Cất bằng đại học, giới trẻ đổ xô làm công việc giao hàng, livestream
Một báo cáo mới đây tại Trung Quốc chỉ ra rằng nhu cầu về ‘việc làm linh hoạt’ như lái xe giao hàng và phát trực tiếp ( livestreaming) đang tăng mạnh.
Báo cáo được công bố bởi nền tảng tuyển dụng hàng đầu Zhilian Zhaopin và Đại học Tế Nam (Sơn Đông), cho thấy nhu cầu về công việc tự do đã tăng lên trong quý đầu tiên của năm 2023, ngay cả khi nhu cầu thị trường của những công việc như vậy đã giảm dần kể từ đỉnh điểm của đại dịch.
Cụ thể, theo báo cáo, ngày càng nhiều người trẻ tìm việc ở Trung Quốc, bao gồm nhiều người có bằng đại học, đang tìm kiếm “việc làm linh hoạt”.
Trong khi khoảng 60% tin tuyển dụng công việc linh hoạt không yêu cầu trình độ học vấn, 45,5% người tìm việc linh hoạt có bằng đại học và 6,2% có bằng thạc sĩ, so với mức 42,6% và 5,4% tương ứng ở những người tìm kiếm việc làm truyền thống.
“Những người tìm việc linh hoạt có nhiều khả năng ‘hạ cấp’, nghĩa là trình độ vốn nhân lực của họ cao hơn yêu cầu của vị trí họ ứng tuyển, dẫn đến tình trạng không đủ tiêu chuẩn”, theo báo cáo.
Trong khi nhu cầu về những công việc linh hoạt này đã giảm sau đại dịch, nhu cầu của giới trẻ Trung Quốc về loại hình làm việc này đã tăng trở lại trong năm nay.
Sự gia tăng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như thay đổi sở thích công việc, tiến bộ công nghệ hay sự không chắc chắn về kinh tế.
Sự gia tăng của ngành thương mại điện tử và các chuẩn mực làm việc từ xa cũng đóng một vai trò quan trọng. Xu hướng này nhấn mạnh một bộ phận ngày càng tăng của lực lượng lao động coi trọng tính linh hoạt trong sắp xếp công việc, thúc đẩy nhu cầu điều chỉnh các chính sách và cơ hội việc làm.
Dựa trên phân tích các tin tuyển dụng và hồ sơ xin việc nộp trên trang web của Zhilian Zhaopin từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2023, báo cáo tập trung vào công việc tự do trong nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc, bao gồm cả lái xe giao hàng và phát trực tiếp (livestreaming).
Video đang HOT
Những công việc có thời gian linh hoạt, cạnh tranh vừa phải trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch khi các ngành công nghiệp truyền thống phải chịu lệnh phong tỏa và hạn chế.
Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ những công việc như vậy đã giảm so với tất cả các vị trí tuyển dụng trong quý I năm 2023 sau khi dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch, tỷ lệ người tìm kiếm những công việc như vậy đã tăng trở lại từ 21,4% vào cuối năm ngoái, lên 23,2% trong 3 tháng đầu năm nay.
“Sự sụt giảm số lượng tuyển dụng cho công việc linh hoạt về thời gian có thể phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch”, theo các nghiên cứu trình bày trong báo cáo.
Trong biểu đồ, đường màu xanh đậm thể hiện % nhu cầu tuyển dụng công việc linh hoạt trong khi đường màu xanh nhạt thể hiện nhu cầu của người tìm kiếm công việc này.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị Trung Quốc đã tăng vọt trong năm 2023, khiến chính phủ nước này đã kêu gọi sinh viên tốt nghiệp cởi mở hơn với các kênh tìm việc làm thay thế.
Các chuyên gia đã nhấn mạnh vấn đề “sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm kiếm việc làm”, theo đó sinh viên tốt nghiệp không đủ tiêu chuẩn cho công việc dành cho họ.
Trên thực tế, nhiều trường đại học đang không cung cấp đủ những kỹ năng cần thiết để sinh viên mới tốt nghiệp thành công trên thị trường lao động.
Những loại hình việc làm linh hoạt mới này đặc biệt hấp dẫn đối với giới trẻ Trung Quốc, với khoảng một nửa số người tìm việc linh hoạt dưới 25 tuổi, so với 38% của những người tìm việc truyền thống.
Những công việc như vậy thường mang lại ít lợi ích xã hội hơn so với những công việc truyền thống. Theo báo cáo, chỉ có 19,3% công việc linh hoạt được bảo hiểm xã hội chi trả, so với 55,4% ở thị trường việc làm truyền thống. Trong khi đó, mức độ sinh viên tốt nghiệp phù hợp cho cả công việc truyền thống và công việc linh hoạt đã giảm đáng kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, số lượng “lao động linh hoạt” đạt xấp xỉ 200 triệu vào năm 2021, bao gồm 4 triệu tài xế giao đồ ăn và hơn 1,6 triệu lao động liên quan đến phát trực tiếp.
Việc làm linh hoạt (flexible employment)/ công việc tự do (gig work) là một loại công việc ngắn hạn, dựa trên dự án, giúp người lao động linh hoạt trong việc lựa chọn lịch trình của riêng họ và thực hiện các nhiệm vụ hoặc dự án khác nhau. Loại việc làm này ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc, ngay cả với những sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, nó có thể thiếu một số lợi ích của công việc truyền thống như bảo hiểm y tế và thu nhập ổn định.
Phạm Thoại tiếc vì bỏ học ĐH, cho biết từng bị khinh vì không có bằng
Phạm Thoại có lẽ là cái tên quen thuộc, dù không có bằng đại học, thế nhưng anh chàng vẫn có thể kiếm được cả trăm triệu một tháng.
Dù vậy, đối với Phạm Thoại, việc bỏ học không phải là điều đáng tự hào. Thậm chí, đến tận thời điểm này, anh chàng vẫn cảm thấy hối hận vì đã không học hết năm 4.
Phạm Thoại liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đại học. (Ảnh: N.P)
Trong một chia sẻ mới đây, Phạm Thoại liên tục khuyên các bạn trẻ đừng bỏ học để đi kiếm tiền. Bởi điều đó có thể cản trở con đường thăng tiến trong sự nghiệp sau này.
Anh chàng bộc bạch: " Có nhiều bạn nói với mình là 'bằng đại học có cũng như không, có bằng lương còn thấp hơn không bằng.' Cũng đúng, nhưng mà đấy là các bạn chỉ suy nghĩ cho hiện tại thôi, chứ các bạn không nghĩ tương lai chúng ta sẽ ra sao. Biết đâu bất ngờ ngày mai tỉnh dậy, từ một đứa nhân viên thành quản lý cửa hàng, hay một chức vụ cao hơn, thì liệu rằng có ai cần những người không có bằng cấp hay không?
Các bạn làm chức vụ càng cao thì kiến thức càng phải chắc chắn và chuyên ngành hơn. Có những người không học nhưng vẫn làm triệu phú, tỉ phú. Đúng, nhưng giữa 7 tỉ người được bao nhiêu người được như vậy?"
Chia sẻ của Phạm Thoại nhận được sự đồng tình lớn. (Clip: N.P)
Dù đang trên đà phát triển sự nghiệp, thế nhưng Phạm Thoại vẫn muốn có được tấm bằng đại học. (Ảnh: N.P)
Bên cạnh đó, anh chàng cũng cho biết bản thân gặp rất nhiều khó khăn chỉ vì không có tấm bằng đại học. Thậm chí có những lúc, Phạm Thoại còn cảm thấy buồn lòng khi gặp đối tác, khách hàng. Anh chàng kể: " Bản thân mình cũng từng sai lầm vì đã không cố gắng học hết 4 năm đại học. Tới thời điểm hiện tại, công việc của mình lại cần tấm bằng đó. Giữa hàng nghìn người mình tiếp xúc, ai cũng có bằng cấp, ai cũng có trình độ. Còn mình bây giờ mới bắt đầu tìm lại những kiến thức mà mình đã 'rơi'.
Công việc hiện tại của mình là livestream kiếm được nhiều tiền, nhưng bị người ta gọi là thằng ất ơ. Thậm chí nhiều khi mình gặp đối tác còn chẳng hiểu người ta nói gì, và những người có kiến thức người ta cũng không muốn tiếp xúc với người không có trình độ. Đơn giản người giỏi muốn giỏi hơn chứ chẳng ai muốn dốt đi. Các bạn đừng tìm công việc 5-10 triệu, có bằng đại học có khi còn kiếm gấp 5,10 lần."
Không có bằng đại học đã khiến Phạm Thoại gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: N.P)
Đó cũng chính là lý do anh chàng liên tục khuyên mọi người đừng bỏ học. (Ảnh: N.P)
Được biết, gia cảnh Phạm Thoại từng rất khó khăn, thậm chí còn nghèo nhất làng. Vì vậy việc học đại học đối với anh chàng là một điều rất đỗi xa vời. Bản thân anh từng phải làm đủ nghề như phát tờ rơi, bảo vệ, bán bánh mì đêm, nhân viên siêu thị,... để có tiền đóng học phí. Đến năm cuối cùng, anh đã quyết định ngưng việc học để theo đuổi giấc mộng kiếm tiền.
Tuy nhiên điều này khiến Phạm Thoại vô cùng hối hận. Trước đây, anh từng nghĩ chỉ cần kiếm được tiền thì không cần phải học. Nhưng sau một thời gian bươn chải, anh chàng đã có cái nhìn hoàn toàn trái ngược, vì vậy lúc nào cũng cố gắng khuyên mọi người đừng như mình.
Rất nhiều người đồng cảm với Phạm Thoại. (Ảnh: N.P)
Vì hoàn cảnh khó khăn nên Phạm Thoại từng phải làm đủ nghề để có tiền đóng học phí. (Ảnh: N.P)
Tuy nhiên, anh đã quyết định dừng việc học để chạy theo đồng tiền. (Ảnh: N.P)
Giờ đây, Phạm Thoại đã hiểu được tầm quan trọng của tấm bằng đại học. (Ảnh: N.P)
Tất nhiên mỗi người sẽ có một định hướng, lựa chọn khác nhau. Thế nhưng dù chọn con đường nào thì mọi người cũng phải cân nhắc thật kĩ, đồng thời đừng bao giờ ngừng phát triển bản thân.
Cẩn trọng các review 'bóc phốt' trường đại học Đang vào cao điểm chọn trường, tuy nhiên nhiều học sinh bối rối vì TikTok xuất hiện hàng loạt bài đăng review trường đại học theo hướng tiêu cực hoặc 'bóc trần góc khuất' của trường. Xung quanh vấn đề này có nhiều việc rất đáng bàn. Trước mạng lưới thông tin đa dạng, rộng khắp về các trường đại học, thí sinh...