Cất cánh tháng 4: Câu chuyện về những con người nỗ lực gìn giữ những giá trị cho thế hệ mai sau
Chương trình Cất cánh tháng 4 chủ đề Mai sau đã mang đến 3 câu chuyện đẹp về những con người không ngừng gìn giữ lưu truyền cho hiện tại và ngày mai những di sản quý.
Những gì của ngày mai cũng chính là của ngày hôm nay. Vì vậy, con người không chỉ bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn hóa…cho cuộc sống hiện tại mà còn cho ngày mai. Ngày 22/4 được Liên hợp quốc chọn là ngày trái đất hay còn gọi là ngày Quốc tế mẹ trái đất. Từ năm 2009 đây là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.
Đặc biệt một trong những thông điệp mà Seagames 31 năm nay hướng đến đó là Seagames xanh. Con cháu chúng ta có được thừa hưởng những điều tốt đẹp hay không đều được quyết định bởi hành động của thế hệ trước.
Cất cánhtháng 4 năm 2022 với chủ đề ” Ngày mai” là những câu chuyện được chia sẻ bởi những con người đã, đang nỗ lực để giữ lại, lưu truyền cho hiện tại và ngày mai những di sản quý.
Đến với chương trình khán giả sẽ được gặp gỡ, lắng nghe câu chuyện của 4 khách mời đặc biệt gồm: chị Lê Thị Bé Bảy – Phó phòng văn hóa – Thông tin quận Bình Thủy – bà đỡ của Cồn Sơn – trả lại những gì nguyên gốc của Cồn Sơn; Vận động viên Wushu Nguyễn Thúy Hiền – người đầu tiên của Việt Nam đoạt huy chương vàng thế giới – để lại cho thế hệ sau tinh thần Việt ý chí Việt; Anh Hoàng Việt Bình và Lý Viết Trường và cuốn từ điển văn hóa Then.
Lê Thị Bé Bảy, bà đỡ của Cồn Sơn
Cách trung tâm thành phố Cấn thơ khoảng 6km, nằm giữa lòng sông Hậu, Cồn Sơn (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) có diện tích rộng hơn 67ha, nơi đây từng hoang vu người dân chủ yếu sống bằng nghề làm vườn, trồng rau, trồng cây ăn trái, đào ao nuôi cá. Nhưng được sự hiến kế của người phụ nữ với cái tên mộc mạc Bé Bảy, Cồn Sơn nay trở thành một ốc đảo xanh nổi tiếng giữ được “chất quê” ở phố, nơi đây còn níu chân du khách bằng cách làm du lịch cộng đồng độc đáo, gắn với việc gìn giữ và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Chia sẻ về quá trình biến Cồn Sơn trở thành một ốc đảo xanh nổi tiếng, chị Lê Thị Bé Bảy chia sẻ: “Trước đây, Cồn Sơn là vùng đất 5 không (không đường, không trường, không trạm, không điện, không nước sạch). Lý do là bởi nơi đây có diện tích nhỏ, dân cư thưa thớt không đủ dân cư để xây dựng trường học, trạm y tế … Hồi mới về phòng văn hóa quận Bình Thủy làm, mỗi lần họp cứ nghe mấy anh nói làm sao để khai thác Bình Thủy trở thành điểm du lịch nổi tiếng cho Cần Thơ. Tôi cũng trăn trở nhiều lắm. Đến năm 2012, tôi tham dự một buổi tọa đàm du lịch, trong đó tôi nhớ mãi có một anh nói về khái niệm “du lịch nông dân” nghĩa là làm sao để cho người nông dân làm du lịch. Khi đó tôi đại diện Bình Thủy có nhắc đến Cồn Sơn và mấy địa danh khác nhưng nhiều người chê chỗ này quá hoang vu. Đến năm 2014 công ty Thủy Sản Miền Nam đưa điện qua sông bằng cáp ngầm thì cuộc sống ở nơi đây mới bắt đầu có những thay đổi”.
