Cắt, chỉnh số barie trên vỉa hè để tránh làm khó người đi bộ
Để không ảnh hưởng đến người đi bộ, nhất là người khuyết tật, Sở GTVT TPHCM đã điều chỉnh barie trên vỉa hè ở các tuyến đường trung tâm thành phố. Thay vì lắp 2-3 thanh inox so le như trước đây, barie chỉ còn 1 thanh chắn và chừa một khoảng hở rộng ở sát tường cho người khuyết tật thuận tiện di chuyển.
Barie trên vỉa hè các tuyến đường trung tâm thành phố như Lý Tự Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Pasteur đã được điều chỉnh. Tại mỗi vị trí gắn barie chỉ còn một thanh inox, cao khoảng 20cm. Phần sát tường được để trống khoảng 1m để cho người khuyết tật, người đi xe lăn thuận tiện di chuyển.
Barie trên vỉa hè giờ chỉ còn 1 thanh inox và có khoảng hở bên trong cho người khuyết tật thuận tiện di chuyển
Sở GTVT TPHCM quyết định điều chỉnh cách lắp đặt barie sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Mới nhất, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cũng có chỉ đạo việc gỡ barie để bảo vệ đường đi bộ nhưng lại… làm khó người đi bộ.
Tại cuộc họp với Sở GTV thành phố mới đây, ông Khoa cho biết: “Ý tưởng làm barie thì đúng nhưng cần xem xét lại cách làm. Có những cái chưa hoàn toàn như ý, thành thử chúng tôi đang bàn với Giám đốc sở GTVT TP thay đổi, để không ảnh hưởng đến người đi bộ, nhất là người khuyết tật”.
Sở GTVT TP cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm một số thiết kế mới để điều chỉnh cho phù hợp, chẳng hạn như tăng phản quang cảnh báo, nâng độ cao barie.
Lắp barie trên vỉa hè để hạn chế xe máy leo lề, đảm bảo an toàn cho người đi bộ
Trước đó, vỉa hè trên các tuyến đường Pasteur, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TPHCM) được lắp barie để ngăn xe máy chạy lên, gây mất an toàn cho người đi bộ, mất mỹ quan đô thị.
Barie là 2-3 thanh inox uốn hình chữ U ngược, được gắn so le chắn ngang chiều rộng vỉa hè, ngăn không cho phương tiện giao thông vượt qua, nhưng người đi bộ vẫn có thể bước qua bình thường. Các thanh này vẫn có độ hở đủ cho người khuyết tật đi xe lăn.
Video đang HOT
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người dân vẫn bất chấp những barie này. Nhiều lúc ngại vượt qua “chướng ngại vật”, họ lách xe vào khu vực bồn hoa. Tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm một mảng cỏ xanh đã chết sạch vì bị các phương tiện xéo nát.
Việc gắn barie trên vỉa hè nhận được sự ủng hộ của người dân, song cũng có không ít ý kiến cho rằng cách lắp không phù hợp gây khó khăn cho người đi bộ nhất là người khuyết tật. UBND quận 1 sau đó đã có văn bản kiến nghị Sở GTVT xem lại tính pháp lý và hợp lý của việc lắp barie trên vỉa hè.
Quốc Anh
Theo Dantri
HN: "Ma trận vỉa hè" đẩy người đi bộ xuống lòng đường
Vỉa hè bị chiếm dụng bởi những bếp than, xe máy, bàn ghế, hàng quán... khiến người đi bộ ở Hà Nội phải đi xuống lòng đường hoặc lạng lách, đánh võng tìm một lối thoát trên vỉa hè.
Tại Hà Nội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra rất phổ biến nhưng ít thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.
Mới đây, chính quyền quận 1 và quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) đã ra quân rất quyết liệt xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Thậm chí, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1 còn khẳng định, nếu không giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông sẽ "cởi áo về vườn".
Sau khi các đơn vị chức năng ra quân và xử phạt, nhiều tuyến đường ở TP Hồ Chí Minh đã trật tự trở lại, vỉa hè thông thoáng và người dân có thể đi lại an toàn.
Tại Hà Nội, theo ghi nhận của PV ngày 24/2, tình trạng vi phạm, lấn chiếm vỉa hè vẫn diễn ra rất phố biến tại nhiều tuyến phố, nhất là khu vực phố cổ, nơi có lượng người dân và khách du lịch đi bộ rất đông.
Vỉa hè bị chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán, bày biện đồ đạc của người dân. Người đi bộ bị "đẩy" xuống lòng đường hoặc phải len lỏi qua những "ma trận" đồ đạc trên vỉa hè để tìm lối đi.
Còn nhớ sau vụ Camry "điên" đâm chết 3 người ở Ái Mộ (Long Biên) hồi cuối tháng 2/2016, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia từng nói cần xử phạt nghiêm hơn, chặt chẽ hơn những đối tượng chiếm dụng, sử dụng trái phép và cấp giấy phép sử dụng trái phép hạ tầng dành cho người đi bộ nhằm tạo môi trường an toàn cho người đi bộ.
Trong khi vỉa hè bị lấn chiếm không bị xử phạt thì từ 1/2/2016, Phòng CSGT Hà Nội đã ra quân xử phạt người đi bộ sai quy định. Trước thực trạng vỉa hè đang bị chiếm dụng, người đi bộ đang lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan".
Một số hình ảnh vỉa hè bị chiếm dụng PV ghi nhận chiều 24/2 tại Hà Nội:
Vỉa hè những tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân... luôn là nơi bày hàng của những hộ dân kinh doanh ven đường.
Những hàng quán bán đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh chiếm trọn vỉa hè của người đi bộ.
Nhiều hộ dân còn mang bếp than, nồi áp suất ra đặt ở vỉa hè để đun nấu gây nguy hiểm cho người đi đường.
Những chiếc máy cắt, máy hàn trên phố Lò Rèn chiếm trọn vỉa hè và liên tục "phun lửa" ra phía lòng đường.
Xe máy, hàng rong bán bánh mì trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng "đẩy" người đi bộ xuống lòng đường.
Nếu không muốn trèo lên yên xe để được đi trên vỉa hè phố Đinh Liệt thì những du khách này đi bộ xuống lòng đường.
Xe máy và quầy hàng bày giày dép khiến người đi bộ trên phố Cầu Gỗ phải len lỏi, lạng lách để vượt qua.
Rất khó để tìm một kẽ hở cho người đi bộ trên vỉa hè phố Hàng Bạc.
Không còn vỉa hè, hàng rong tràn cả xuống lòng đường để bán hàng, mời chào du khách.
Khi có bóng dáng của lực lượng chức năng, hàng rong lại di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Theo Danviet
TPHCM: Quyết lấy lại vỉa hè và kêu gọi người dân đi bộ Người đứng đầu chính quyền TPHCM đánh giá cao sự quyết liệt của quận 1 trong việc chấn chỉnh trật tự đô thị thời gian qua và cho rằng lãnh đạo phải ra đường thì "mới có hiệu quả". Chủ tịch TPHCM yêu cầu các quận, huyện: "Hãy lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Việc gì hợp lòng dân thì cứ...