Carrie Lam cam kết ‘thực thi mạnh mẽ’ luật an ninh
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố thực thi mạnh mẽ luật an ninh mới, khẳng định luật sẽ khôi phục sự ổn định cho thành phố.
“Chính quyền Hong Kong sẽ thực thi mạnh mẽ điều luật này. Và tôi đã cảnh báo mọi người đừng cố vi phạm luật hoặc vượt qua lằn ranh đó, bởi hậu quả của nó sẽ rất nghiêm trọng”, lãnh đạo Hong Kong nói trong cuộc họp báo hôm nay.
Bà Lam cũng bác cáo buộc rằng luật an ninh Hong Kong sẽ bóp nghẹt các quyền tự do và chỉ trích những điều bà cho là “ngụy biện” về tác động của luật.
“Đây chắc chắn không phải sự bi quan và u ám đối với Hong Kong”, trưởng đặc khu khẳng định, thêm rằng khi thời gian qua đi, niềm tin về chính sách “một quốc gia, hai chế độ” cũng như tương lai của Hong Kong sẽ tăng lên.
Lãnh đạo Hong Kong cũng bác những ý kiến cho rằng luật an ninh mới đã khiến người dân lo sợ, khẳng định luật được đưa ra để bảo vệ các quyền tự do của đa số người dân.
“Tôi không thấy nỗi sợ hãi gia tăng trong người dân Hong Kong tuần trước”, bà Lam nói. “Luật an ninh quốc gia này thực sự tương đối ôn hòa”.
Video đang HOT
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: AFP.
Luật an ninh Hong Kong mới được thông qua hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các “trường hợp nghiêm trọng” thuộc về chính quyền trung ương.
Chính Hong Kong đã tuyên bố sử dụng cụm “Giải phóng Hong Kong, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” là bất hợp pháp theo các điều khoản kích động ly khai và lật đổ theo luật an ninh mới. Cảnh sát đặc khu đã bắt ít nhất 10 người theo luật mới và truy tố trường hợp đầu tiên với tội danh khủng bố.
Các thành viên của Ủy ban Bảo vệ Luật an ninh Quốc gia Hong Kong, trong đó chủ tịch là trưởng đặc khu Carrie Lam, đã ra mắt trong phiên họp đầu tiên hôm 6/7. Nhiệm vụ của ủy ban là “triệt phá mọi hình thức xâm nhập, lật đổ, phá hoại, khủng bố, ly khai và tôn giáo cực đoan”.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lo ngại luật an ninh mới sẽ làm suy yếu chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định luật này sẽ củng cố thêm chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, ủng hộ sự phát triển của đặc khu. Trung Quốc cũng yêu cầu các nước ngừng can thiệp vấn đề Hong Kong và các vấn đề nội bộ của nước này.
Luật an ninh Hong Kong vừa áp dụng có gì đặc biệt?
Trung Quốc vừa công bố chi tiết Luật an ninh Hong Kong, chính thức có hiệu lực vào 23 giờ (tức 22 giờ Việt Nam) ngày 30/6.
Hôm 30/6, Trung Quốc chính thức thông qua và áp dụng Luật an ninh Hong Kong, tạo tiền đề cho những thay đổi căn bản nhất đối với đặc khu kinh tế này, kể từ khi được Anh trao lại cho Trung Quốc 23 năm trước (năm 1997).
Đạo luật An ninh Hong Kong gồm 6 chương, 66 điều, quy định về trách nhiệm của những tổ chức làm nhiệm vụ duy trì an ninh quốc gia tại Hong Kong. Đồng thời xác định 4 tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động ly khai, lật đổ nhà nước, hoạt động khủng bố và thông đồng với lực lượng nước ngoài.
Cảnh sát chống bạo động tuần tra tại trung tâm mua sắm sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong hôm 30/6. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, chi tiết Luật an ninh Hong Kong có nhiều điểm đặc biệt. Đầu tiên, luật quy định tội phạm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài bị phạt tù tối đa là chung thân. Các công ty hoặc nhóm vi phạm Luật an ninh sẽ bị phạt và có thể bị đình chỉ hoạt động.
Bên cạnh đó, việc làm hư hại một số phương tiện giao thông và thiết bị được coi là "hành động khủng bố". Cơ quan chức năng có thể theo dõi và giám sát điện thoại những người bị nghi ngờ là gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Và luật này áp dụng cho cả người thường trú và cư dân không thường trú tại Hong Kong.
Luật đồng thời quy định, hoạt động của một cơ quan an ninh quốc gia mới và nhân viên của cơ quan này tại Hong Kong sẽ không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương.
Ngoài ra, việc quản lý các tổ chức phi chính phủ và cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài ở Hong Kong sẽ được tăng cường. Và bất kỳ ai bị kết án vi phạm Luật an ninh sẽ không được tham gia bất kỳ cuộc bầu cử của Hong Kong.
Bắc Kinh cho rằng việc ban bố Luật an ninh cho Hong Kong là cần thiết. Đặc biệt là sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ và chống Bắc Kinh làm rung chuyển thành phố kể từ tháng 6 năm ngoái, khiến nơi đây rơi vào tình trạng khủng hoảng lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Người biểu tình phẫn nộ trước động thái của Bắc Kinh mà họ cho là đang ngày càng kiểm soát chặt Hong Kong.
Hôm 30/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký sắc lệnh ban hành luật an ninh Hong Kong, sau khi được Ủy ban thường vụ của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) nước này thông qua cùng ngày.
Việc chính quyền trung ương Trung Quốc thông qua Luật an ninh được lãnh đạo Hong Kong ủng hộ nhưng đã gặp phải làn sóng phản đối ở thành phố này. Một số cư dân lo ngại quyền lợi của họ có thể bị xâm phạm.
Mỹ nhiều lần tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn nếu Trung Quốc thông qua bộ Luật này, như việc dỡ bỏ quy chế ưu đãi đối với Hong Kong.
Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua "Đạo luật tự chủ Hong Kong", nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt bắt buộc đối với các cá nhân và công ty ủng hộ Trung Quốc hạn chế quyền tự chủ của đặc khu này.
Hong Kong yêu cầu Mỹ không can thiệp nội bộ Chính quyền Hong Kong yêu cầu Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của đặc khu, tuyên bố không chấp nhận "các biện pháp trừng phạt". "Chúng tôi một lần nữa kêu gọi quốc hội Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong ngay lập tức", thông cáo đăng trên trang web của chính quyền...