“Năm 2015, trong dịp cúng đình Bình Thủy vào tháng tư âm lịch, tôi gặp một bạn tên Trân lúc đó đang là bí thư Đoàn Thanh niên ở Cồn Sơn. Hai chị em tâm sự, không ngờ cùng chung giấc mơ. Lại gặp mấy anh nhà báo Cần Thơ có lòng với Cồn Sơn, các anh giúp vô điều kiện. Chúng tôi bắt đầu bằng cuốn phim “Làm bánh quê” ở tại nhà chị Năm Phước – nhà vườn Song Khánh, là hộ đầu tiên tham gia để giới thiệu về ẩm thực địa phương. Trước đây, người dân Cồn Sơn đa phần trồng cây ăn trái (chôm chôm, nhãn, bưởi, mận, ổi…) đem ra chợ bán cho các thương lái, giá cả không ổn định nên cuộc sống cũng còn nhiều khó khăn”, chị Bảy nhớ lại.
Video đang HOT
“Sau này, chúng tôi tư vấn bà con Cồn Sơn liên kết với nhau tạo nên chuỗi nhà vườn liên kết làm du lịch, học theo mô hình Hà Nội 36 Phố Phường. Từ lúc đó tôi mới lên giá cả, phân công các hộ, mỗi nhà có một thế mạnh, nhà làm bánh, nhà có mắm đồng, nhà có vườn cây trái, nhà có hồ cá, hồ sen… Tháng 6/2015, chúng tôi giới thiệu Cồn Sơn chính thức là điểm du lịch mới do đoàn viên phường Bùi Hữu Nghĩa quản lý. Nói về việc phát triển du lịch bền vững, ngoài việc xây dựng mô hình cụ thể,chúng tôi còn khuyến khích bà con Cồn Sơn tự biết giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh nhà và khung đường khách tham quan đi lại. Các hộ dân tham gia chuỗi liên kết biết chia sẽ thu nhập với nhau. Bà con giữ gìn và giới thiệu nét đẹp của đời sống bản địa đến khách tham quan. Phát huy nét đẹp văn hóa của địa phương mình”.
Chị Bé Bảy với sự kiến tạo của mình đã làm sống động một vùng đất hoang vu nhưng vẫn giữ nguyên được bản sắc vốn có của mảnh đất hiền hòa, con người thân thiện hồn hậu, thiên nhiên xanh sạch gửi cho ngày mai những hơi thở trong lành.
Vận động viên Wushu Nguyễn Thúy Hiền – người đầu tiên của Việt Nam đoạt huy chương vàng thế giới – để lại cho thế hệ sau tinh thần Việt ý chí Việt.
Năm 1993 trong giải vô địch wushu thế giới ở Malaysia gọi tên cô gái Việt Nam Nguyễn Thúy Hiền giành giải huy chương vàng. Giây phút ấy đem lại sự ngỡ ngàng kèm với đó là sự thán phục với cô gái mới tròn 14 tuổi và chỉ làm quen với wushu chưa đầy 1 năm. Chiếc huy chương vàng thế giới đầu tiền của Việt Nam và với Thúy Hiền đã là sự bước sang trang mới cho võ Việt Nam và Thúy Hiền. Thúy Hiền giữ vững vị trí vận động viên wushu hàng đầu của Việt Nam và châu lục cho tới khi từ giã sự nghiệp vào năm 2005 và sự nghiệp của cô cũng là “di sản” quý cho những đàn em sau cô.
Nhớ về những ký ức vinh quang đó, chị Thúy Hiền cho biết: “Trong tôi luôn là những ký ức không thể nào quên và tôi tự hào, hạnh phúc khi mình đã đóng góp một phần trong dòng chảy lịch sử của Thể thao Việt Nam. Tôi nhớ khi giành HCV thế giới tại Malaysia năm 1993, khi lên bục nhận HCV còn không có nhạc Quốc ca vì tất cả đều bất ngờ, không chuẩn bị trước. Vậy là thầy trò cùng nhau hướng nhìn lá Quốc kỳ được kéo lên ở vị trí cao nhất, hát Quốc ca không cần nhạc. Nghĩ lại, khoảnh khắc đó thật vô cùng xúc động”.
“Sau này, đứng trên bục cao nhất, nhận không ít tấm HCV, tôi luôn nhớ về giây phút đầu tiên ấy, giây phút hát quốc ca không có nhạc đệm tạo nên một ấn tượng vô cùng lớn trong một cô gái 14 tuổi. Tôi luôn ý thức được nhiệm vụ cao nhất của người VĐV là mang vinh quang về cho Tổ quốc”.
Chia sẻ về hiện tại, Thúy Hiền cho biết: “Tôi đang tham gia vào dự án có tên “Tự hào Việt Nam” với tư cách là ca sỹ hát chính bài hát Đường đến ngày vinh quang và các bài biểu diễn võ thuật. Dự án thể hiện tinh thần thượng võ, yêu chuộng hòa bình và sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em của Việt Nam đồng thời nồng nhiệt chào đón 11 đoàn thể thao đến dự tham gia Seagames 31 tại Việt Nam, đồng thời cũng giới thiệu cảnh đẹp của Việt Nam và chí khí của con người Việt với tinh thần thượng võ, cổ vũ cho các vận động viên tham dự Seagames 31 hết mình vì màu cờ sắc áo”.
“Tôi vẫn đóng góp cho thể thao nước nhà ở vai trò của một HLV. Những học trò của tôi cũng sẽ thi đấu ở Seagames lần này. Tôi muốn nói với các em rằng: hãy tập trung hoàn toàn vào bài biểu diễn của mình, làm sao hãy thể hiện tốt nhất khả năng trong bài thi. Với một người từng là một VĐV, tôi luôn muốn nói với các các học trò của mình, các em VĐV thế hệ sau về một tinh thần Việt Nam, một ý chí không lùi bước trước khó khăn. Là một người mẹ của những đứa con, tôi luôn hướng con tôi vào một ngày mai vào một tương lai tự tin, làm chủ cuộc đời mình…”.
Hoàng Việt Bình và Lý Viết Trường và cuốn từ điển văn hóa Then
Ngày 13/12, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, Thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc.
Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm với dân tộc mình, 2 tác giả trẻ tuổi xứ Lạng Hoàng Việt Bình (sinh năm 1988, dân tộc Tày, hiện công tác tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn) và Lý Viết Trường (sinh năm 1994, dân tộc Nùng, hiện công tác tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vừa cho ra mắt cuốn sách “Từ điển văn hóa Then” (Nhà xuất bản Thế giới). Cuốn sách được coi là công trình mở đầu, là “chìa khóa” để mở cánh cửa vào thế giới của Then rộng lớn. Chúng ta hãy cùng những tác giả của cuốn từ điển bước vào thế giới then.
Hoàng Việt Bình biểu diễn đoạn then bài “Xứ Lạng nên thơ”
Tôi lớn lên như bao đứa con Tày Nùng ở xứ Lạng, ngay từ thuở nhỏ, vì bà nội làm Then nên mỗi đêm về lại nghe bà hát cầu an cho dân bản, có khi tôi ngủ say ngay dưới chân chữ ngũ và bầu đàn của bà nội…. bà đi đâu cũng dắt theo tôi như thầm nhắn nhủ rằng, hãy kế tục sự nghiệp của bà nội. Khi còn học tiểu học, tôi lại bén duyên với Then và đã giành rất nhiều giải thưởng liên quan đến Then đến nỗi mẹ tôi từng may luôn 1 cái nải 3 gang để đựng cúp vàng.. Tốt nghiệp cấp 3, khi chọn ngành Đại học, em đặt bút chọn khoa quản lý văn hóa nghệ thuật – Đại học Văn hóa Hà Nội và Khoa thiết kế sân khấu – ĐH sân khấu điện ảnh, bởi mảng văn hóa từ lâu đã trở thành là máu thịt , là nguồn sống trong tôi. Rồi khi chuẩn bị đi thi thì em bị tai nạn, cánh tay trái mẻ xương,, tay bó bột … những với quyết tâm em đã đỗ trường Đại học văn hóa và dành 4 năm trời lên Hà Nội học tập”, Hoàng Việt Bình chia sẻ.
“Trong 10 năm qua , tôi đi khắp nơi trong tỉnh dạy đàn, từ trường nội trú đến khu dân cư làng văn hoá… kết quả có hơn 10 CLB then ra đời, Then đang dần hồi sinh, đặc biệt ở nhiều nghệ nhân trẻ , nhất là tỉnh Lạng Sơn, số lượng nghệ nhân chiếm 50% cả nước, Then không bị coi là mê tín như xưa nữa…chính tôi cũng được cử đi cùng đoàn cán bộ của viện âm nhạc làm hồ sơ Then là di sản Thế giới và năm 2019 thì Then chính thức là di sản thế giới, hội bảo tồn dân ca tỉnh vỡ oà, các nghệ nhân vui sướng, có thể thấy rằng cây di sản ấy cứ phát triển ngày càng lớn mạnh!”.
“Cuốn từ điển văn hóa Then được tôi ấp ủ cũng từ 10 năm trước, khi tốt nghiệp xong đại học. Lúc đó tôi nghĩ đơn giản rằng: then chỉ là những người cầm đàn và nhạc xóc lên sân khấu, nhưng không biết được chính gia đình mình cũng là nơi chứa đựng và gìn giữ di sản. Sau khi dc sắp xếp về làm việc nghiên cứu văn hóa cơ sở tại TTVH tỉnh Lạng Sơn, sau những lần trực tiếp nghe nghệ nhân họ diễn xướng, bản thân tôi mới hiểu then cổ, tức là then di sản mới là gốc rễ vấn đề. Tôi và Trường đã làm việc gần 2 năm trời để ra mắt sách”.
“Tôi vẫn luôn cho rằng, nếu không bảo vệ được hát then thì tôi và nhiều nghệ nhân, cũng như những người yêu văn hóa đã mắc tội với ông bà, tổ tiên và con cháu đời sau vì đã làm mất đi “kho báu” vô cùng quý giá mà có thể phải rất lâu nữa chúng ta cũng không thể gây dựng được. Then là tài sản vô giá không chỉ của người Tày – Nùng mà còn là của chung của nền văn hóa Việt Nam – một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống không chỉ là của riêng ngành văn hóa mà nó còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, của mỗi người dân như tôi, như các bạn, bảo tồn để thêm tự hào về quá khứ và gìn giữ điều tốt đẹp cho những thế hệ sau”.
Cửu Long một mai còn có hai mùa?
Giữa tháng 3, nước sông Mêkông cao bất thường. Các đập thủy điện thượng nguồn xả hàng tỉ mét khối nước khiến cho mùa khô vùng châu thổ biến thành mùa nước nổi!
Thông tin mực nước lấy từ các trạm quan trắc ở Tân Châu và Châu Đốc, là hai trạm đo chính của sông Tiền và sông Hậu, khiến nhiều người lo lắng, còn riêng tôi thì nhớ lại nhiều điều.
Ấy là mùa nước nổi năm 1995, khi tôi và một anh bạn đồng nghiệp làm báo xuôi về miền châu thổ Cửu Long tác nghiệp. Bản tin fax đi từ bưu điện Tân An (Long An) ngày 28-9-1995 có tựa đề: "Vùng trũng Đồng Tháp Mười chìm trong biển nước". Nhưng đó là mùa của cá tôm vùng vẫy xuôi về từ Biển Hồ (Campuchia). Còn năm nay, vào giữa tháng 3 lại được nghe một ngư dân ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tâm sự: "Mùa khô mà nước sông Tiền dâng cao như mùa nước nổi. Nhưng nước tràn về thì trong xanh, không có vị đỏ phù sa của mùa ầm ào nước lũ...".
Mùa nước nổi miền Tây. Ảnh: N.K
Đó là điều rất mực lo lắng, bởi sự bất thường của con nước liên quan đến sinh kế của hàng triệu người. Các chuyên gia cho rằng nếu trong mùa khô, dòng chảy khác đi sẽ thay đổi hệ sinh thái, sinh ra hiện tượng sạt lở, đất đai bạc màu. Cây cối, cá tôm cũng sẽ thay đổi gen di truyền vốn đã được "mã hóa" từ bao đời, phá vỡ quy luật sinh tồn mà tạo hóa đã ban cho muôn loài...
Chợt nhớ trong bài phỏng vấn ngày đó mà tôi còn lưu lại, một vị lãnh đạo tỉnh Long An nói dù lượng nước phân bổ vào mùa lũ chiếm đến 80% lượng nước hàng năm đổ về hai dòng sông lớn: sông Tiền và sông Hậu, nhưng với 20% lượng nước còn lại của mùa khô, nếu biết cách điều tiết thì cũng sẽ như hàng trăm năm qua, vạn vật vẫn cứ thích ứng mà tồn tại!
Tôi có những chuyến đi hàng tháng trời cùng mùa lũ đồng bằng châu thổ Cửu Long, "nằm vùng" và suy nghiệm từ thực tế. Còn nhớ lời của một lão nông mưu sinh trên sông nước Đồng Tháp có cái tên chất phác Trần Văn Lến mà tôi còn ghi lại trong quyển nhật ký đồng bằng: "Trời đất đã sinh như vậy. Con nước lũ đồng bằng cho cơm cho cá, mùa nào thức nấy, nếu thay đổi thì sẽ rất khó sống". Giở nhật ký đọc lại mà tôi còn nhớ như in hơi rượu phả ra từ ông lão bên bến sông chiều muộn.
Hai mươi năm trước, tôi cũng có khá nhiều chuyến đi với các chuyên gia chỉnh trị sông thuộc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam do Giáo sư Nguyễn Ân Niên, lúc ấy là viện trưởng, dẫn đầu. Vị Viện trưởng đã đôi lần nói, đại ý chỉnh trị các dòng sông lớn, nhỏ đều phải dựa vào nguyên lý tự nhiên của dòng chảy, vào những khảo sát thực tế và căn cứ theo mùa, nếu không thuận với lẽ tự nhiên thì công việc ắt sẽ thất bại. Ở Tân Châu (An Giang), nơi nổi tiếng với loại lãnh Mỹ A truyền thống, vị giáo sư ấy đã từng cùng các đồng sự miệt mài khảo sát thực địa, nghiên cứu xây bờ kè với mong muốn cứu lấy một thị trấn khá sầm uất trước nguy cơ sạt lở bờ sông Tiền.
Nhưng câu chuyện ấy diễn ra giữa những năm tháng phía thượng nguồn chưa xây nhiều đập thủy điện như bây giờ, lúc dòng Mêkông vẫn đều đặn mỗi năm hai mùa con nước đi qua bao xóm thôn làng mạc, để đưa nước tắm mát phù sa cho đồng ruộng, vườn tược tươi xanh.
Còn bây giờ, mỗi khi nghe hay nghĩ đến câu chuyện thay đổi của một vùng đất nào đó vốn phì nhiêu, trù phú thì lại thấy lo ngại. Cứ thử hình dung nhiều năm sau nữa, nếu vẫn không có kế hoạch điều tiết dòng chảy, miền đồng bằng châu thổ không còn hai mùa như trước thì sẽ ra sao?
Sắp xếp lại lồng bè để 'giải cứu' sông Hậu Nét đặc trưng trên dòng sông Hậu là dãy lồng bè nuôi thủy sản nằm dọc đôi bờ. Dòng sông nuôi lớn biết bao đàn cá, mang lại sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, cái gì thái quá cũng không tốt. Lồng bè đua nhau xuất hiện, ảnh hưởng ngược lại dòng sông và môi trường. Riêng tại TP. Long Xuyên (tỉnh...