Cắt cụt cả tứ chi vì bỏng điện
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa điều trị cho hai trường hợp bỏng điện rất thương tâm, khi cả hai người bệnh đều phải đoạn chi do bỏng điện quá sâu.
Bệnh nhân người Campuchia phải cắt cụt cả tứ chi
Chiều 19/6, TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, khoa vừa điều trị cho 2 ca bỏng điện rất sâu.
Bệnh nhân Sóc Chanh (sinh năm 1980, người Campuchia) nhập viện ngày 10/6 với chẩn đoán bỏng điện độ 2, 3, 4 với diện tích 16% ở tứ chi. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó 3 ngày, bệnh nhân leo lên mái để sửa nhà, bị dây điện cao thế chạy ngang phóng điện trúng người, té ngã. Bệnh nhân được đưa vào sơ cứu tại một bệnh viện ở Campuchia và sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Khi vào Bệnh viện Chợ Rẫy, hai tay bệnh nhân đã lạnh, co quắp, các bác sĩ tiên lượng từ đầu là sẽ khó giữ được do bỏng quá sâu. Mặc dù rất cố gắng điều trị nhưng bệnh nhân vẫn phải cắt cụt 1/3 trên cẳng tay phải và trái. Hai chân của bệnh nhân cũng bị bỏng sâu, các bác sĩ đã cắt lọc các phần hoại tử, cố gắng giữ chân nhưng cuối cùng vẫn phải cắt 1/3 giữa cẳng chân của cả 2 bên.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Nguyễn Anh Khoa (sinh năm 1978, ngụ tại Hoài Ân, Bình Định), là thợ hồ, khi đang làm việc tại công trình thì bị điện giật, ngã từ độ cao 4m, chấn thương sọ não. Bệnh nhân đã được đưa vào bệnh viện địa phương để mổ vết thương đầu, sau đó chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy. Khi nhập viện, bệnh nhân bị bỏng điện 12% độ 2, 3, 4 ở 2 tay và chân trái.
Video đang HOT
Bệnh nhân đã phải trải qua 7 lần mổ để cắt lọc các phần hoại tử và cuối cùng phải cắt cụt 1/3 trên cẳng chân trái, 1/3 trên cẳng tay trái và 1/3 giữa cẳng tay phải.
BS Hiệp cho biết, bỏng điện có 2 loại: bỏng do tia lửa điện và bỏng do luồng điện, trong đó bỏng do luồng điện rất nguy hiểm vì bệnh nhân sẽ bị bỏng từ bên trong, thường sẽ bị cháy cơ, khớp… nên rất dễ dẫn đến hoại tử phải đoạn chi.
Số bệnh nhân bị tai nạn bỏng điện tại khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình chiếm 15 – 20%, trong đó 1/3 số bệnh nhân có biến chứng hoại tử và phải cắt cụt chi. Hiện trong khoa có 15 ca bỏng điện, trong đó 5 ca phải đoạn chi.
Theo BS Hiệp, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bỏng điện là do chủ quan, không đảm bảo các điều kiện an toàn về điện. Đây là tai nạn hoàn toàn có thể phòng tránh, hậu quả do bỏng điện để lại rất nặng nề. Người bệnh chủ yếu đang trong độ tuổi lao động, sau khi cứu sống, đoạn chi sẽ phải chịu cảnh tàn phế suốt đời.
Theo infonet
Cứu cô gái bị nhiễm liên cầu lợn qua vết xước trên tay
Trước khi nhập viện vài ngày, nữ bệnh nhân 35 tuổi người Campuchia, có làm thịt lợn bị bệnh nhưng chủ quan nên không để ý có các vết xước trên tay.
Ngày 19/5, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Nam Sài Gòn cho biết, nơi đây cấp cứu thành công một nữ bệnh nhân (35 tuổi, người Campuchia) bị suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.
Qua khai thác thông tin từ bệnh nhân cho biết, trước đó vài ngày, chị có làm thịt lợn bệnh nhưng do chủ quan nên không để ý có các vết xước trên tay. Vài ngày sau đó, bệnh nhân bắt đầu bị phù toàn thân và được đưa đến BV trong tình trạng suy thận cấp, viêm phổi, vô niệu, phù toàn thân, xuất huyết từng mảng trên vùng đùi và ngực đang hoại tử.
Bệnh nhân được lấy vùng da thân, da đùi trước để ghép vào vùng da hoại tử - Ảnh: Tiền phong
Tại BV ĐKQT Sài Gòn, sau khi tiến hành các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng cho bệnh nhân, các BS xác định người này bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng (suy thận cấp, suy hô hấp) do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân ngay lập tức được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để điều trị tích cực và chạy thận nhân tạo vì đã rơi vào tình trạng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn cực kì ngy kịch.
"Chúng tôi đã tiến hành xử lý lọc thận cho bệnh nhân, điều trị tình trạng khó thở và dùng kháng sinh đặc hiệu. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, cải thiện tình trạng suy thận, hô hấp sẽ được tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử, ghép da.
Hiện tại bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe tốt, vùng da bị hoại tử cấy ghép được lấy từ thân, vùng đùi trước đã "hòa nhập" và bệnh nhân đã có thể xuất viện.
Bác sĩ tiến hành ghép da cho bệnh nhân - Ảnh: Vietnamnet
Theo bác sĩ Lịch, liên cầu lợn là loại vi khuẩn thường trú ở hầu họng lợn và có thể gây bệnh cho người nếu tiếp xúc trực tiếp. Thói quen của nhiều người ăn tiết canh, thịt sống mang nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Trường hợp bệnh nhân này, vi khuẩn liên cầu có thể đã xâm nhập vào cơ thể từ những vết xước trên tay.
Bệnh ban đầu thường có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, đi ngoài... nên người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng với một loạt biểu hiện nguy kịch như suy hô hấp, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, nguy cơ tử vong rất cao.
Không nên làm thịt lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín, không ăn thịt lợn ốm, chết. Khi tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, làm thịt, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL
Nhiều trẻ nhỏ bị tuột hết da do bỏng nước sôi Có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ em, thường gặp nhất là bỏng do nước sôi. Cùng với đó có thể bỏng do dầu mỡ sôi, bỏng lửa hoặc điện, hóa chất. Tổn thương bỏng rất đa dạng ở nhiều vị trí như: chân, lưng, cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày...