Cắt 2 buồng trứng, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tình dục?
Có nhiều trường hợp người phụ nữ vì lý do bệnh lý như: u nang buồng trứng xoắn gây vỡ, ung thư buồng trứng…, bác sĩ đã phải cắt cả 2 bên buồng trứng để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. Khi đó, bệnh nhân sẽ băn khoăn việc cắt buồng trứng sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và nhu cầu tình dục?
ảnh minh họa
Buồng trứng có chức năng ngoại tiết là tiết ra trứng và chức năng nội tiết là tiết ra các nội tiết tố nữ là estrogen và progesteron giúp người phụ nữ phát triển và duy trì giới tính nữ. Đến tuổi mãn kinh (thông thường là ngoài 50 tuổi), vì buồng trứng teo dần và không hoạt động nữa, lúc đó, lượng nội tiết nữ trong cơ thể sụt giảm mạnh, cơ thể già yếu đi theo tiến trình sinh lý tự nhiên của con người.
Việc phải cắt cả 2 buồng trứng ở phụ nữ là việc rất quan trọng, liên quan đến sức khỏe cơ thể và tình dục. Cắt hoàn toàn buồng trứng phân chia làm 2 giai đoạn theo 2 lứa tuổi của phụ nữ như:
Nếu cắt hoàn toàn buồng trứng khi chưa dậy thì (chưa thấy kinh lần đầu) thì nhiều dấu hiệu sinh lý sẽ ngừng hoặc mất đi. Chẳng hạn như không ra kinh nữa, ngực ngừng phát triển, lông mu không mọc…
Nếu bị cắt cả 2 buồng trứng khi đã qua tuổi dậy thì, nghĩa là sự phát triển cơ thể đã hoàn thành rồi thì chỉ mất đi hiện tượng hành kinh hàng tháng.
Về cơ bản, khi bị cắt hoàn toàn 2 buồng trứng thì khả năng tình dục của chị em không bị ảnh hưởng vì hormon giới tính nam (testosteron) mới là hormon duy trì và làm tăng dục năng ở cả nam và nữ. Với nữ giới bình thường, tăng nồng độ estrogen không làm tăng dục năng; nhưng nếu cung cấp hormon nam cho nữ lại làm tăng ham muốn tình dục. Trong một số trường hợp, bác sĩ thực hiện cắt 2 buồng trứng nhưng vẫn cố gắng bảo tồn mô lành của buồng trứng để duy trì chức năng nội tiết. Mô lành còn lại vẫn có thể hoạt động bù, không gây thiếu hụt về nội tiết nên không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục.
Cắt bỏ tinh hoàn thường có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục ở nam, nhưng cắt bỏ buồng trứng vẫn không ảnh hưởng đến ham muốn tình dục ở nữ. Chỉ khi cắt bỏ cả buồng trứng và tuyến thượng thận thì mới có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Vì tuyến thượng thận cũng bài tiết testosteron nên nam giới dù có bị cắt tinh hoàn và nữ giới dù có bị cắt buồng trứng hay bước vào tuổi mãn kinh thì ham muốn tình dục không phải đã hết. Tuy nhiên, khi lượng estrogen giảm đi do bị cắt 2 buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch nhờn âm đạo, vì thế làm quan hệ tình dục trở nên kém thoải mái, dễ gây đau đớn, giảm khoái cảm.
Theo Khoeplus24h.vn
Thời kỳ tiền mãn kinh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng bị suy yếu dần dần cho đến khi mất đi chức năng nội tiết, dẫn đến vô sinh ở nữ. Xem ngay nguyên nhân thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ.
1. Thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ là gì?
Video đang HOT
Thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ
Thời kỳ tiền mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên ở mọi phụ nữ, xuất hiện ở độ tuổi khoảng 42 đến 55 tuổi. Trong thời gian này, có sự giảm sút nồng độ nội tiết tố buồng trứng trong cơ thể, và buồng trứng bắt đầu ngừng sản xuất nội tiết tố sinh dục - estrogens và gestagens.
Đồng thời, quá trình rụng trứng sẽ không xảy ra, điều này dẫn đến hiện tượng vô sinh ở phụ nữ.
2. Nguyên nhân dẫn đến thời kỳ tiền mãn kinh.
Việc giảm sút hóc môn sinh dục estrogens: Nó là hormon được tiết ra từ buồng trứng và chính là chất giúp chị em có được nét thanh xuân, tươi trẻ và sự quyến rũ, khêu gợi trong việc "chăn gối" của vợ chồng.
Giảm sút estrogens là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh ở nữ giới.
Thời kỳ tiền mãn kinh là một giai đoạn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng đều phải trải qua nhưng có những người trải qua nó một cách nhẹ nhàng nhưng có những người nếm trải nó một cách nặng nề, bức bối khó chịu. Việc cần bằng estrogen trong thời gian này sẽ giúp bạn bước qua nó một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
3. Dấu hiệu và tác hại không ngờ của thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ.
- Kinh nguyệt bất thường.
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi đến thời kỳ tiền mãn kinh là đau đầu, chóng mặt, khó thở, cảm giác bị choáng, da khô, mất ngủ hay ngủ không ngon giấc.
- Hay cáu gắt, cơ thể bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.
- Tính tình thay đổi,lo âu, nóng giận.
- Cảm giác thiếu tập trung và nhầm lẫn trong trí nhớ.
- Dấu hiệu loãng xương ( đau nhức bắp thịt, mất sức, đau khớp, chuột rút...), xuất hiện các vấn đề về tim mạch ( huyết áp tăng cao, tim đập nhanh,tức ngực...).
- Chứng khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.
- Bầu vú teo, mềm và xệ, lượng mỡ giảm đi rõ rệt do thiếu hụt estrogen.
Chức năng tình dục suy giảm là dấu hiệu nhận biết thời kỳ tiền mãn kinh ở nữ.
4. Cách khắc phục và điều trị thời kỳ tiền mãn kinh hiệu quả
4.1. Giải pháp tự nhiên
4.1.1. Nên làm
- Người phụ nữ ở vào thời kỳ tiền mãn kinh nên giữ được thái độ lạc quan để giúp cho tinh thần tốt, tư duy nhẹ nhàng.
- Tạo cho mình có một cuộc sống với môi trường vui vẻ, thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn, thiết lập một kế hoạch làm việc thật khoa học để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bổ sung vitamin B
- Bổ sung canxi có trong sữa, trứng, yaourt... giúp làm giảm thay đổi tính khí, nhức đầu.
- Ăn nhiều trái cây để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress
- Đặc biệt là nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ các loài thực vật như: đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ mầm đậu nành.
- Chất xơ là chất rất cần thiết đối với phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, giúp loại trừ nguy cơ táo bón mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư. Chất xơ có thể dễ dàng được tìm thấy trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây tươi, rau xanh.
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa.
- Đối với những phụ nữ có tình cảm bất ổn định cần đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn, có khi phải dùng đến các loại thuốc an thần, hoặc thuốc tạo hưng phấn... để khôi phục nng lực khống chế tình cảm.
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để vượt qua thời kỳ tiền mãn kinh dễ dàng
4.1.2. Hạn chế
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ nên hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối; tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Nên ăn 3-4 g muối/ngày có nghĩa là không nên "kiêng" hẳn việc ăn muối mà hãy ăn muối một cách hạn chế.
Theo Trí Thức Trẻ
Khô âm đạo, nỗi buồn khó tỏ Một trong những lo lắng của chị em mọi lứa tuổi là chứng khô âm đạo. Âm đạo bị khô là khi không tiết đủ chất nhờn để có độ trơn ướt mỗi khi quan hệ tình dục. Một trong những lo lắng của chị em mọi lứa tuổi là chứng khô âm đạo. Âm đạo bị khô là khi không tiết đủ...