cung ứng điện ổn định, an toàn, liên tục. Các cơ quan, bộ phận như: các Trung tâm Điều độ, nhà máy điện, trạm biến áp sẵn sàng các giải pháp đảm bảo cung cấp điện trong các kịch bản, kể cả tình huống cực đoan.
Các đơn vị thành viên đã xây dựng các phương án, giải pháp phù hợp đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn, liên tục và chủ động phòng, chống dịch, ứng phó với mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Nhiều đơn vị đã tổ chức lực lượng vận hành nghỉ tập trung sau ca làm việc, bố trí các kíp trực tách biệt nhau sẵn sàng cho việc thay thế, xoay vòng, ứng trực hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo nguồn nhân lực được phân bổ tối ưu trong điều kiện vừa phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh vừa phải bảo toàn lực lượng lao động trong suốt quá trình phòng, chống dịch.
Mặc dù một số cán bộ nhân viên trong ngành phải tự cách ly (dạng F2, F3, F4) theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, nhưng các đơn vị đã chủ động bố trí nhân lực thay thế, đảm bảo nhiệm vụ vận hành hệ thống điện và cung cấp điện cho khách hàng thông suốt.
Các nhà máy nhiệt điện lập phương án dự trữ nhiên liệu ứng phó trường hợp thiếu hụt nhiên liệu đầu vào do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng có liên quan đến nhà thầu nước ngoài, các đơn vị đã chủ động phối hợp với các nhà thầu để có giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tập trung mọi nỗ lực đảm bảo cung ứng điện trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, với tinh thần tích cực chung tay cùng nhân dân cả nước đẩy lùi dịch COVID-19, EVN còn chủ động xây dựng, đề xuất một số phương án giảm giá điện hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch COVID-19 để báo cáo Chính phủ.
Đưc Dung
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt...