Cắt chuyển công việc của nhà thầu yếu tại dự án cao tốc Bắc – Nam
Lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông ( Bộ Giao thông vận tải) cho biết, nhằm đảm bảo kế hoạch đưa 4 dự án thành phần dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam về đích trong năm 2022, mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các Ban quản lý dự án tiếp tục điều chuyển đơn vị thi công yếu kém tại một số gói thầu.
Thi công tại gói thầu số 8 từ Km69 – Km78 trên tuyến cao tốc Cam Lộ – La Sơn, thuộc địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh tư liệu: Đỗ Trưởng/TTXVN
Cụ thể, tại dự án thành phần Cam Lộ – La Sơn, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cắt chuyển 1,49 km (0,56 km thuộc gói thầu XL3 và 0,93 km thuộc gói XL5) và một số đường đầu cầu, đường đầu hầm chui tại các gói thầu XL3, XL5 và XL7 của một số nhà thầu phụ cho nhà thầu chính thi công.
“Sau chỉ đạo xử lý nhà thầu yếu, Bộ cũng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, tư vấn giám sát kiểm soát chặt chẽ tiến độ các gói thầu, triển khai thi công đảm bảo tiến độ đã cam kết. Trong đó, 6 gói thầu hoàn thành trước ngày 30/6, 3 gói thầu hoàn thành trước ngày 30/8/2022 và 2 gói hoàn thành trước ngày 30/9/2022″, lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao, tính đến ngày 25/5, sản lượng thi công dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn đạt 86%, chậm khoảng 1,3% so với kế hoạch.
Tại dự án thành phần Vĩnh Hảo – Phan Thiết, theo báo cáo đến ngày 25/5, sản lượng đạt 38,4%, chậm khoảng 1,9% so với kế hoạch cam kết.
Video đang HOT
Bên cạnh nguyên nhân khách quan do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp (mới được giải quyết dứt điểm ngày 20/5/2022), ảnh hưởng mùa mưa đến sớm, lý do khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng là do nhà thầu chưa quyết liệt tập trung thi công bù lại tiến độ.
Trước tình hình đó, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 7 thực hiện cắt chuyển khối lượng 16,5 km và đang tiếp tục cắt chuyển khối lượng 4,5 km của nhà thầu chậm tiến độ thuộc gói thầu XL02.
Đồng thời, Bộ yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ lập điều chỉnh của các nhà thầu, đảm bảo đến ngày 30/6/2022 phải đạt sản lượng 50,8% giá trị hợp đồng.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án 7, đơn vị mới bị điều chuyển khối lượng công việc 4,5 km đường là nhà thầu Viễn Đông.
Ngày 24/5, Ban Quản lý dự án 7 đã hoàn tất thủ tục cắt chuyển toàn bộ công việc, đưa nhà thầu này ra khỏi công trường do năng lực yếu kém không còn khả năng thi công. Nhà thầu thay thế đơn vị mới bị cắt chuyển là Công ty Quản Trung – một doanh nghiệp quản lý nhiều mỏ vật liệu, có năng lực và đầy đủ thiết bị thi công.
Cùng với việc xử lý nhà thầu thiếu năng lực, giải quyết dòng tiền cũng là nhiệm vụ trọng tâm Ban đang chỉ đạo, phối hợp với các nhà thầu thực hiện để công việc làm đến đâu có thể nghiệm thu, giải ngân đến đó.
“Ban Quản lý dự án 7 cũng đề nghị nhà thầu phải có bộ phận cân đối dòng tiền cho các đơn vị thi công ở dưới. Trong thời gian sản lượng thi công chưa kịp nghiệm thu, thanh toán phải cấp thêm tín dụng để công trường đủ tài chính triển khai. Đồng thời, đẩy mạnh giám sát hiện trường, phối hợp giải quyết dòng tiền đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến ngày 30/6 thi công xong toàn bộ phần nền, đạt tiến độ 50,8% để lấy lại tiến độ bị chậm”, đại diện Ban Quản lý dự án 7 thông tin.
Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt khó rút ngắn được tiến độ
Liên quan đến việc rút ngắn tiến độ dự án PPP (hợp tác công tư) cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, theo báo cáo của nhà đầu tư, dự án khó có thể rút ngắn tiến độ.
Điểm cuối tuyến dự án đã được nhà thầu lên phương án tăng tốc, đảm bảo tiến độ. Ảnh: Đăng Sơn/Báo Tin tức
Tuy nhiên, theo đánh giá, việc rút ngắn tiến độ vẫn có thể thực hiện được đối với những đoạn tuyến không thuộc khu vực xử lý nền đất yếu (khoảng 20,7 km), các công trình có công nghệ thi công đơn giản.
"Nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án và Ban quản lý dự án 6 cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu xây dựng phương án thi công, rút ngắn tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông nêu.
Thông tin thêm về tiến độ dự án, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, sau gần 1 năm khởi công (từ tháng 5/2021), tính đến nay, khối lượng thực hiện dự án mới đạt 1,81% giá trị hợp đồng, chậm 6,79% so với kế hoạch.
Nguyên nhân là do yếu kém trong quản lý, điều hành của doanh nghiệp dự án; chậm trễ trong lựa chọn nhà thầu; các nhà thầu chậm trễ huy động nhân sự, máy móc, thiết bị. Hiện nay, toàn công trường mới bố trí được 25/66 mũi thi công.
Trước tình trạng trên, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Ban Quản lý dự án 6 phụ trách nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp dự án; khẩn trương bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị để triển khai thực hiện.
Cùng với đó, các đơn vị cần lập tiến độ tổng thể, chi tiết (trên nguyên tắc bù đắp tiến độ bị chậm), kế hoạch từng tháng, từng tuần và kiểm soát tiến độ thực hiện hàng tuần đối với từng gói thầu, đáp ứng kế hoạch.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài khoảng 50 km, đi qua địa phận 2 tỉnh Nghệ An (44,4 km) và Hà Tĩnh (4,9 km). Dự án có điểm đầu (Km430 000), phía sau nút giao với Quốc lộ 7 (điểm cuối dự án thành phần đầu tư cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu), thuộc địa phận xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; điểm cuối (Km479 300), phía sau nút giao với Quốc lộ 8A, thuộc địa phận xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Để phù hợp với nhu cầu vận tải, giai đoạn 1 của dự án được phân kỳ đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 11.157 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 5.090 tỷ đồng và nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện hơn 6.067 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự án khoảng 3 năm, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 6 tháng 8 ngày.
Bố trí hơn 2.200 tỷ vốn trung hạn cho 3 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký gửi báo cáo mới nhất tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma...