Cắt bỏ khối u ‘quái’ trong buồng trứng của nữ bệnh nhân
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, đến ngày 7/3, tình trạng sức khỏe của chị N.T.T.K (33 tuổi, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc) bị u nang bì buồng trứng phải đã ổn định, hết đau bụng và có thể xuất viện trong tuần tới.
Nữ bệnh nhân N.T.T.K có khối u “quái” chứa cả xương, răng, tóc đã phục hồi sức khỏe và đang được theo dõi tại Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai). Ảnh: TTXVN phát
Trước đó, ngày 4/3, chị K nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị bên phải. Tiến hành kiểm tra, kết hợp kết quả siêu âm, chụp CT, các bác sỹ phát hiện, bệnh nhân có u nang bì buồng trứng phải và được chỉ định phẫu thuật nội soi bóc tách khối u.
Tiến hành phẫu thuật, các bác sỹ đã bóc tách một khối u kích thước khoảng 4×5cm, bên trong có chứa các thành phần của thời kỳ phôi thai còn sót lại như: lông, tóc, móng tay, răng, xương… Đây bản chất là tế bào mầm của phôi thai, biệt hóa thành xương, răng, tóc… nên được gọi là u “quái”.
Bác sỹ Nguyễn Bá Quyết, phụ trách Khoa Sản, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc cho biết, trường hợp này, các bác sỹ thực hiện phương pháp mổ nội soi nên ít gây tổn thương, hạn chế mất máu, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ; đặc biệt bệnh nhân phục hồi rất nhanh. Đối với trường hợp này, bệnh nhân may mắn phát hiện sớm. Nếu để lâu, khối u sẽ có nguy cơ trở thành u nang buồng trứng xoắn dẫn đến hoại tử, nhiễm độc, nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sỹ khuyến cáo, dạng u nang bì buồng trứng là một bệnh lý phát triển âm thầm, ít biểu hiện ra bên ngoài nên rất khó phát hiện. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, chị em cần chủ động khám bệnh định kỳ.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu thường xuyên, ăn không ngon, giảm cân không rõ nguyên nhân…, chị em nên đi thăm khám để sớm phát hiện bệnh, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Suýt cắt gan do nhầm sán là ung thư
Người đàn ông quê Thái Bình đi khám ở nhiều nơi, phát hiện gan có khối dịch nghi ngờ ung thư, đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng mới biết mắc sán lá gan.
Video đang HOT
Anh Trịnh Đình Nam (45 tuổi) xuất hiện triệu chứng đau vùng bụng liên tục trong 2 tháng. Lo lắng cho sức khỏe của chồng, vợ anh đưa đi khám tại một bệnh viện ngoại khoa, ở đây người đàn ông được chẩn đoán mắc ung thư gan, chỉ định mổ để cắt bỏ khối u.
"Nghe thấy ung thư tôi nghĩ mình chết chắc rồi", người đàn ông nói và cho biết trong khi trở về nhà chuẩn bị giấy tờ và tiền bạc để vào viện mổ, anh được một hàng xóm giới thiệu đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thăm khám. Bởi có nhiều người được chẩn đoán u gan như anh, khi đi khám mới biết ký sinh trùng làm tổ ở gan.
Mang hi vọng, anh Nam cùng vợ lập tức trở lên Hà Nội vào ngày hôm sau. Chờ ở viện từ 5h sáng để thăm khám, sau nhiều loại xét nghiệm, siêu âm anh Nam được chẩn đoán mắc sán lá gan lớn.
"Suýt nữa thì tôi đã phải cắt bỏ một phần gan của mình", anh Nam vui vẻ cho biết đây là kỷ niệm đáng nhớ với anh.
Người đàn ông 45 tuổi chia sẻ, nguyên nhân khiến anh mắc sán lá gan lớn là do sở thích ăn rau sống và ăn gỏi.
Sán lá gan lớn làm tổn thương gan, dễ bị nhầm lẫn với ung thư. (Ảnh minh họa)
TS.BS Trần Huy Thọ - Phó giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cho biết, bệnh nhân đến viện ngày cận Tết trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, đau nhiều vùng bụng.
"Anh ấy liên tục nói bác sĩ cứu tôi với", bác sĩ Thọ nhớ lại ca khám bệnh hôm đấy. Sau nhiều xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu, bác sĩ cho biết phát hiện ổ tổn thương ở gan là do sán lá gan lớn tạo thành.
Nhận kết quả không phải ung thư, cặp vợ chồng người Thái Bình ôm nhau khóc ở viện, liên tục nói cảm ơn bác sĩ. Anh Nam sau đó nhập viện 1 tuần để dùng thuốc tẩy sán, các bác sĩ hẹn thăm khám lại sau 1 tháng để kiểm tra ổn tổn thương.
Theo TS Thọ, bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ gây áp xe gan khá phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân do ăn uống dính phải trứng hoặc ấu trùng nang có trong nước lã, gỏi cá, tôm sống chấm mù tạt, rau mọc dưới nước chưa rửa sạch...
Khi ấu trùng xâm nhập vào mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành, đẻ trứng trong ống dẫn mật. Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước ngọt ở sông suối, ao hồ... sinh trưởng theo chu kỳ mới.
Bệnh nhân sán lá gan thường có triệu chứng đau tức vùng gan, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tắc mật, ứ mật, vàng da. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ xuất hiện trạng thái thiếu máu, gan bị xơ hóa, tăng huyết áp tĩnh mạch cửa và suy kiệt dần.
"Phần lớn bệnh nhân nhiễm giun sán thông qua con đường ăn uống. Không ít bệnh nhân nhiễm giun sán 10-15 năm thường gặp triệu chứng "ngứa điên, ngứa dại" nhưng đi khám không đúng chuyên khoa nên mãi không bắt được bệnh", TS Thọ nhấn mạnh.
Bác sĩ Thọ cho biết, có rất nhiều trường hợp như anh Nam, bị chẩn đoán nhầm là ung thư, có người khi mổ cắt gan rồi mới tìm thấy sán lá gan, được chuyển lên Viện Sốt rét - Ký sinh trùng điều trị.
Bác sĩ Thọ thăm khám cho bệnh nhân nhiễm sán lá gan. (Ảnh minh họa)
Để đề phòng các bệnh lý do giun sán nói chung và sán lá gan nói riêng, TS Thọ khuyến cáo:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, đặc biệt không nên ăn các loại cá, ốc chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.
- Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải...
- Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
- Sử dụng nước sạch để ăn uống.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh phải đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phẫu thuật thành công hai bệnh nhân có khối u não kích thước lớn U não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, u thường phát triển âm thầm, không có triệu chứng đặc hiệu mà thường chỉ có triệu chứng khi u chèn ép vào các thành phần của hệ thần kinh, đặc biệt khi u đã tạo thành nang dịch tăng thể tích, gây phù mô não quanh u, tăng áp lực nội sọ. Dấu...